05 lí do tại sao nên chọn trọng tài?
Trọng tài là một trong những hình thức giải quyết tranh chấp phổ biến hiện nay trong lĩnh vực thương mại. Tại Việt Nam, hình thức này đang dần được sử dụng nhiều hơn bên cạnh hình thức truyền thống là khởi kiện ra tòa án. Lý giải cho sự chuyển dịch trong xu hướng lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp, bài viết sẽ đưa ra một số so sánh giữa trọng tài thương mại và tòa án để người đọc có cái nhìn tổng quan.
Xem thêm: Biện Pháp Khẩn Cấp Tạm Thời Trong Vụ Kiện Trọng Tài Tại Việt Nam.
Các ưu điểm của trọng tài so với tòa án
Thứ nhất, tính chung thẩm của phán quyết.
Theo quy định tại khoản 5 Điều 4 Luật Trọng tài thương mại 2010, phán quyết trọng tài có tính chất chung thẩm. Điều này có nghĩa, phán quyết của trọng tài là văn bản cuối cùng có giá trị pháp lý ràng buộc tất cả các bên thực hiện nghĩa vụ của mình. Trừ trường hợp hủy phán quyết trọng tài theo quy định pháp luật, phán quyết của trọng tài không thể bị xem xét lại bởi bớt kỳ cơ quan nào khác.
Trong khi đó, quyết định, bản án của tòa án có thể bị kháng cáo, kháng nghị, hoặc phúc thẩm, giám đốc thẩm.
Thứ hai, giải quyết tranh chấp bằng trọng tài linh hoạt hơn. Cụ thể, trọng tài viên giải quyết tranh chấp, quy tắc tố tụng, địa điểm, thời gian, quốc tịch của trọng tài viên, v.v. sẽ được các bên tự do thỏa thuận lựa chọn. Theo đó, tùy lĩnh vực tranh chấp mà các bên có thể lựa chọn trọng tài viên có chuyên môn phù hợp.
Thứ ba, phán quyết trọng tài có thể được công nhận và thực thi ở nhiều nước theo Công ước quốc tế về trọng tài thương mại được ký kết và phê chuẩn bởi nhiều quốc gia như Công ước New York 1958, Công ước Washington 1965, Công ước Liên Mỹ về trọng tài thương mại quốc tế. Vì vậy, so với các phán quyết ở tòa án, các phán quyết của trọng tài được công nhận rộng rãi hơn và dễ thực thi hơn.
Thứ tư, thủ tục giải quyết tranh chấp bằng trọng tài ngắn gọn, nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và công sức.
Trình tự tố tụng trọng tài
Bước 1: Nộp đơn khởi kiện và các tài liệu kèm theo.
Bước 2: Bị đơn nộp bản tự bảo vệ.
Bước 3: Thành lập hội đồng trọng tài.
Bước 4: Hòa giải.
Bước 5: Tổ chức phiên họp giải quyết tranh chấp.
Thứ năm, tranh chấp giải quyết theo hình thức trọng tài không được công khai thực hiện, trừ khi các bên có thỏa thuận khác. Điều này giúp các bên bảo mật được các thông tin kinh doanh của mình, bảo vệ hình ảnh trên thị trường. Ngược lại, các vụ tranh chấp tại tòa án thường xét xử theo nguyên tắc công khai.