✅ 11+ Bảng đánh giá nhân viên chuẩn, mới nhất cho doanh nghiệp – Tanca
Ngày cập nhật 13/10/2022
Bảng đánh giá nhân viên được sử dụng phổ biến hiện nay trong sales, kinh doanh gồm những tiêu chuẩn nào? Trong bài viết này, Tanca sẽ tổng hợp và giới thiệu đến bạn những mẫu phiếu đánh giá năng lực, kpi của nhân viên chính thức cũng như thử việc. Cùng tìm hiểu về biểu mẫu đánh giá ngay nhé.
Bảng đánh giá nhân viên hàng tháng
Bảng đánh giá nhân sự hàng tháng là một công cụ dùng để đánh giá sự tiến bộ của các cá nhân trong công ty.
Sử dụng mẫu đánh giá này sẽ giúp người quản lý thu thập thông tin về khả năng, mục tiêu và thành tích của nhân công mỗi tháng. Đánh giá nhân sự hàng tháng cũng được sử dụng để xem xét và ghi lại kết quả hoạt động của nhân viên.
Xem thêm: Mẫu thông báo tăng lương chuẩn
Bảng đánh giá nhân viên bán hàng
Bảng xếp loại, đánh giá nhân viên bán hàng dựa trên một số tiêu chí nhất định, giúp nhà quản lý nhìn nhận được hiệu quả làm việc của công nhân, từ đó đưa ra mức lương và khen thưởng hợp lý.
Xem thêm: Mẫu quy chế thưởng phạt trong công ty
Bảng đánh giá năng lực nhân viên theo quý
Thông qua các bảng đánh giá công việc này, các nhà quản lý theo dõi tiến độ thực hiện hàng quý. Ngoài ra, những thông tin trong bảng đánh giá hàng quý này sẽ là cơ sở để nhà quản lý hoàn thiện bảng thành tích hàng năm của người lao động.
Xem thêm: Hướng dẫn làm mẫu đề xuất nhân sự
Bảng đánh giá nhân viên cuối năm
Mẫu bảng đánh giá nhân viên cuối năm dùng để đánh giá kết quả công việc của từng nhân viên vào cuối năm.
Phiếu nhận xét đánh giá nhân viên cuối năm này sẽ là cơ sở để đánh giá xuất sắc nhân viên của công ty. Ngoài ra, bảng điểm này cũng tổng hợp và ghi nhận những đóng góp của người lao động để đưa ra mức khen thưởng hợp lý.
Xem thêm: Mẫu nội quy công ty mới nhất
Bảng đánh giá nhân viên thử việc
Bảng đánh giá nhân viên sau thời gian thử việc nên được thực hiện sau 2-3 tháng thử nghiệm. Bảng đánh giá này cần có những nội dung cơ bản như hệ thống mục tiêu, nhiệm vụ, nhu cầu đào tạo của cá nhân…
Việc đánh giá hiệu quả công việc của người mới với độ chính xác cao sẽ giúp nhà quản trị dễ dàng đưa ra quyết định, phương án, kế hoạch phát triển phù hợp với từng ứng viên.
Biểu mẫu đánh giá nhân viên theo KPI
Đây là mô hình đánh giá nhân sự dựa trên KPI phổ biến mà mọi doanh nghiệp nên thực hiện. Với hình thức đánh giá này, người quản lý sẽ dựa trên kỹ năng, phẩm chất cá nhân và hệ thống mục tiêu.
Ví dụ: KPI của nhân viên SEO trong quý I / 2022 là lượng truy cập tăng 15% so với năm 2021 và lượt truy cập trung bình mỗi ngày là 2000 traffic.
Mẫu bảng đánh giá nhân viên – công nhân trong công ty theo đội nhóm
Người quản lý cần đánh giá từng thành viên trong nhóm dự án và sau đó xếp hạng từng cá nhân theo khả năng của từng người. Phiếu đánh giá nhóm sẽ giúp người quản lý nắm được ưu nhược điểm về chuyên môn và năng lực của mỗi cá nhân.
