XIN CHỮ ÔNG ĐỒ NGÀY TẾT – TIKME NEWS

Mỗi năm hoa đào nở

Lại thấy ông đồ già

Bày mực tàu giấy đỏ

Bên phố đông người qua…

(Ông đồ – Vũ Đình Liên)

Ông đồ – Vũ Đình Liên

Ông đồ là ai?

Là người dạy học chữ nho xưa.

Nhà nho xưa nếu đỗ đạt không đủ cao để làm quan thì thường làm nghề dạy học, gọi là ông đồ, thầy đồ.

Từ xưa đến nay, thầy đồ được người dân xem như một biểu tượng cho một nhân cách tốt, học cao hiểu rộng.

Thầy đồ dạy học

Mỗi dịp Tết đến xuân về, ông đồ thường được nhiều người thuê viết chữ, câu đối để trang trí trong nhà. Đây là nét đẹp văn hóa sự tôn vinh truyền thống quý báu của dân tộc ta.

Tục xin chữ đầu xuân – Nét đẹp truyền thống dân tộc ngày Tết

Nét văn hóa đặc trưng của người Việt, bắt nguồn từ sự hiếu học, sự trọng chữ, trọng tri thức. Nét đẹp truyền thống ấy đến nay vẫn được trân trọng, lưu truyền.

Ông đồ viết thư pháp

Người xin chữ và người được cho chữ đều hết sức trân trọng và nâng niu.

Vài nét chữ rồng bay phượng múi trên sắc giấy đỏ của giây, mùi thơm của mực cũng làm cho ngày Tết thêm màu sắc. Câu đối thường viết trên giấy đỏ. Màu đỏ biểu tượng cho sự may mắn, cuộc sống lâu dài và hạnh phúc.

Tục xin chữ đầu xuân

Với những dòng chữ đầu năm, văn nhân đem ý lồng vào nét mực, gửi mong mỏi trong một bài thơ, đặt hy vọng trong từng câu đối.

Xin câu đối thì xin chữ gì?

Chữ được xin tùy theo nguyện vọng của người xin chữ.

Ông đồ cho chữ

Người lớn thì thường thích các chữ “Phúc”; “Lộc”; “Thọ” ; “An Khang” “Cát Tường”, “Như Ý”… nhằm cầu mong sự bình yên cho gia đình con cháu
Người buồn bán thường hay xin chữ: “Phúc”, “ An”, “Phát”, “Thịnh”, “ Vượng”, “Hưng”, “Phát Tài”…

Xin cho gia đình thường là chữ “Phúc”, “Lộc”, “Thọ”, “Hiếu”, “Tâm”, “An” …

Ngoài cầu may người ta còn muốn xin cái đức độ, tài năng của thầy đồ, lấy chữ để răn mình.

Ngày nay, trong một số sự kiện, Lễ Tết, hình ảnh ông đồ hiện đại xuất hiện cũng “khăn xếp, áo dài” nhưng tuổi còn rất trẻ như thể hiện sự tiếp nối một văn hóa truyền thống tốt đẹp của ông cha ngày xưa.

Tikme Chúc mừng năm mới

Xổ số miền Bắc