Ý nghĩa và cách bày mâm cỗ trung thu đẹp nhất

Ngày rằm tháng 8 sẽ không thể trọn vẹn nếu thiếu đi mâm cỗ trung thu. Khám phá ngay cách bày cỗ trung thu đẹp mắt trong bài viết PATO chia sẻ dưới đây.

NỘI DUNG CHÍNH
[Ẩn]

    Ý nghĩa mâm cỗ trung thu

    Có tích truyền rằng mâm cỗ trung thu là để cầu mong mưa thuận gió hòa cho một năm sung túc, đủ đầy. Tục phá cỗ đêm trăng là nhận món quà tổ tiên dành cho con cháu, với ước mong gia đình được đoàn viên, no ấm và hạnh phúc.

    Người Việt quan niệm, mâm cỗ phải đầy đủ 5 loại quả ở trạng thái xanh, chín khác nhau, được sắp xếp theo quy luật âm dương trong vũ trụ và tương thích với thuyết ngũ hành – theo quan niệm phương Đông.

    Truyền thống người Việt ta sẽ bày mâm cỗ trung thu bằng bánh kẹo, hoa quả cùng các loại đồ chơi truyền thống. Mâm cỗ được bày biện vun cao dần lên thể hiện mong muốn được đầy đủ, viên mãn của người dân.

    Mâm cỗ ngày rằm tháng 8

    Xem thêm: Tết Trung thu là gì và những điều cần biết về Tết Trung thu

    Mâm cỗ rằm tháng 8 có những gì?

    Tùy thuộc vào điều kiện và sở thích của từng gia đình mà có thể bày biện theo nhiều cách, nhưng sẽ không thể thiếu các món dưới đây.

    Mâm ngũ quả tết trung thu

    Mâm ngũ quả đã có từ rất lâu đời, dựa theo thuyết duy vật cổ đại: tất cả mọi vật chất đều được tạo nên bởi năm yếu tố: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Một mâm có năm loại quả tượng trưng cho sự đủ đầy, yên ấm.

    Ngoài ra, “quả” được cho là biểu tượng của sự sung túc, là biểu tượng của sự phồn thực, tượng trưng cho ý nguyện sinh sôi nảy nở và duy trì nòi giống. Vì thế mâm ngũ quả ra đời đã thể hiện ý nguyện cầu hòa, an, đủ của người dân Việt Nam ta.

    Mâm ngũ quả không thể thiếu trong mâm cỗ trông trăng

    Bánh trung thu

    Ngày rằm tháng 8, không thể thiếu những chiếc bánh nướng, bánh dẻo dâng lên tổ tiên cũng như thưởng thức cùng các thành viên trong gia đình. 

    Đây cũng được xem là ngày nông dân mở tiệc ăn mừng cho một mùa vụ bội thu, cảm ơn trời đất. Vì thế bánh trung thu được làm với hình vuông hoặc tròn để thay lời cảm ơn thiên nhiên.

    Chiếc bánh dẻo hình tròn thể hiện hình ảnh vầng trăng tròn đầy, mang ý nghĩa một cuộc sống viên mãn và đại diện cho sự đủ đầy, sung túc của gia đình trong ngày Tết Đoàn viên.

    Bánh nướng hình vuông tượng trưng cho sự tự do và hạnh phúc của con người.

    Bánh trung thu có ý nghĩa quan trọng

    Các loại đèn truyền thống

    Nhân dịp Tết trung thu, trẻ con được vui chơi thỏa thích và được người lớn tặng bánh trung thu cùng những chiếc đèn trung thu truyền thống như đèn ông sao, đèn thỏ ngọc, đèn cá chép… 

    Đèn lồng trung thu truyền thống với nhiều kiểu dáng con vật khác nhau với những ý nghĩa tượng trưng dân gian được gửi gắm: 

    • Đèn con cóc

      biểu hiện hàm ý cầu mưa thuận gió hòa

    • Đèn cá chép

      bắt nguồn từ tích cá chép vượt vũ môn, cá chép hóa rồng với ý nguyện cầu cho nhân hòa, vật thịnh, con cháu giỏi giang

    • Đèn ông sao

      tượng trưng cho sự hài hòa trong cuộc sống

    Hình ảnh quen thuộc trong ngày rằm tháng 8

    Cách bày mâm cỗ trung thu

    Ý nghĩa mâm ngũ quả trung thu mang tính văn hóa dân tộc sâu sắc. Vì thế đây là phong tục không thể thiếu trong các ngày Tết nói chung và Tết trung thu nói riêng. Tùy vào phong tục của từng vùng miền mà lại có cách bày mâm ngũ quả trung thu khác nhau.

