Xu Hướng 1/2023 # Văn Khấn Ngày Mùng 2 Tết Mậu Tuất 2022 Chuẩn Nhất Và Những Chú Ý Không Thể Bỏ Qua # Top 9 View | Apim.edu.vn

Bạn đang xem bài viết Văn Khấn Ngày Mùng 2 Tết Mậu Tuất 2022 Chuẩn Nhất Và Những Chú Ý Không Thể Bỏ Qua được cập nhật mới nhất trên website Apim.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Lễ hóa vàng ngày tết

Lễ hóa vàng ngày tết ngoài ý nghĩa tiễn tổ tiên “hồi hướng” đến các chư vị trên (Đức Phật, thần linh, gia tiên) đã hết những ngày Tết thì còn bày tỏ sự biết ơn của gia chủ đến chư Phật, gia thần và gia tiên đã luôn yểm trợ, phù hộ cho gia đình gia chủ trong 1 năm đã qua và cầu xin những ước vọng cho năm sắp tới như lễ giao thừa.

Tục hoá vàng dựa trên tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên từ ngàn đời xưa của dân tộc ta, vật hoá vàng thường gắn với đời sống thường nhật, để thấy con người ở thế giới bên kia vẫn luôn hiện hữu bên cạnh và che chở cho con cháu của mình. Tục này nhằm cung cấp cho người đã khuất tiền, quần áo (giấy), gậy đi đường (cây mía) vì người xưa cho rằng đây là đòn gánh để các linh hồn dùng làm gậy chống, hay mang hàng hóa.

VĂN KHẤN CÚNG MÙNG 2 TẾT NGUYÊN ĐÁN

Nam mô A Di Đà Phật (Ba lần).

– Con kính lạy Chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Đức Đương lai hạ sinh Di Lặc Tôn Phật.

– Con kính lạy Phật Trời, Hoàng thiên, Hậu Thổ, chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy Tổ tiên, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ…..

Hôm nay là ngày mùng 1 ( mùng 2,3 ) tháng Giêng, nhằm ngày Tết Nguyên Đán đầu Xuân, giải trừ gió Đông lạnh lẽo, hung nghiệt tiêu tan, đón mừng Nguyên đán Xuân Thiên, mưa móc thấm nhuần, muôn vật tưng bừng đổi mới, nơi nơi lễ tiết, chốn chốn tường trình.

Tín chủ (chúng) con là: ………………………………………….. …………..

Ngụ tại: ………………………………………….. ……………………………………

Nhân tiết minh niên, sắm sửa hương hoa, cơm canh lễ vật bày ra trước Án, dâng cúng Thiên Địa Tôn Thần. Thiết nghĩ Tôn Thần hào khí sáng lòa, ân đức rộng lớn. Ngôi cao vạn trượng uy nghi, vị chính mười Phương biến hiện. Lòng thành vừa khởi, Tôn đức cảm thông. Cúi xin giáng lâm trước Án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật. Nguyện cho con cháu mọi người hoan hỷ vinh xương, con cháu cát tường khang kiện. Mong ơn Đương Cảnh Thành Hoàng, đội đức Tôn Thần bản xứ. Hộ trì chúng con, gia Lộc gia Ân, xả quái trừ tai. Đầu năm chí giữa, nửa năm chí cuối, sự nghiệp hanh thông, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.

Nay theo Tuế luật, Âm Dương vận hành, tới tuần Nguyên Đán. Mùng Một ( mùng hai, mùng ba) đầu Xuân, đón mừng năm mới. Con cháu tưởng niệm ân đức của Tổ tiên như Trời cao Biển rộng, khôn đem tấc cỏ báo ba xuân. Do đó chúng con cùng toàn thể con cháu trong nhà sửa biện hương hoa vật phẩm, nghi lễ cung trần, dâng lên trước Án. Kính mời Các cụ Tổ tiên, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại. Cúi xin giáng về Linh sàng thụ hưởng lễ vật.

Nguyện cho chúng con: Minh niên khang thái, trú dạ cát tường. Độ cho chúng con mọi duyên thuận lợi, công việc hanh thông. Người người được chữ bình an, tháng ngày được hưởng phần lợi lộc. Âm phù – Dương trợ, sở nguyện tòng tâm. Bốn mùa không hạn ách nào xâm, tám tiết có điềm lành tiếp ứng.