Bảng đánh giá nhân viên bằng tiếng Anh sau thời gian thử việc
Bảng đánh giá sau thời gian thử việc là biểu mẫu do công ty lập ra để đánh giá, chấm điểm nhân viên thử việc một cách khách quan và chính xác, giúp công ty lựa chọn được nhân tài, nhất là đối với những công ty đa quốc gia thì điều này là không thể thiếu. Sau đây là nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo và tải xuống tại đây.
Bảng đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên
Nội dung trong các mẫu phiếu đánh giá kỹ năng nhân viên sẽ bao gồm các thông tin về kỹ năng, phẩm chất cá nhân, mục tiêu, kết quả thực hiện công việc và trình độ chuyên môn.
Thông qua việc đánh giá này, nhà quản lý sẽ có được đánh giá chung về năng lực và kế hoạch làm việc của nhân viên và đưa ra những chỉ đạo phù hợp để nhân viên có thể phát huy tốt hơn khả năng của mình.
Biểu mẫu Nhân viên tự đánh giá kết quả công việc
Với mẫu đánh giá nhân viên này, mỗi nhân viên sẽ tổng hợp lại những thành tích, kết quả công việc mà mình đạt được trong suốt quá trình làm việc. Thông qua kết quả tự đánh giá, mỗi nhân viên sẽ có cái nhìn chân thực nhất về hiệu quả công việc và có động lực để làm tốt hơn.
Bảng đánh giá thực hiện công việc của nhân viên theo từng vị trí
Tùy theo từng ngành nghề và vị trí khác nhau mà bảng đánh giá kỹ năng của nhân viên sẽ có sự điều chỉnh phù hợp riêng. Đây là bảng đánh giá, phân loại nhân viên theo từng công việc mà bạn có thể tham khảo.
Đánh giá nhân viên theo KPI với phần mềm Tanca
Ngoài việc sử dụng những biểu mẫu đánh giá KPI của nhân viên theo cách truyền thống hay file excel thì quý doanh nghiệp còn có thể lựa chọn công cụ quản lý KPI của Tanca.
Công cụ này giúp nhà quản lý tiết kiệm được thời gian, hỗ trợ đánh giá năng lực của từng nhân viên một cách toàn diện, chính xác và minh bạch.
Từ dữ liệu trên phần mềm, nhà quản lý sẽ dễ dàng dựa trên đó để đánh giá, ứng dụng tính lương tự động và thưởng cho nhân viên nhanh chóng. Nhờ hệ thống báo báo đa chiều, trực quan được thể hiện dưới dạng Dashboard, tính năng báo cáo cùng bộ lọc thông minh giúp người quản lý, quản lý tốt hơn.
Những tính năng chính của phần mềm đánh giá nhân viên Tanca:
-
Báo cáo tình trạng công việc: Giúp người dùng theo dõi trạng thái và tiến độ công việc từng cá nhân / bộ phận.
-
Báo cáo KPI: Tự động tổng hợp dữ liệu vào một bảng điều khiển KPI chung để đưa vào một bảng điều khiển chung.
-
Báo cáo năng suất của nhân viên: Theo dõi tổng thời gian làm việc và năng suất của từng nhân viên. Nhờ đó giúp nhà quản lý có cái nhìn khách quan hơn về năng lực của từng nhân viên để có chế độ thưởng phạt công bằng.
Và còn rất nhiều tính năng hỗ trợ doanh nghiệp khác như: lịch làm việc, yêu cầu & phê duyệt, báo cáo tự động, công việc và quy trình, ứng lương linh hoạt,…
Để hiểu rõ hơn cũng như để được tư vấn chi tiết về phần mềm Tanca, vui lòng liên hệ cho chúng tôi thông qua:
-
(Zalo) 0906-767-657
-
(Hotline) 0899-1999-54
Mọi thắc mắc của bạn sẽ được giải đáp nhanh chóng và hoàn toàn miễn phí nhé.
Vai trò của mẫu nhận xét đánh giá nhân viên
Đánh giá hiệu quả công việc của người lao động là một nhiệm vụ quan trọng đối với bất kỳ tổ chức, doanh nghiệp nào.
Việc đánh giá giúp công ty giám sát và kiểm chứng hiệu quả công việc, làm cơ sở để khen thưởng, xử phạt đối với từng nhân viên. Tầm quan trọng của đánh giá nguồn nhân lực đối với các công ty là:
-
Đánh giá nhân viên thường xuyên giúp người sử dụng lao động hiểu được nhân viên của họ đang tụt lại ở đâu.
-
Cải thiện năng suất và sự hài lòng của nhân viên.
-
Đánh giá nhân viên giúp họ tìm ra điểm mạnh và điểm yếu của họ và không ngừng khắc phục chúng.
-
Những nhân viên hài lòng có mối quan hệ tốt hơn trong tổ chức và đồng nghiệp, góp phần tạo ra một môi trường làm việc tốt.
-
Tỷ lệ duy trì nhân viên tăng lên khi lòng trung thành của nhân viên được cải thiện.
Các tiêu chí tạo mẫu đánh giá nhân viên
Dựa trên thái độ làm việc
Trung thực trong công việc
Sự cởi mở và trung thực trong công việc tạo ra một môi trường mà mọi người cảm thấy tin cậy, đặc biệt là bởi ban lãnh đạo của công ty.
Khi bạn thể hiện sự trung thực, bạn sẽ nhận được sự tin tưởng của lãnh đạo, quản lý cấp trên và điều đó sẽ giúp bạn có nhiều mối quan hệ hơn và làm việc thêm phần hiệu quả.
Quản lý thời gian
Quản lý thời gian hợp lý cũng là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá sự chuyên nghiệp của một nhân viên. Với một người biết cách tổ chức và phân chia thời gian làm việc hợp lý chắc chắn sẽ giúp nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc một cách nhanh chóng.
Ý chí cầu tiến
Sự tò mò và khả năng học hỏi trong công việc là chìa khóa quan trọng, để các nhà quản lý biết được liệu một nhân viên có thể mang lại giá trị cho doanh nghiệp hay không.
Một nhân viên thiếu cầu tiến sẽ rất khó gắn bó lâu dài với tổ chức và không mang lại nhiều giá trị giúp phát triển doanh nghiệp.
Lạc quan trong công việc
Công việc nào cũng tiềm ẩn nhiều khó khăn và thách thức. Vì vậy, thái độ làm việc tích cực, lạc quan sẽ giúp vượt qua mọi rào cản, thử thách và có động lực làm việc hơn.
Khi bạn có một tinh thần lạc quan và yêu thích công việc, bạn sẽ gắn bó hơn với công việc của doanh nghiệp hơn.
Cẩn thận trong công việc
Sự cẩn thận và chu đáo trong công việc sẽ là yếu tố quan trọng để mang lại hiệu quả cao trong công việc. Khi bạn chu đáo trong công việc, bạn sẽ nhận được sự tín nhiệm của đồng nghiệp, cấp trên và bạn sẽ được giao những nhiệm vụ quan trọng hơn.
Dựa theo năng lực
Mức độ làm việc: Được đánh giá dựa trên công việc và thời gian làm việc của nhân viên. Ví dụ: Thời gian làm việc của một công nhân dệt là 10 giờ / ngày và anh ta hoàn thành được 20 sản phẩm.
Từ đó, người quản lý có thể đánh giá KPI của nhân viên và thời gian họ sử dụng để đạt được hiệu quả công việc.
Cơ hội thăng tiến trong công việc: Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng tạo nên sự thành công của một doanh nghiệp. Doanh nghiệp phát đạt hay không phụ thuộc vào việc doanh nghiệp có đào tạo được những nhân viên rất giỏi với đầy đủ các kỹ năng hay không. Nếu một doanh nghiệp có thể làm được điều này, nó sẽ phát triển nhanh chóng.
Mức độ hoàn thành công việc: Với mỗi cấp độ, công việc sẽ có một tiêu chuẩn hoàn thành công việc khác nhau. Dựa vào mức độ hoàn thành công việc, người quản lý có thể đưa ra đánh giá chính xác nhất về năng lực và kỹ năng của nhân viên một cách minh bạch và chính xác.
Đánh giá năng lực làm việc là công việc đòi hỏi phải thực hiện liên tục và có sự so sánh theo thời gian. Để quản lý các tiêu chí đánh giá nguồn nhân lực một cách chính xác và hiệu quả, các công ty ngày nay đẩy mạnh ứng dụng phần mềm nguồn nhân lực trong việc số hóa các quy trình quản lý nguồn nhân lực của mình.
Mẹo giúp xây dựng mẫu đánh giá nhân viên bằng excel hiệu quả
Dưới đây là một số mẹo giúp bạn xây dựng phản hồi và đánh giá nhân viên hiệu quả hơn:
Thu thập các nguồn thông tin phản hồi: Việc thu thập thông tin phản hồi từ người quản lý hoặc nhân viên hoặc khách hàng sẽ giúp nhà quản lý tổng hợp được các tiêu chí đánh giá nhân sự phù hợp nhất.
Thiết lập từng tiêu chí rõ ràng: Tùy theo từng cá nhân hay từng cấp độ mà tiêu chí đánh giá sẽ khác nhau. Thiết lập các tiêu chí rõ ràng sẽ giúp đánh giá của bạn đi đúng hướng.
Tránh “hiệu ứng gần nhất”: Đánh giá nhân viên theo “hiệu ứng gần nhất” dẫn đến kết quả sai lệch. Vì vậy, bạn nên có cái nhìn tổng quan về nhân viên từ những thành tích mà họ đã đạt được trong thời gian dài vừa qua và không nên chú ý quá nhiều đến những sai sót.
Định hướng hành động của doanh nghiệp sau đánh giá
Tóm lại, mục đích của việc đánh giá nhân viên là mong muốn nhân viên khắc phục những điểm yếu và tiến bộ. Với tư cách là người quản lý, bạn có thể đặt mục tiêu để nhân viên của bạn có thể phát triển và cải thiện trong lần đánh giá tiếp theo.
Bạn có thể sử dụng hoặc đề xuất HR áp dụng khuôn khổ quản trị mục tiêu OKR. Thông qua một mục tiêu đầy cảm hứng, được điều chỉnh bởi các kết quả chính rõ ràng, người dùng sẽ được hướng dẫn một con đường cụ thể để hướng tới mục tiêu.
Không chỉ vậy, thông qua việc kiểm tra OKR hàng tuần, bạn và nhân viên của mình có thể xác định được những khó khăn, vướng mắc đang nảy sinh, từ đó cùng nhau đề ra giải pháp khắc phục.
Tuy nhiên, phương pháp OKRs chỉ thực sự hiệu quả khi nó được hỗ trợ bởi công cụ phù hợp. Bộ công cụ giải pháp nhân sự Tanca với nhiều tính năng cho phép người dùng sử dụng quản lý OKR – BSC – KPI, thao tác đơn giản, giao diện vô cùng phù hợp với người dùng.
Bộ công cụ này có khả năng tùy chỉnh, phù hợp với mọi quy mô và loại hình kinh doanh của doanh nghiệp. Tanca hứa hẹn bộ giải pháp OKRs này bám sát hoàn toàn với lý thuyết, mang đến cho doanh nghiệp rất nhiều lợi ích phù hợp với tình hình kinh doanh và định hướng phát triển của doanh nghiệp.
Hy vọng những thông tin mà Tanca cung cấp trên đây sẽ giúp bạn xây dựng được nội dung bảng đánh giá nhân viên hoàn chỉnh, phù hợp với việc kinh doanh và năng lực của nhân viên. Nếu bạn cần hỗ trợ tư vấn về ứng dụng đánh giá nhân viên thì đừng quên liên hệ cho chúng tôi để được hỗ trợ miễn phí nhé.