Văn học là sản phẩm tinh thần cao quý của con người, là thước đo trình độ văn minh, tầm vóc và bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc. Văn học nước ta bao gồm văn học dân gian và văn học viết. Vậy hai hình thức này có mối quan hệ như thế nào?

Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết Mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết.

Văn học dân gian là gì?

– Văn học dân gian là hình thức văn học ra đời đầu tiên và khá sớm. Văn học dân gian với những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng được tập thể sáng tạo, nhằm mục đích phục vụ trực tiếp cho những sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng. Với người dân Việt Nam, Văn học dân gian không chỉ góp phần thể hiện đời sống lao động và tâm hồn người bình dân mà còn là mảnh đất màu mỡ chắp cánh cho vườn hoa tình yêu tỏa hương khoe sắc. Qua văn học dân gian, chúng ta cảm nhận được sự thân thuộc bình yên của cuộc sống lao động. Văn học dân gian được thể hiện trong những lời ru con của những người mẹ, những câu chuyện cổ tích được kể lại, những truyền thuyết giải thích cho những hiện tượng thiên nhiên.

– Văn học dân gian thường có những đặc tính như:

+ Văn học dân gian mang tính nguyên hợp: Tính nguyên hợp của văn học dân gian thể hiện ở sự hòa lẫn những hình thức khác nhau của ý thức xã hội trong các thể loại của nó. Văn học dân gian được xem là bộ bách khoa toàn thư của nhân dân.Tính nguyên hợp về nôi dung của văn học dân gian phản ánh tình trạng nguyên hợp về ý thức xã hôi thời nguyên thuỷ, khi những lĩnh vực sản xuất tinh thần chưa được chuyên môn hoá.

+ Văn học dân gian mang tính tập thể: Văn học dân gian có tính tập thể bởi tác giả của những tác phẩm văn học dân gian nhiều người hoặc nhân dân. Tính tập thể thể hiện chủ yếu trong quá trình sử dụng tác phẩm. Trong quá trình đó, tập thể nhân dân tham gia vào công việc đồng sáng tạo tác phẩm. Họ cùng nhau tạo ra tác phẩm và sử dụng tác phẩm của mình, những tác phẩm thường là những câu chuyện về cuộc sống lao động gần gũi, bình dị của người dân.

+ Văn học dân gian gắn liền với sinh hoạt của nhân dân

Những tác phẩm văn học dân gian là những sáng tác do tập thể nhân dân sang ta ra và sử dụng, họ sử dụng những tác phẩm của mình trong các sinh hoạt hàng ngày của mình Những tác phẩm văn học dân gian có tính ích dụng. Bài hát ru gắn với việc ru con ngủ- một hình thức sinh hoạt gia đình, những bài dân ca nghi lễ, các truyền thuyết gắn với tín ngưỡng, lễ hội… Như vậy có thể thấy rằng văn học dân gian là loại hình văn học được bảo tồn và giữ gìn qua quá trình sinh hoạt của con người.

Văn học viết là gì?

– Văn học viết là loại hình văn học ra đời sau văn học dân gian, văn học viết có nhiều đặc điểm khác biệt hoàn toàn so với văn học dân gian.Văn học viết là loại hình văn học được sáng tác bằng chữ viết, mang dấu ấn riêng của tác giả.

– Văn học Việt Nam từ xưa đến nay cơ bản được viết bằng chữ Hán, chữ Nôm và chữ Quốc ngữ. Văn học chữ Hán ra đời sớm hơn cả từ thế kỉ X. Văn học chữ Nôm ra đời khoảng thế kỉ XIII. Văn học chữ Quốc ngữ ra đời khoảng đầu thế ki XX. Cả văn học chữ Nôm và văn học chữ Quôc ngữ đều là văn học viết bằng tiếng Việt.

– Văn học viết cũng được chia làm hai giai đoạn:

+ Văn học trung đại

+ Văn học hiện đại

– Một số điểm khác giữa văn học dân gian và văn học viết:

Nếu như văn học dân gian là sản phẩm do nhân dân trong cuộc sống lao động sáng tạo ra và sử dụng vào những sinh hoạt chung hay nói cách khác văn học dân gian mang tính tập thể thì ngược lại văn học viết mang tính cá nhân, bởi văn học viết do một hay một nhóm sáng tác

Văn học dân gian được lưu truyền qua hình thức truyền miệng, và qua quá trình sử dụng vào các sinh hoạt mà các tác phẩm văn học dân gian được giữ gìn và lưu truyền thì văn học viết được sáng tác và lưu truyền dưới dạng văn bản

Văn học dân gian thường biểu lộ sự chân thật, mộc mạc và bình dị của những ngôn từ và không được chau chuốt nhiều còn văn học viết thường được dùng ngôn từ, các biện pháp nghệ thuật….

Mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết

Xét về thời gian ra đời thì văn học dân gian ra đời trước văn học viết. Sau khi văn học viết ra đời thì nền văn học nước ta bao gồm hai bộ phận đó là văn học dân gian và văn học viết.

Văn học dân gian và văn học viết có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau.  Trong đó Văn học dân gian là nền tảng của văn học viết, là chặng đầu của nền văn học dân tộc. Khi chưa có chữ viết, nền văn học Việt Nam chỉ có văn học dân gian; khi có chữ viết, nền văn học Việt Nam mới bao gồm hai bộ phận: văn học dân gian và văn học viết.

Trên đây là nội dung bài viết về Mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết.  Văn học là một phần quan trọng không thể thiếu trong cuộc của chúng ta, văn học viết và văn học dân gian đều có nhiều tác phẩm vô cùng ý nghĩa. Chúng tôi hi vọng rằng những chia sẻ từ bài viết sẽ hữu ích và giúp quý bạn đọc hiểu rõ được nội dung này.