Tín chủ chúng con lại kính mời các vị vong linh tiền chủ, hậu chủ, y thảo phụ mộc ngụ tại đất này, nhà này cùng về hâm hưởng lễ vật.

Dãi tấm lòng thành, Cúi xin chứng giám.

Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Lễ cúng hóa vàng hay còn gọi là lễ tạ năm mới, đưa chân các cụ. Theo truyền thống thì lễ cúng này được làm vào ngày mùng 3 hoặc mùng 4 Tết.

Tuy nhiên, hiện nay, tùy thuộc vào điều kiện mỗi gia đình mà làm lễ cúng vào ngày phù hợp.

Từ ngày mùng 3 đến ngày mùng 10, gia chủ có thể làm lễ hóa vàng.

Trong lễ này, người dân làm mâm cơm cúng gia tiên rồi đem vàng mã đã cúng trong 3 ngày Tết ra hóa. Sau khi hóa vàng, người ta vẩy rượu cúng lên tro vì cho rằng như thế các cụ ở cõi thiêng mới nhận và tiêu được tiền vàng.

Cách chuẩn bị lễ cúng hóa vàng cũng giống như lễ cúng giá tiên gồm: Mâm ngũ quả, hương hoa, giấy tiền vàng mã, đèn nến, trầu cau, rượu, trà, bánh chưng (hoặc bánh tét).

Mâm cỗ mặn hoặc chay cũng đầy đủ các món đặc trưng của mâm cúng ngày Tết như món luộc, xào, canh, miến, rượu. Nếu cúng mặn thì mâm cơm không thể thiếu con gà trống.

Gợi ý mâm cỗ cúng ngày mùng 3:

Gà luộc

Gà luộc là món ăn thường không thiếu vắng trong mâm cỗ ngày Tết cổ truyền của người Việt Nam. Không biết tự bao giờ mà gà luộc đã trở thành món ăn không thể thiếu trong các dịp trọng đại. Có lẽ vì người ta tin rằng món gà luộc sẽ mang đến một khởi đầu thuận lợi, vạn phúc đong đầy. Vì thế, hãy khởi đầu năm mới của bạn bằng món gà luộc để cả năm đều được như ý.

Bánh chưng

Bánh chưng là món không thể thiếu trong mâm cúng hóa vàng. Đó là vật phẩm của trời đất, dâng tặng những tinh tú cho ông bà tổ tiên. Với người miền Nam, bánh chưng được thay bằng bánh tét tròn.

Giò

Giò là món ăn đặc biệt không thể thiếu trong mâm cỗ tết của người Việt mang lại phúc lộc may mắn. Món ăn này vừa đơn giản mà lại vô cùng ý nghĩa. Có ba loại giò đặc trưng và phổ biến là giò lụa, giò bò và giò xào. Mỗi loại giò đều có một hương vị riêng nhưng điều quan trọng để món giò thực sự hấp dẫn là mùi thơm của lá chuối và vị nước mắm ngon quyện trong miếng giò.

Giò lụa: làm từ thịt heo nạc loại ngon, thịt tươi, sờ còn ấm tay, đem giã liên tục đến khi thịt nhuyễn. Gia vị nêm vào phải chọn loại nước mắm ngon và thơm. Khi xắt ra, khoanh giò có màu trắng ngà, bề mặt có một vài lỗ rỗ mới là cây giò lụa ngon.

Giò bò: có cách chế biến cũng như giò lụa nhưng nguyên liệu là thịt bò. Cây giò bò ngon khi xắt ra có màu hơi hồng của thịt bò, thêm mỡ trắng. Đặc biệt vị cay và mùi thơm của hạt tiêu làm dậy mùi thơm đặc trưng của miếng giò bò.

Dưa hành

Người xưa có câu “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ / Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”. Ẩm thực người Việt luôn coi trọng sự hài hòa, cân bằng trong hương vị, vì thế đi kèm với sự đậm đà, ngầy ngậy của bánh chưng, thịt mỡ…không thể thiếu món dưa hành thanh mát, chua cay.