    Bày trí mâm cỗ ở miền Bắc

    Người miền Bắc rất coi trọng truyền thống nên trong mâm phải có đủ 5 loại quả (đại diện cho ngũ hành), phải có quả xanh (mang tính âm) và quả chín (mang tính dương).

    Theo truyền thống khi làm mâm ngũ quả trung thu phải có các loại quả sau

    • Nải chuối tiêu:

      cầu mong cuộc sống no đủ

    • Hồng đỏ:

      ước cầu hy vọng, cơ hội mới

    • Na xanh:

      ước nguyện sinh sôi, nảy nở

    • Bưởi:

      cầu điều tốt lành

    • Lựu đỏ:

      cầu mong may mắn

    Ngày nay không còn quá quan trọng vấn đề này nữa nhưng mọi người vẫn chọn các loại quả có đủ màu xanh, đỏ và vàng.

    Cách trình bày của người miền Bắc sẽ để nải chuối ở dưới cùng để nâng đỡ những loại quả khác, chính giữa là quả bưởi. Xung quanh cài các loại quả khác và kèm thêm bánh trung thu.

    Ảnh mâm ngũ quả trung thu theo miền Bắc

    Cách bày mâm cỗ trung thu theo miền Trung

    Miền Trung không được thiên nhiên ưu đãi, ít hoa quả nên mâm ngũ quả tại đây mỗi nhà sẽ khác nhau, tùy thuộc vào điều kiện của từng gia đình, miễn là gia chủ thành tâm.

    Một số loại trái cây người miền Trung thường xuyên sử dụng để dâng cúng rằm tháng 8 là: bưởi, chuối, mãng cầu, sung, dứa, dưa hấu, xoài, táo, nho…

    Ở miền Trung mâm cỗ được bày biện tùy từng gia đình

    Xem thêm: Calo trong bánh trung thu và cách ăn bánh trung thu ít béo 

    Cách bày mâm cỗ ở miền Nam

    Với mong muốn “cầu sung vừa đủ xài”, người miền Nam thường chọn những loại quả: mãng cầu, sung, dừa, đu đủ và xoài.

    Ngoài ra nhiều gia đình còn bày 3 quả dứa làm chân đế cho mâm ngũ quả nhằm thể hiện sự vững chắc và ước nguyện con cháu đầy nhà.

    Cách bày mâm ngũ quả trung thu đẹp theo miền Nam

    Xem thêm: Cúng rằm tháng 8 và các lưu ý quan trọng hàng đầu

    Lưu ý khi chuẩn bị mâm cúng trung thu

    • Chọn hoa quả còn tươi, không bị dập úng.

    • Chọn nải chuối tươi, vỏ căng mướt, không bị đốm đen, dáng hơi cong và có quả lẻ (số quả trong 1 nải là số lẻ).

    • Rửa sạch hoa quả thắp hương xong nên lau khô nước để tránh bị đọng nước làm thối hoa quả.

    Một số hình ảnh mâm phá cỗ trung thu đơn giản, bắt mắt

    Mâm cỗ được bày biện cầu kỳ cho các buổi trung thu lớn

    Tham khảo các trang trí mâm cỗ đơn giản nếu bạn không có thời gian

    Xem thêm: Phá cỗ trung thu là gì? Ý nghĩa và cách thức phá cỗ trọn vẹn

    Trên đây là toàn bộ thông tin về mâm cỗ trung thu và cách bày mâm ngũ quả tết trung thu đẹp mà PATO muốn giới thiệu tới bạn. Mong bạn có một mùa trung thu hạnh phúc, bình an bên gia đình. Tham khảo thêm các bài viết chia sẻ văn hóa Việt Nam và công thức nấu ăn hữu ích khác tại blog PATO.

    Xổ số miền Bắc