#1 Cúng Căn Là Gì, Mâm Cúng Căn 3, 6, 9, 12 Tuổi Cho Bé Trai Bé Gái

Mặc dù lễ cúng căn đã có từ rất lâu nhưng hiện tại không phải bậc cha mẹ nào cũng biết đến lễ cúng truyền thống này. Chính vì vậy mà rất nhiều các bậc cha mẹ đã đưa ra câu hỏi lễ cúng căn là gì và những lễ vật cần chuẩn bị khi cúng căn như thế nào? Tất cả những điều các bậc cha mẹ băn khoăn về lễ cúng căn sẽ được giải đáp ở phần nội dung bài viết sau.

Có thể bạn đã nghe nói nhiều đến việc cúng căn cho cả bé trai lẫn bé gái. Nhưng thực tế vẫn không hiểu rõ lắm về tục lệ cúng căn này như lễ cúng đầy tháng hay thôi nôi. Đây là điều khá phổ biến trong xã hội hiện tại. Nhất là đối với những người trẻ thì tục lệ cúng căn vẫn còn là một cái gì đó khá mới mẻ. Chính vì vậy mà rất nhiều người cảm thấy thắc mắc không biết cúng căn là gì; cúng căn cần phải chuẩn bị những lễ vật gì? Tất cả những điều thắc mắc đó của bạn đều sẽ có được câu trả lời trong bài viết sau.

Cúng căn là gì?

Theo những tài liệu xưa, vào ngày này cha mẹ của bé sẽ tiến hành lễ cúng các bà Mụ (hay còn gọi là các vị Tiên Nương). Tương truyền rằng có 12 bà Mụ; đảm nhận trách nhiệm nặn ra các hình hài cho bé khi bé còn là bào thai ở trong bụng mẹ; và có 1 bà Mụ chúa là người đảm trách, cai quản tất cả.

Các bà Mụ này không chỉ có nhiệm vụ giúp cho bé sinh ra có được hình hài khỏe mạnh, lành lặn mà còn trực tiếp là những người sẽ đi theo bé từ lúc bé chào đời cho đến khi bé trưởng thành. Bé sẽ nhận được sự che chở, giúp đỡ và bảo vệ của các bà Mụ trong suốt cuộc đời của mình, nhất là vào những giai đoạn quan trọng khi bé được 3, 6, 9 và 12 tuổi.

Nếu xét trên một phương diện nào đó thì lễ cúng căn cũng không có nhiều điểm khác biệt so với lễ cúng đầy tháng hay thôi nôi vì vào ngày đó cha mẹ bé cũng dâng lời cảm ơn lên các bà Mụ thông qua mâm lễ vật và những lời cầu xin. Chỉ có điều là thực tại có nhiều người không biết mấy đến thông tin của tục lệ cúng căn, mặc dù tục lệ này đã tồn tại ở nước ta từ rất lâu đời.

Chúng ta phải tiến hành việc cúng căn cho bé khi nào?

Có một sự thật khiến cho tục lệ cúng căn không được phổ biến nhiều như các lễ cúng khác đó là bởi thời điểm diễn ra lễ cúng căn cách nhau khá xa. Lễ cúng căn đầu tiên được diễn ra khi bé vừa tròn 3 tuổi (tính theo âm lịch) và sau 3 năm khi bé tròn 6 tuổi cha mẹ mới lại cúng căn lần nữa. Tiếp tục khi bé được 9 tuổi và 12 tuổi cha mẹ mới phải cúng căn. Và vào năm bé tròn 12 tuổi thì được gọi là lễ cúng dứt căn. Sau lễ cúng đó thì cha mẹ sẽ không phải cúng căn cho bé nữa.

Dù các thời điểm diễn ra lễ cúng căn cách nhau đều đặn 3 năm nhưng trong cuộc sống bận rộn, đầy áp lực của cuộc sống hiện đại có nhiều lúc các bậc cha mẹ không để ý tới điều này. Vì ngày sinh nhật của bé thường tính theo ngày dương lịch mà cúng căn lại làm vào ngày âm lịch nên mỗi lần cúng sẽ có sự khác biệt, thay đổi ngày tháng tùy theo mỗi năm.

Ý nghĩa của tục lệ cúng căn đối với bé thì đa phần các bậc cha mẹ đều biết và cha mẹ nào cũng đều mong muốn các bà Mụ sẽ luôn đồng hành bảo vệ, che chở, phù trì cho đứa con yêu quý của mình trong suốt chặng đường đời. Đó là một yếu tố tâm linh vô cùng quan trọng trong hệ tư tưởng ngàn đời nay của người Việt. Cho đến hiện nay thì tư tưởng này ngày càng được đề cao hơn khi mà cuộc sống, điều kiện kinh tế phát triển và mỗi gia đình lại có nhu cầu đẻ con cũng ít hơn.