Canh măng khô

Mâm cỗ Tết của người miền Bắc không thể thiếu món canh miến nấu móng giò. Món ăn đơn giản mà chất chứa hơi thở thở dân tộc, hồn ẩm thực Việt lâu đời, là món ăn gợi sự ấm áp trong những ngày đầu xuân sum vầy.

Lòng gà xào dứa

Thái lòng gà thành những miếng nhỏ. Ướp cùng một chút hạt tiêu, hạt nêm, gia vị. Dứa gọt bỏ vỏ, cắt mắt, thái miếng mỏng. Gừng, hành và tỏi khô bóc bỏ vỏ, rửa sạch, băm nhỏ. Rau mùi, hành hoa nhặt rửa sạch, thái khúc ngắn.

Cỗ cúng mùng 1 Tết Nguyên đán. Ảnh: NHBC

Theo phong tục, người ta gọi bữa cơm cúng sáng mùng 1 Tết là cúng Nguyên đán, tức là cúng sáng sớm của một ngày đầu năm. Trong ngày đặc biệt này, người ta thường cúng tổ tiên và thần linh. Chiều mùng 1 Tết, các gia đình làm cơm cúng Tịch điện, tức là cúng cơm chiều. Trong cả 3 ngày Tết (mùng 1,2,3), việc làm lễ cúng cơ bản được thực hiện giống nhau.

Cần lưu ý khi cúng gia tiên, tiền bạc, vàng mã phải để nguyên và đốt nhang đèn suốt 3 ngày Tết cho đến lễ Hóa vàng.

Các bữa còn lại trong ba ngày Tết chỉ cần cúng bánh chưng, giò và các loại bánh mứt, kẹo. Trên bàn thờ ngọn đèn thờ (đăng hay nến) đỏ lửa liên tục trong 3 ngày Tết cùng với hương hoa thơm ngát sẽ tạo không khí Tết thêm đầm ấm, sum vầy…

Trong sáng mùng 1, ngoài việc sửa soạn lại ban thờ (thay trầu cau, nước…) thì vẫn phải chuẩn bị mâm cỗ để thắp hương. Cỗ mặn hoặc chay với đầy đủ các món ăn ngày Tết, được chế biến thơm ngon tinh khiết, bày biện đầy đặn, trang nghiêm. Lễ mặn thường là cúng bánh chưng, gà, giò, canh… Người Việt kiêng sát sinh vào sáng mùng 1 Tết nên gà cúng của buổi sáng này thường được làm thì từ tối hôm trước.

Sau khi mâm cúng được sửa soạn tươm tất, chủ nhà bưng lên bàn thờ, rồi tiếp theo lần lượt những người trong nhà ra trước bàn thờ vái mấy vái để tỏ lòng thành kính đối với tổ tiên. Hương tàn, chủ nhà lễ tạ, hạ cỗ xuống cho con cháu hưởng lộc.

Văn khấn thần linh trong nhà (ngày mùng 1 Tết)

Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật !

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con kính lạy Đức Đương lai hạ sinh Di Lặc Tôn Phật.

Con kính lạy Phật Trời, Hoàng thiên Hậu Thổ.

Con kính lạy Chư vị Tôn thần.

Tín chủ chúng con là…………………..

Ngụ tại…………………

Hôm nay là ngày mồng 1 tháng Giêng năm Mậu Tuất, nhằm ngày Tết Nguyên Đán đầu xuân, giải trừ gió đông lạnh lẽo, hung nghiệt tiêu tan, đón mừng Nguyên Đán xuân thiên, mưa móc thấm nhuần, muôn vật tưng bừng đổi mới.

Nhân ngày năm mới, tín chủ chúng con sắm sửa hương hoa, cơm canh lễ vật bày ra trước án, dâng cúng Thiên Địa Tôn thần. Cúi xin đức Tôn thần, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật. Nguyện cho gia chủ chúng con mọi người sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng. Mong ơn Đương cảnh Thành hoàng, đội đức Tôn thần bản xứ phù hộ độ trì cho gia chủ năm mới tấn tài tấn lộc, gặp nhiều may mắn, tai qua nạn khỏi. Đầu năm chí giữa, nửa năm chí cuối, sự nghiệp hanh thông, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin chứng giám, phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật !

Văn khấn tổ tiên (ngày mùng 1 Tết)

Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật !

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con kính lạy Đức Đương lai hạ sinh Di Lặc Tôn Phật.

Con kính lạy Các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, Bá Thúc, Huynh Đệ, đường thượng Tiên linh và các hương hồn nội tộc, ngoại tộc họ.

Tín chủ (chúng) con là:………………………………………………….

Ngụ tại:…………………………………………………………………..

Nay theo tuế luật, âm dương vận hành, tới tuần Nguyên đán, đầu xuân năm mới, con cháu tưởng nhớ ân đức Tổ Tiên như trời cao biển rộng. Hôm nay ngày mồng một tháng Giêng năm Mậu Tuất, tín chủ con cùng toàn thể con cháu trong nhà sửa sang lễ vật, hương hoa nước quả, thắp nén hương thơm, thành kính dâng lên trước án.

Tín chủ con có lời kính mời các cụ Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Bá Thúc, Đệ huynh, Cô dì, Tỷ muội, nam nữ tử tôn nội ngoại, cúi xin các vụ thương xót con cháu, phù hộ độ trì con cháu năm mới an khang, mọi bề thuận lợi, sự nghiệp hanh thông. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết được hưởng điềm lành.

Tín chủ con lại mời vong linh các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ trong đất này cùng về hâm hưởng, xin ban cho sức khoẻ dồi dào, vạn sự tốt lành.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin chứng giám, phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật !

Văn khấn tạ năm mới

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương

– Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy Ngài Đương niên, ngài Bản cảnh Thành hoàng, các ngài Thổ địa,Táo quân, Long Mạch, Tôn thần.

– Con kính lạy các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, nội ngoại Tiên linh.

Tín chủ (chúng) con là:

……………………………………….

Ngụ tại:

………………………………………………

Hôm nay là ngày mồng 3 tháng giêng năm ………….

Tín chủ con thành tâm sắp sửa hương hoa nước quả kim ngân vàng bạc, phẩm vật trà tửu dâng lên trước án, kính cẩn thưa trình:

Tiệc xuân đã mãn, Nguyên Đán đã qua, nay xin thiêu hoá kim ngân, lễ tạ Tôn thần, rước tiễn Tiên linh trở về âm giới.

Kính xin phù hộ độ trì cho con cháu được chữ bình an, gia đạo hưng long thịnh vượng

Chúng con lễ bạc tâm thành, nhất tâm kính lễ, cúi xin phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Lễ vật và văn khấn cúng “hóa vàng” mùng 3 Tết

Sau khi mời tổ tiên về dự 3 ngày Tết với con cháu vào ngày 30 Tết (nếu tháng thiếu thì vào ngày 29 Tết), tục gọi là “Rước ông bà”, đến ngày mùng 3 Tết là ngày cuối cùng. Theo phong tục xưa, sau khi tiệc xuân đã mãn, con cháu lại cáo lễ để tiễn đưa tổ tiên trở về âm cảnh, tục gọi là “Đưa ông bà” và hóa vàng cho tổ tiên.

Lễ vật cúng “hóa vàng” mùng 3 Tết cũng giống như lễ cúng gia tiên bao gồm: Mâm ngũ quả, hương hoa, giấy tiền vàng mã, đèn nến, trầu cau, rượu, trà, bánh chưng (hoặc bánh tét).

Khi hóa vàng xong, người ta thường vẩy vào mấy giọt rượu cúng trên bàn vì tục cho rằng có làm như thế mới thiêng, ở cõi âm các cụ mới nhận được và vàng mã đó mới tiêu được ở âm phủ. Bên cạnh đó, hai cây mía cũng được đem hơ trên đống tàn vàng. Hai cây gậy các cụ theo tín ngưỡng được coi là đòn gánh gánh vàng về cõi âm và là vũ khí chống lại bọn quỉ sứ muốn cướp vàng đi. Trong bữa cơm hóa vàng, con cháu tề tựu đầy đủ, thân mật và sau đó chia tay, chấm dứt mấy ngày Tết.

Cập nhật thông tin chi tiết về Văn Khấn Ngày Mùng 2 Tết Mậu Tuất 2022 Chuẩn Nhất Và Những Chú Ý Không Thể Bỏ Qua trên website Apim.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!

Xổ số miền Bắc