Ý nghĩa và sự tích về phong bao lì xì ngày Tết cổ truyển

Lì xì là một tập tục lâu đời không thể thiếu trong ngày tết cổ truyền của người Việt Nam, nhưng có ai thắc mắc lì xì nó bắt nguồn từ đâu và có ý nghĩa gì, hãy cùng Enjoy tìm hiểu nhé!

Nguồn gốc và ý nghĩa phong tục lì xì ngày Tết 

Phong tục lì xì (mừng tuổi) ngày Tết đã du nhập vào nước ta nhưng từ bao đời nay và người Việt vẫn giữ gìn phong tục này như một nét đẹp truyền thống, trở thành một phần đậm đà của phong vị Tết Việt.

Nguồn gốc và ý nghĩa phong tục lì xì ngày Tết Phong tục lì xì (mừng tuổi) ngày Tết đã du nhập vào nước ta nTết chỉ thực sự về khi có sự hiện diện của bánh tét, bánh chưng xanh, dưa hấu đỏ, và cả những xấp bao lì xì xinh xắn, bắt mắt nữa! Không biết từ bao giờ lì xì (mừng tuổi) đầu năm đã trở thành một trong những phong tục ngày Tết dịp Tết cổ truyền ở Việt Nam. Không có tài liệu nào nói chính xác thời điểm nào phong tục lì xì đầu năm du nhập vào nước ta nhưng từ bao đời nay và người Việt vẫn giữ gìn phong tục này như một nét đẹp truyền thống, trở thành một phần đậm đà của phong vị Tết Việt.hưng từ bao đời nay và người Việt vẫn giữ gìn phong tục này như một nét đẹp truyền thống, trở thành một phần đậm đà của phong vị Tết Việt.

Xem thêm: Cách làm mứt xoài cực ngon dẻo đãi bạn bè và gia đình trong ngày Tết

Sự tích phong bao lì xì

Có rất nhiều câu chuyện kể về sự tích của bao lì xì ; sau đây là một trong số đó :

Từ thời xa xưa có một loại yêu quái rất độc ác, thường xuất hiện vào đêm Giao thừa để xoa đầu trẻ con đang ngủ khiến lũ trẻ giật mình, khóc thét lên và sẽ bị bệnh sốt cao hoặc ngớ ngẩn. Vì thế bố mẹ phải thức cả đêm để canh giấc không cho yêu quái làm hại con mình.

Cả hai vợ chồng kia rất hiền lành, tốt bụng nhưng ngoài 50 tuổi mới sinh được một cậu con trai. Vào một đêm Giao thừa, có tám vị tiên đi qua biết cậu bé con của hai vợ chồng nọ sắp gặp nạn liền hóa thành tám đồng tiền vàng bên cạnh cậu nhé. Trước lúc đi ngủ, hai vợ chồng thấy mấy đồng tiền bên cạnh con mình, bén lấy giấy đỏ gói lại và đặt dưới gối của con. Nửa đêm yêu quái xuất hiện. Nó vừa giơ tay định xoa đầu cậu bé thì từ tám đồng tiền lóe lên những tia sáng vàng rực khiến yêu quái hoảng sợ bỏ chạy.

Hai vợ chồng vui mừng đem chuyện kể lại cho mọi người nghe. Từ đó nhà nào cũng làm theo.

Xem thêm: Bàn thờ gia tiên ngày Tết cần có những gì

Thấy việc lấy tiền bọc trong bao đỏ xua đuổi được yêu quái, giúp cho trẻ em mạnh khỏe an lành nên cứ Tết đến người ta lại bỏ tiền vào những phong bì đỏ cho trẻ em, còn gọi là tiền lì xì.

Theo tác giả Hạo – Nhiên Nghiêm Toản, lì xì là phiên âm của từ “lợi thị” trong tiếng Trung, có nghĩa là được lợi, được tiền, được may mắn. Do đó, tiền lì xì là tiền đem lại cái may mắn, điều lành, điều tốt cho trẻ em dịp đầu năm.

Nhiều người cho rằng, tiền lì xì có xuất xứ từ Trung Quốc, vốn là một vòng đỏ xâu 100 cắc tiền đồng, biểu hiện cho lời chúc sống lâu trăm tuổi và có một tên gọi khác là tiền mừng tuổi.

Vào những dịp Tết, người lớn thường bỏ vào phong bao đỏ những tờ tiền mới màu đỏ hồng như 500đ, 10.000đ (tờ 500đ và 10.000đ bằng giấy ngày trước có màu đỏ)… với ý nghĩa cầu mong khỏe mạnh, may mắn và an lành cho con cháu.

Xem thêm: 2 Cách Làm Mứt Cóc Non Ngon Không Tưởng Tại Nhà

Phong tục lì xì

Thông thường, vào sáng mồng Một Tết, con cháu trong nhà sẽ tề tựu đông đủ để chúc phúc, mừng tuổi ông bà, cha mẹ, sau đó được mừng tuổi lại với những phong bao lì xì và tặng những món quà tết ý nghĩa. Con cháu nhận bao lì xì như nhận tình yêu thương của ông bà, cha mẹ dành cho mình với lời chúc may mắn và hạnh phúc trong cả năm.

Tương tự như vậy, khi khách đến thăm nhà vào những ngày Tết cũng không quên lì xì cho con cháu của gia chủ kèm theo lời chúc phúc đầu năm, đồng thời đón nhận lại những lời chúc sức khỏe, may mắn, phát đạt.

{{https://enjoy.vn/collections/qua-tet}}

Một số thông tin hữu ích: 

Xổ số miền Bắc