#1 Phân Biệt Các Điều Kiện Thương Mại Quốc Tế DPU, DAP, DDP 2022
Tiếp nối bài trước về các điều kiện thương mại quốc tế, UB Academy mang đến cho bạn những kiến thức về điều kiện DPU, DAP, DDP trong hoạt động ngoại thương. Nếu bạn chưa hiểu rõ về những điều kiện thương mại quốc tế này, đừng bỏ qua bài viết dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Những điểm cần nắm rõ trong nhóm D trong Incoterm 2022
Nhóm D trong Incoterm sẽ thể hiện điều khoản quy định nghĩa vụ giao hàng của người bán hàng (Chữ D viết tắt của Delivered) ở các nhóm điều khoản nhóm D riêng biệt. Trong đó người bán phải chịu trách nhiệm về việc giao hàng theo điều khoản cho người mua tại điểm đến cuối theo quy định.
Các điều khoản nhóm D bao gồm DAP và DDP, DPU có những đặc thù riêng
Đây cũng là cơ hội cạnh tranh của người bán khi có thể mang đến trải nghiệm tuyệt vời cho người mua, hiệu quả kinh doanh của mình thông qua việc quán triệt theo quy tắc nhóm D.
Để lựa chọn loại hình phù hợp và có thể hoạt động hiệu quả, bạn cần hiểu rõ quy tắc của các nhóm này. Trong đó bao gồm nghĩa vụ dỡ hàng hay nghĩa vụ thông quan nhập khẩu hàng hóa.
Lựa chọn DAP và DDP hay DPU thì cần căn cứ vào điều kiện của mình. Ví dụ nếu người chuyên chở ký hợp đồng cùng chúng ta không có khả năng sắp xếp dỡ hàng thì không nên chọn DPU. Nếu gặp các vấn đề về thông quan nhập khẩu thì không nên chọn điều khoản giao hàng DDP của nhóm D.
2. Điều kiện thương mại quốc tế DPU – Giao tại nơi dỡ hàng
DPU (Delivered at Place Unloaded – Nơi đến quy định)
Điều kiện này có thể sử dụng cho mọi phương thức vận tải và có thể sử dụng khi có nhiều phương thức vận tải tham gia.
DPU (Delivered at Place Unloaded) – “Giao tại nơi dỡ hàng” có nghĩa là người bán sẽ giao hàng sau khi hàng hóa đã dỡ khỏi phương tiện vận tải; được đặt dưới sự định đoạt của người mua tại một bến chỉ định, tại cảng hoặc tại nơi đến chỉ định.
“Place Unloaded” bao gồm bất kỳ nơi nào; dù có mái che hay không có mái che; như cầu cảng, kho, bãi container; hoặc ga đường bộ, đường sắt hoặc hàng không. Người bán chịu mọi chi phí và rủi ro liên quan để đưa hàng hóa đến địa điểm đó. Trường hợp này, người bán được khuyên nên ký hợp đồng vận tải đến đúng địa điểm đó.
Các bên nên quy định càng rõ càng tốt về bến bãi, nếu có thể, một điểm cụ thể tại bến hoặc tại cảng; hoặc nơi đến theo thỏa thuận vì người bán chịu rủi ro đưa hàng hóa đến địa điểm đó. Lưu ý đối với điều kiện DPU
-
Nếu các bên muốn người bán chịu rủi ro và chi phí vận chuyển và dỡ hàng từ bên đến một địa điểm khác; thì nên sử dụng điều kiện DAP hoặc DDP.
-
Điều kiện DPU yêu cầu người bán làm thủ tục thông quan xuất khẩu hàng hóa, nếu cần. Tuy vậy, người bán không có nghĩa vụ làm thủ tục nhập khẩu hay trả bất kỳ khoản thuế nhập khẩu nào hay tiến hành các thủ tục thông quan nhập khẩu.
3. Điều kiện thương mại quốc tế DAP – Giao tại địa điểm
DAP (Delivery at Place – Nơi đến quy định)
Điều kiện này có thể sử dụng cho mọi phương thức vận tải và có thể sử dụng khi có nhiều phương thức vận tải tham gia.
