Bắc Trung Bộ là phần phía bắc của Trung Bộ Việt Nam từ Thanh Hóa tới phía bắc Đèo Hải Vân. Vùng Bắc Trung Bộ là một trong 7 vùng kinh tế được Chính phủ giao lập quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội. Tại sao nói du lịch là thế mạnh kinh tế của Bắc Trung bộ?

Vị trí địa lý khu vực Bắc Trung bộ

Vùng Bắc Trung Bộ nằm kề bên vùng Kinh tế trọng điểm Bắc bộ và vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung, trên trục giao thông Bắc Nam về đường sắt, bộ; nhiều đường ô tô hướng Đông Tây gồm các quốc lộ chính: 7, 8, 9 và các quốc lộ phụ: 46, 47, 48 và 49 nối Lào với Biển Đông. Có hệ thống sân bay (sân bay Thọ Xuân, sân bay Vinh, sân bay Đồng Hới, sân bay Phú Bài và các bến cảng (Nghi Sơn, Cửa Lò, Cửa Hội, Sơn Dương – Vũng Áng, Nhật Lệ, Hòn La, Chân Mây…) có các đầm phá thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy hải sản, là trung tâm du lịch quan trọng của đất nước (động Phong Nha-Kẻ Bàng, Cố đô Huế…) tạo điều kiện cho việc giao lưu kinh tế giữa Việt Nam và các nước Lào, Myanmar…

Lãnh thổ kéo dài, hành lang hẹp, kéo dài từ dãy Tam Điệp ở phía bắc tới dãy Bạch Mã ở phía nam. Phía bắc giáp trung du và miền núi bắc bộ, đồng bằng sông Hồng; phía nam giáp duyên hải Nam Trung Bộ; phía tây giáp dãy Trường Sơn và Lào; phía đông là biển Đông (Vịnh Bắc Bộ) cả trung du và miền núi, hải đảo dọc suốt lãnh thổ, có thể hình thành cơ cấu kinh tế đa dạng phong phú. Địa hình phân dị phức tạp, thời tiết khắc nghiệt, nhiều biến động, cần phải lợi dụng hợp lý. Nhiều vũng nước sâu và cửa sông có thể hình thành cảng lớn nhỏ phục vụ việc giao lưu trao đổi hàng hoá giữa các tỉnh trong vùng, với các vùng trong nước và quốc tế.

Về mặt hành chính, vùng Bắc Trung Bộ hiện nay bao gồm 6 tỉnh với diện tích 51.452,4 km2 (tỷ lệ 15,5% so với tổng diện tích cả nước) với 11.091.786 người (tỷ lệ 11,3% so với tổng dân số cả nước), bình quân 216 người/km2.

Kinh tế khu vực Bắc Trung bộ

Về công nghiệp:

Có nhiều khoáng sản quý, đặc biệt là đá vôi nên có điều kiện phát triển ngành khai thác khoáng và sản xuất vật liệu xây dưng. Đây là ngành quan trọng nhất của vùng

Ngoài ra vùng còn có các ngành khác như chế biến gỗ, cơ khí, dệt may, chế biến thực phẩm phân bố không đồng đều. Các trung tâm có nhiều ngành công nghiệp: Thanh Hóa, Vinh, Huế với quy mô vừa và nhỏ

Cơ sở hạ tầng, công nghệ, thiết bị, nhiên liệu cũng đang được cải thiện. Cung ứng được nhiên liệu, năng lượng. Hiện nay Thanh Hóa là tỉnh có Giá trị sản xuất công nghiệp lớn nhất vùng.

Về nông nghiệp

– Vùng đồi trước núi:

+ Có nhiều thuận lợi cho việc chăn nuôi gia súc: số lượng trâu có (750 nghìn con chiếm 1/4 cả nước). Đàn bò (1,1 triệu con chiếm 1/5 đàn bò cả nước)

+ Vùng này còn thuận lợi cho việc trồng các cây công nghiệp lâu năm, đã hình thành các khu chuyên canh cây công nghiệp như: mía (Thanh Hóa), chè (Nghệ An), cao su (Quảng Bình), hồ tiêu (Quảng Bình)….thái bình.

– Vùng đồng bằng hẹp ven biển:

+ Trừ đồng bằng Thanh Hóa có diện tích sản xuất và sản lượng lương thực lớn nhất miền Bắc, miền Trung và miền Đông Nam Bộ, thổ nhưỡng của các tỉnh còn lại chủ yếu là đất feralit và đất pha cát, không phù hợp trồng cây lúa mà thích hợp với các cây công nghiệp hàng năm: thuốc lá, lạc,vừng….

+ Đã hình thành được các vùng chuyên canh cây công nghiệp và thâm canh lúa.

+ Lương thực đầu người còn thấp: 348 kg/ người

– Thủy sản

+ Tuy không có các bãi cá lớn, nổi tiếng, nhưng các tỉnh Bắc Trung Bộ đều có khả năng phát triển nghề cá biển.

+ Nghệ An là tỉnh trọng điểm nghề cá của Bắc Trung Bộ.

+ Phần lớn tàu thuyền có công suất nhỏ, đánh bắt ven bờ là chính, nên ở nhiều nơi nguồn lợi thủy sản có nguy cơ giảm rõ rệt.

+ Hiện nay, việc nuôi thủy sản nước lợ, nước mặn được phát triển khá mạnh, đang làm thay đổi khá rõ nét cơ cấu kinh tế nông thôn ven biển.

Về dịch vụ

Bắc Trung Bộ có rất nhiều cửa khẩu biên giới giữa Việt – Lào: A Dớt, Cầu Treo, Cha Lo, Lao Bảo. Có bờ biển dài tạo điều kiện cho các tàu buôn hàng hóa nước ngoài xuất nhập khẩu và các tàu chở khách du lịch nước ngoài vào nước ta. Du lịch đang trên đà phát triển. Số lượng khách du lịch đang tăng lên mỗi ngày. Việc phát triển ngành dịch vụ đang được chú trọng, đặc biệt là ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc.

Tại sao nói du lịch là thế mạnh kinh tế của Bắc Trung bộ?

Bắc Trung Bộ nhiều điều kiện để phát triển du lịch:

   + Tài nguyên du lịch tự nhiên: nhiều bãi biển: Sầm Sơn (Thanh Hóa), Cửa Lò (Hà Tĩnh), Nhật Lệ (Quảng Bình), Lăng Cô (Huế); nhiều thắng cảnh, hang động: Phong Nha – Kẻ Bảng, động Thiên Đường, hang Sơn Đoòng (Quảng Bình).

   + Tài nguyên du lịch nhân văn: gồm các di tích văn hóa -lịch sử, chùa, lễ hội: Ngã ba Đồng Lộc, Cố đô Huế, chùa Thiên Mụ, quê Bác Hồ, mộ đại tướng Võ Nguyên Giáp, lễ hội Hoa Sen (Nghệ An), ẩm thực Huế, nhã nhạc cung đình Huế….

   – Cơ sở hạ tầng và mạng lưới giao thông đô thị phát triển: tuyến đường sắt (Bắc – Nam), các tuyến quốc lộ quan trọng (QL 1A, 7,8,9), sân bay: Vinh, Phú Bài…

   – Khu lưu trú được đầu tư ngày càng hiện đại, nhiều trung tâm thương mại lớn, các khu vui chơi, mua sắm được xây dựng là những điểm đến hấp dẫn khách du lịch.

Trên đây là nội dung bài viết Tại sao nói du lịch là thế mạnh kinh tế của Bắc Trung bộ? Cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi.