Vì sao có tục dựng cây nêu đón Tết?

Những năm trở lại đây, nét đẹp văn hóa cổ truyền của người Việt dựng cây nêu ngày Tết đang dần được phục hồi dù trước đó do nhiều yếu tố, tục dựng cây nêu ở nhiều địa phương không còn phổ biến trong một thời gian dài.

Vì sao có tục dựng cây nêu đón Tết? Dựng cây nêu đón Tết, nét đẹp văn hóa của người Việt

Tục dựng cây nêu đã và đang lan tỏa nhiều nơi. Cây nêu không chỉ xuất hiện ở những nơi tôn nghiêm như: Thành cổ, đình, chùa, miếu… mà còn xuất hiện ở thôn, bản, những nơi tập trung đông người, lễ hội… thậm chí còn hiện diện trong mỗi ngôi nhà.

Vì sao có tục dựng cây nêu đón Tết? Dùng cây tre già nhưng lóng tre còn tươi và lá vẫn còn nằm trên ngọn để dựng cây nêu Vì sao có tục dựng cây nêu đón Tết? Cây nêu ngày Tết đã gắn bó với đời sống văn hóa, tinh thần của người dân

Dựng cây nêu ngày Tết vẫn được thực hiện theo như nghi lễ lâu đời của ông cha ta là dùng cây tre già nhưng lóng tre còn tươi và lá vẫn còn nằm trên ngọn. Sở dĩ tục dựng cây nêu ngày Tết đã gắn bó với đời sống văn hóa, tinh thần của người dân tự rất lâu bởi một lẽ, theo quan niệm của người dân thì việc trồng cây nêu ngày tết là nhằm để “Quỷ không bén mảng đến chỗ người cư ngụ.

Vì sao có tục dựng cây nêu đón Tết? Nghi thức dựng cây nêu ngày Tết Vì sao có tục dựng cây nêu đón Tết? Vì sao có tục dựng cây nêu đón Tết? Trên cây nêu được gắn các dụng truyền thống như trầu cau, vôi, giấy vàng, giấy bạc, chuông gió… Vì sao có tục dựng cây nêu đón Tết? Ngọn nêu còn được treo cờ phướn, câu đối, đèn lồng

Dựng cây nêu nêu để làm dấu hiệu là đất có chủ, ma quỷ không được dòm ngó quấy nhiễu. Cây nêu được làm như vậy chỉ đúng đường cho tổ tiên trở về ăn tết trong gia đình của người đang sống. Bằng ánh sáng và bằng gai của các cành cây mà nó mang, bằng âm thanh mà các vật đất sét phát ra lúc gió thổi, cây nêu làm ma quỷ sợ hãi, chúng tưởng mình đang đứng trước nhà một vị thần hay một Đức Phật…. Ngoài ra, theo quan niệm của người dân, cây nêu còn được coi là cây vũ trụ nối liền giữa đất và trời, thể hiện triết lý âm dương giao hòa, cuối năm dựng cây nêu vươn lên cao là để đón không khí ấm áp của mùa xuân, cầu mong cho một năm mới mưa thuận gió hòa, cuộc sống viên mãn, hạnh phúc…

Vì sao có tục dựng cây nêu đón Tết? Dựng cây nêu đã trở thành một nghi lễ từ cổ xưa Vì sao có tục dựng cây nêu đón Tết? Cây nêu còn được coi là cây vũ trụ nối liền giữa đất và trời

Khi dựng cây nêu, trên đỉnh ngọn nêu, ngoài các vật dụng truyền thống như trầu cau, vôi, giấy vàng, giấy bạc, chuông gió… còn được treo thêm một lá cờ Tổ quốc, cờ phướn, câu đối, một chiếc lồng đèn… Đối với nhiều người dân, dựng cây nêu đã trở thành một nghi lễ từ cổ xưa và luôn đi cùng những giá trị văn hóa phồn vinh sau này. Hình ảnh những cây nêu vươn cao giữa bầu trời với đủ màu sắc càng làm cho không khí đón Tết thêm ấm áp, lòng người thêm xao xuyến, tình yêu quê hương được bồi đắp, lắng tụ thêm.

Vì sao có tục dựng cây nêu đón Tết? Dựng cây nêu ngày Tết cũng như tạo nên một không gian Tết ấm cúng

Có thể thấy, ngày nay dựng cây nêu ngày Tết, ngoài ý nghĩa về mặt tâm linh, nó còn là sự thỏa mãn về mặt thị hiếu thẩm mỹ của người Việt. Việc dựng cây nêu ngày Tết cũng như tạo nên một không gian Tết ấm cúng, ý nghĩa và có chút hoài niệm Tết xưa là việc làm cần được duy trì và phát huy, góp phần giáo dục tình yêu quê hương đất nước cho thế hệ trẻ.

Xổ số miền Bắc