DAP (Delivery at Place) – “Giao hàng tại nơi đến” có nghĩa là người bán giao hàng khi hàng hóa được đặt dưới quyền định đoạt của người mua trên phương tiện vận tải; sẵn sàng dỡ tại nơi đến chỉ định. Người bán chịu mọi rủi ro liên quan để đưa hàng hóa đến nơi đến chỉ định.
Các bên nên quy định càng rõ càng tốt về địa điểm cụ thể tại nơi đến thỏa thuận vì người bán chịu mọi rủi ro tới địa điểm đó. Người bán được khuyên nên ký hợp đồng vận tải đến đúng địa điểm đó. Nếu người bán, theo hợp đồng vận tải phải trả chi phí dỡ hàng ở nơi đến; thì người bán không có quyền đòi lại khoản phí này từ người mua; trừ khi có thỏa thuận khác giữa hai bên.
Lưu ý đối với điều kiện DAP:
-
Điều kiện DAP yêu cầu người bán làm thủ tục thông quan xuất khẩu, nếu có. Tuy vậy, người bán không có nghĩa vụ làm thủ tục thông quan nhập khẩu, trả thuế nhập khẩu; hoặc làm các thủ tục thông quan nhập khẩu.
-
Nếu các bên muốn người bán làm thủ tục thông quan nhập khẩu; trả thuế và chi phí liên quan đến nhập khẩu thì nên sử dụng điều kiện DDP.
4. Điều kiện DDP – Giao đã trả thuế
DDP (Delivery Duty Paid – Nơi đến quy định)
Điều kiện này có thể sử dụng cho mọi phương thức vận tải và có thể sử dụng khi có nhiều phương thức vận tải tham gia.
DDP (Delivery Duty Paid) – Giao hàng đã trả thuế hoặc Giao hàng đã thông quan nhập khẩu có nghĩa là người bán giao hàng khi hàng hóa được đặt dưới quyền định đoạt của người mua; đã thông quan nhập khẩu, trên phương tiện vận tải chở đến; và đã sẵn sàng để dỡ hàng tại nơi đến quy định.
Người bán chịu mọi chi phí và rủi ro liên quan để đưa hàng hóa tới nơi đến và có nghĩa vụ thông quan cho hàng hóa; không chỉ thông quan xuất khẩu mà còn thông quan nhập khẩu; trả các khoản thuế, phí và thực hiện các thủ tục cho thông quan xuất và nhập khẩu.Các bên nên quy định càng rõ càng tốt về địa điểm giao hàng cụ thể tại nơi đến thỏa thuận vì người bán chịu mọi chi phí và rủi ro đưa hàng hóa tới địa điểm đó. Nếu người bán, theo quy định của hợp đồng vận tải, phải trả chi phí dỡ hàng ở nơi đến; thì người bán không được đòi lại khoản phí này từ người mua; trừ khi có thỏa thuận khác giữa hai bên.
Lưu ý đối với điều kiện DDP
-
Các bên không nên sử dụng điều kiện DDP nếu người bán không thể trực tiếp; hay gián tiếp làm thủ tục nhập khẩu.
-
Nếu các bên muốn người mua chịu mọi rủi ro và chi phí thông quan nhập khẩu; thì nên sử dụng điều kiện DAP.
-
Mọi khoản thuế giá trị gia tăng (VAT); hay các loại thuế khác phải nộp khi nhập khẩu do người bán chịu; trừ phi có thỏa thuận khác một cách rõ ràng trong hợp đồng mua bán.
5. Những điều bạn cần lưu ý đối với Incoterm nhóm D
5.1. Hợp đồng hàng đến
Khi lựa chọn được điều khoản nhóm D là DAP, DDP, DPU thì người bán sẽ ký hợp đồng vận tải đối với đơn vị chuyên chở. Người bán cần quy định thời hạn mà người chuyên chở phải giao hàng đến địa điểm. Trong thời gian này người chuyên chở phải có trách nhiệm về thời gian vận chuyển.
Nhiều trường hợp không quy định thời gian thì người chuyên chở cần phải có trách nhiệm vận chuyển trong thời gian hợp lý.