Trong số các thời điểm làm lễ cúng căn cho bé thì lễ cúng dứt căn năm bé tròn 12 tuổi được đánh giá là quan trọng hơn một chút nên cha mẹ cần phải thực hiện lễ cúng này to hơn so với các lễ cúng căn năm 3, 6 và 9 tuổi.

Hướng dẫn cúng căn cho bé chi tiết

Chọn ngày giờ cúng căn cho bé

Việc đầu tiên cha mẹ cần phải làm trong quy trình cúng căn đó chính là tính ngày để làm lễ cúng cho bé. Dân gian truyền lại khá nhiều cách tính ngày cúng căn khác nhau và bé trai, bé gái cũng có cách tính ngày cúng riêng. Chẳng hạn cách tính “gái lùi hai và trai thì lùi một” hoặc tính đúng theo ngày âm lịch không kể tháng thiếu…Mỗi một gia đình và vùng miền lại có cách tính khác nhau nhưng dù chọn cách tính nào thì cha mẹ cũng nên lưu ý là ngày làm lễ cúng phải phù hợp với bé cũng như thuận tiện cho mọi người trong gia đình khi đến tham dự.

Chọn ngày giờ đẹp tổ chức lễ cúng căn

Đối với tập tục thờ cúng Mụ từ xưa tới nay được tính bằng ngày âm lịch nên ngày cúng cũng được lựa chọn cúng ngày âm lịch. Ngoài ra sẽ chọn ngày cúng theo nguyên tắc trai trồi 2 gái sụt 1.

Nghĩa là cúng cho bé trai sẽ sớm hơn một ngày, bé gái sớm hơn hai ngày so với ngày sinh âm lịch của trẻ. Ví dụ:

Cúng căn 3 tuổi cho bé trai bé gái sanh ngày 10/10/2021 âm lịch. Thì bạn sẽ cúng căn 3 tuổi ngày 9/10/2024 âm lịch nếu là bé trai. Và cúng ngày 8/10/2024 âm nếu cúng cho bé gái. Tính tương tự như vậy với các lần cúng căn 6 9 12 tuổi.

Tuy nhiên cũng có nhiều gia đình lựa chọn dương lịch của trẻ để cúng căn tuổi cho bé. Lựa chọn ngày cúng căn cho trẻ như thế nào không quan trọng. Quan trọng là cha mẹ phải chuẩn bị đầy đủ lễ và thành tâm.

Đối với lựa chọn giờ cúng tốt, bạn nên chọn giờ cúng theo giờ tam hợp giờ sinh của trẻ. Hoặc lựa chọn khung giờ hoàng đạo trong ngày rất dễ thấy ở lịch vạn niên. Còn chắc ăn hơn bạn có thể xem thầy tử vi xin giờ, hoặc hỏi người lớn tuổi trong nhà đã có nhiều kinh nhiệm trong thờ cúng nhé.

Chuẩn bị đầy đủ lễ vật

Sau khi đã tính được ngày làm lễ cúng căn thì cha mẹ bé sẽ thực hiện bước quan trọng nhất trong lễ cúng đó là mua sắm lễ vật. Số lượng các lễ vật trong mâm cúng căn không phải là ít, đồng thời còn phải đảm bảo có hình thức đẹp mắt, chất lượng tốt và được bày biện hài hòa trên mâm cúng nên cha mẹ càng cần phải chú ý hơn. Bởi lễ vật thể hiện trên mâm cúng chính là tấm lòng thành mà cha mẹ bé dâng lên cho các bà Mụ.

Tiến hành nghi thức cúng căn cho bé

Khi đã bày biện xong các lễ vật trong mâm cúng thì vào đúng giờ lành (thường là đầu giờ sáng hoặc đầu giờ chiều) cha mẹ của bé (có thể là ông bà) sẽ tiến hành việc thắp hương và đọc bài văn khấn theo đúng phong tục truyền thống để dâng lời cảm tạ và cầu xin các bà Mụ phù hộ cho bé. Chờ cho đến khi hương tàn thì mọi người sẽ hạ lộc xuống để thụ lộc và mang vàng mã đi hóa.

Cúng căn cần phải chuẩn bị những lễ vật gì?

Quy trình của lễ cúng căn không có gì khác biệt so với những lễ cúng khác của người Việt tuy nhiên lễ vật của mâm cúng căn thì lại có sự khác biệt. Bởi thế mà cha mẹ bé cần phải chú ý điều này để có thể mua được lễ vật theo đúng phong tục và đảm bảo số lượng đầy đủ nhất. Danh sách những lễ vật mà cha mẹ bé cần phải sắm sửa trong mâm cúng căn gồm có:

  • 1 đĩa đựng 5 loại hoa quả
  • 1 bình hoa tươi
  • 1 bó nhang (hương)
  • Đèn dầu hoặc nến
  • 1 đĩa đựng muối và gạo
  • 1 bộ giấy cúng căn
  • 1 bộ tiền vàng mã
  • 1 chai rượu
  • 1 bình trà pha sẵn (hoặc có thể thay bằng 1 gói trà)
  • 1 bát nước (hay có thể đổi thành 12 chén nước nhỏ)
  • 1 đĩa trầu cau (bạn có thể chọn trầu cau têm hình cánh phượng hoặc chùm cau tách riêng với lá trầu)
  • 1 con gà luộc (là gà trống, có màu vàng đẹp và được bó chéo cánh theo đúng kiểu cổ truyền)
  • 1 đĩa chè to và 12 đĩa chè nhỏ (với các bé trai thì phải cúng chè đậu trắng còn các bé gái thì cúng chè trôi nước. Điều này giống với tục lệ cúng đầy tháng hay thôi nôi)
  • 1 đĩa thịt lợn quay to và 12 đĩa nhỏ (có thể thay thế bằng 1 con lợn sữa quay)
  • 1 đĩa xôi to và 12 đĩa xôi nhỏ (tùy vào tập tục của mỗi vùng mà có thể chọn loại xôi cúng khác nhau nhưng đa phần mọi người thường chọn cúng xôi đậu xanh hoặc xôi gấc)
  • 1 bộ y phục to và 12 bộ y phục nhỏ (nên chọn các bộ y phục có màu sắc sặc sỡ, hoa văn đẹp mắt)
  • 13 bộ bát, đĩa, thìa có họa tiết đẹp mắt

Đây là danh sách những lễ vật cơ bản mà cha mẹ bé cần phải sắm đủ để làm lễ cúng căn cho bé. Ngoài các lễ vật này thì cha mẹ có thể sắm thêm một số lễ vật khác tùy theo quan niệm của các gia đình hay phong tục của vùng miền đó để cho mâm cúng thêm phần đa dạng, đồng thời đó cũng là biểu hiện rõ nét cho tấm lòng thành của gia chủ dành cho các vị tiên nương.

Dù chọn mua lễ vật như thế nào thì điều các bậc cha mẹ cần lưu ý đó là không những phải đủ về số lượng mà còn phải đảm bảo về mặt hình thức khi phải có độ tươi, ngon và đảm bảo về mặt chất lượng khi không được xảy ra tình trạng bị hư hỏng hay thiu thối hoặc trầy xước. Nếu để xảy ra tình trạng này thì sẽ ảnh hưởng tới tấm lòng thành của người cúng và xét trên phương diện tâm linh thì điều đó quả thực là không được tốt đẹp.

Tất cả các lễ vật sau khi đã mua về cần được bày biện và sắp xếp một cách đẹp mắt, chỉnh chu trên mâm cúng đặt ở vị trí trang trọng trong nhà chuẩn bị sẵn sàng đến giờ lành là sẽ làm lễ cúng căn.

Có nên đặt mâm cúng căn cho bé trọn gói không?

Cũng giống như lễ đầy tháng, thôi nôi thì nhiều bậc cha mẹ hiện nay đang có nhu cầu sử dụng dịch vụ mâm cúng căn của Nấu Tiệc Nhân Tâm cho bé nhà mình. Bởi những lợi ích khi sử dụng dịch vụ này được thể hiện rất rõ không chỉ thông qua việc cha mẹ bé sẽ tiết kiệm được thời gian, công sức mà còn tiết kiệm được cả về mức chi phí nữa.

So với việc tự phải đi mua sắm lễ vật, chuẩn bị bày biện, sắp xếp thì sử dụng dịch vụ mâm cúng căn trọn gói sẽ giúp cho các bậc phụ huynh giảm bớt được các công việc này mà vẫn hoàn toàn yên tâm về chất lượng của các lễ vật trong mâm cúng. Nấu Tiệc Nhân Tâm là đơn vị uy tín và nổi tiếng tại nước ta trong nhiều năm qua khi chuyên cung cấp mâm cúng căn trọn gói dành cho các bé. Bậc phụ huynh nào đã tin tưởng chọn lựa Nấu Tiệc Nhân Tâm đều vô cùng hài lòng về chất lượng dịch vụ, tác phong làm việc chuyên nghiệp, thái độ nhiệt tình của đội ngũ nhân viên.

Đặc biệt, mức giá thành mà Nấu Tiệc Nhân Tâm đưa ra được xem là khá phải chăng trên thị trường và cũng hoàn toàn phù hợp với điều kiện về tài chính của nhiều gia đình nên sẽ giúp các bậc phụ huynh giảm bớt nỗi lo liên quan đến vấn đề này.

Qua bài viết trên hy vọng bạn đã hiểu thêm về việc cúng căn là gì cũng như cần phải chuẩn bị những lễ vật gì khi cúng căn? Bạn có thể liên hệ với Nấu Tiệc Nhân Tâm để nhận được tư vấn rõ hơn về tục cúng căn cho bé.

[ cúng căn cho bé | hướng dẫn cúng căn cho bé | chuẩn bị cúng căn cho bé | cúng căn cho bé gồm những gì | lễ vật cúng căn cho bé | lưu ý khi chuẩn bị cúng căn cho bé ]