Trong thời gian vận chuyển đến địa điểm giao hàng quy định theo điều khoản lựa chọn, người mua phải chịu mọi trách nhiệm rủi ro. Địa điểm quy định không phải điểm cuối, vậy nên trong trường hợp này người mua sẽ chịu trách nhiệm trong giai đoạn vận chuyển đến điểm cuối.
5.2. Phân biệt các điều kiện thương mại Quốc tế DAP – DPU – DDP
Chúng ta có thể phân biệt các quy tắc điều khoản nhóm D trong giao hàng dựa trên các yếu tố bao gồm nghĩa vụ dỡ hàng và thông quan nhập khẩu. Trong đó:
-
DAP: Là hình thức giao hàng tại nơi đến và người bán chịu trách nhiệm rủi ro trong thời hạn giao hàng. Không bao gồm nghĩa vụ dỡ hàng hay thông quan nhập khẩu, nên thường dùng trong giao dịch nội địa.
-
DDP: Là hình thức giao hàng đã nộp thuế, người mua chịu cả trách nhiệm hàng hóa lẫn trách nhiệm thông quan nhập khẩu.
-
DPU: Đây là điều khoản cập nhật mới của Incoterm 2020 với sự kết hợp giữa DAP và DTA. Điều khoản này người bán có trách nhiệm giao hàng và thuê dỡ hàng tại địa điểm giao.
5.3. Sự tương phản giữa nhóm DDP và EXW
Tên nhóm
DDP
EXW
Ý nghĩa
Giao hàng đã nộp thuế
Giao hàng tại xưởng
Thích hợp
Giao dịch quốc tế
Giao dịch nội địa
Trách nhiệm thông quan
Người bán
Người mua
Trách nhiệm, chi phí vận chuyển
Người bán
Người mua
Thời gian chịu rủi ro nhiều hơn
Người bán
Người mua
Nghĩa vụ của người mua
Nhiều nhất
Ít nhất
Có thể thấy rằng sự tương phản rõ rệt của hai nhóm quy định EXW và DDP trong nguyên tắc Incoterm. Tùy vào hàng hóa kinh doanh và điều kiện mà chúng ta có thể lựa chọn nhóm điều khoản nào để phù hợp nhất cho mình.
EXW là lợi thế cho nhà bán so với DAP và DDP nhưng chưa đủ cạnh tranh
Mỗi loại sẽ có những ưu nhược điểm riêng và có thể tạo điều kiện thuận lợi cho các trường hợp giao dịch.
5.4. Xu hướng sử dụng nhóm D
Xu hướng sử dụng nhóm D trong giao dịch mà người mua lựa chọn tùy thuộc vào điều kiện khả năng của mình. Nếu có điều kiện thông quan xuất khẩu đảm bảo thủ tục hải quan, giấy tờ xuất khẩu thì có thể chọn DDP.
Ngược lại nếu không đủ điều kiện đáp ứng thì có thể chọn DAP hoặc DPU – đây là hai điều kiện được ưa chuộng cho giao dịch tại biên giới, nội địa. DPU phải đảm bảo thời gian và chịu trách nhiệm rủi ro trong quá trình dỡ hàng và giao đến tại điểm dỡ.
Tùy vào điều kiện cá nhân hoặc mục tiêu kinh doanh mà người bán có thể lựa chọn giữa DPU, DDP và DAP.
Mỗi một điều khoản nhóm D như DPU DAP và DDP có những giá trị riêng
5.5. Dỡ hàng tại nơi đến
Người bán sẽ có trách nhiệm thuê đơn vị dỡ hàng và chịu các trách nhiệm rủi ro cho quy tắc DPU. Ngược lại trong các trường hợp khác người bán không phải chịu trách nhiệm này, nhưng cũng có thể hỗ trợ người mua thuê người nếu có điều kiện.
5.6. Nơi đến quy định
Nơi đến quy định là nơi được quy định trong hợp đồng, thuận lợi cho cả người mua và người bán, có thể không phải điểm cuối. Tại địa điểm này sau khi hoàn tất giao hàng, người mua sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm về hàng hóa của mình.
5.7. Thưởng phạt dỡ hàng và thời gian hàng đến (ETA) trong DAP, DDP
Theo điều khoản DDP và DAP người mua sẽ là người chịu trách nhiệm trong việc dỡ hàng trong thời gian quy định để kịp các thời gian chuyển tiếp. Nếu thời gian dỡ hàng chậm trễ thì người mua sẽ phải chịu thêm các chi phí phạt cho đơn vị chuyên chở theo quy định. Ngoài ra người mua còn phải chịu thêm chi phí lưu kho, lưu container.
Người bán phải quy định thưởng phạt rõ ràng đối với việc chậm trễ thời gian để đảm bảo quyền lợi cho đôi bên. Đồng thời người bán cần thông báo cho người mua thời gian và phương tiện giao hàng dự kiến chính xác.
5.8. Rủi ro trong chặng chuyên chở nội địa
Điều này thường gặp khi người bán giao hàng đến nước sở tại của người mua. Trong đó có thể do tính chất hàng hóa thuộc loại siêu trọng, siêu trường,… hay điều kiện đặc thù của khu vực nội địa của người mua mà người bán không thể sắp xếp có thể lựa chọn các điều khoản nhóm D trong Incoterm.
Trong đó nên ghi rõ địa điểm giao hàng tại các cửa khẩu nước mình để tránh gặp rủi ro trong quá trình chuyên chở nội địa.
5.9. Người mua không nhận hàng
Khi người mua không kịp nhận hàng thì trước hết người bán phải chịu các trách nhiệm, chi phí phát sinh. Đầu tiên là chi phí cho bên chuyên chở, chi phí lưu kho, chi phí bảo quản hàng hóa,…
Tuy nhiên người bán và người mua đã có ký kết các quy định điều khoản liên quan đến rủi ro này trước đó. Chi phí này sẽ được bên mua chịu trách nhiệm theo các quy định về việc phân chia chi phí theo quy ước Incoterm.
5.10. Thông quan nhập khẩu
Trong các điều khoản nhóm D trong Incoterm thì chỉ có DDP là trường hợp người bán phải chịu trách nhiệm về vấn đề thông quan nhập khẩu. Theo đó người bán phải đảm bảo các thủ tục hải quan, thuế và các loại chi phí liên quan đến việc nhập khẩu.
Trong trường hợp không có đủ điều kiện khả năng để hoàn thành các thủ tục thông quan trực tiếp hay gián tiếp. Hoặc không muốn chịu các chi phí thuế, chi phí liên quan đến nhập khẩu thì có thể chọn DAP hoặc DPU.
Các chi phí khi chọn DDP mà người bán phải chịu chỉ liên quan đến các chi phí cần thiết cho việc nhập khẩu không bao gồm chi phí lưu kho hoặc các dịch vụ liên quan. Trong trường hợp nhà bán hàng chọn DAP hoặc DPU thì người mua có thể yêu cầu hỗ trợ các chứng từ xuất khẩu.
5.11. Người bán tự bảo vệ bằng điều kiện bất khả kháng
Giao hàng đến điểm cuối là một quá trình dài mất nhiều thời gian, đặc biệt có thể xuất hiện nhiều tình huống rủi ro bất khả kháng. Ví dụ như chiến tranh, cướp biển, lệnh cấm nhập khẩu, hư hỏng trong quá trình vận chuyển, bốc dỡ,…
Những rủi ro này hoặc ít hoặc nhiều có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng và khi chưa đến địa điểm giao hàng quy định thì người bán phải chịu trách nhiệm hoàn toàn. Chưa kể khi không giao kịp tiến độ, hư hỏng hàng hóa còn phải bồi thường cho bên mua vì làm chậm tiến độ của bên đó.
Chính vì các lý do này người bán cần có các quy định thương thảo rõ ràng với các bên bao gồm khách hàng và đơn vị chuyên chở. Thêm vào đó cần lựa chọn điều khoản giao hàng đúng với khả năng của mình.
Trong các trường hợp có các điều kiện bất khả kháng mà nguyên nhân đến từ bên mua cũng nên được mặc định trước để đảm bảo quyền lợi dù là DPU hay DAP và DDP.
Lời kết
Trên đây là bài viết về điều kiện thương mại quốc tế DPU, DAP, DDP có thể bạn sẽ cần đến. Đừng quên theo dõi Chuyên mục điểm tin UB Academy và Diễn đàn U&Bank để cập nhật những kiến thức mới về ngành.