#1 Lễ Chùa Bà Thiên Hậu Bình Dương – Những Điều Cần Biết – Công Ty Chuyên Tư Vấn Mua Bán BDS – NChaus – Website Thuộc Sở Hữu Bởi CÔNG TY CỔ PHẦN BẤT ĐỘNG SẢN GOLDEN LAND

Bạn đã từng đi lễ hội chùa bà Thiên Hậu Bình Dương để cầu lộc, cầu tài, cầu bình an vào dịp đầu xuân năm mới. Vậy bạn có biết chùa bà Bình Dương thờ ai và nét đặc sắc của lễ hội này? Nchaus. vn sẽ giúp bạn tổng hợp những thông tin cần biết về điểm du lịch tâm linh nổi danh này nhé

Giới thiệu về lễ hội chùa bà Thiên Hậu Bình Dương

Chùa bà Thiên Hậu Bình Dương ở thành phố Thủ Dầu Một, TP Bình Dương, tỉnh Bình Dương. Là nơi tín ngưỡng của đồng bào người Việt gốc Hoa (chủ yếu) trên đất Bình Dương và các tỉnh thành lân cận.

Lễ hội chính ở miếu Bà là Lễ hội Chùa Bà được long trọng tổ chức vào đêm ngày 14 đến rạng sáng ngày rằm 15 tháng Giêng âm lịch hàng năm.

Buổi rước Kiệu Bà diễn ra với sự theo dõi của hàng triệu người đến từ khắp nơi trong nước. Buổi lễ còn có sự tham gia của hơn 30 đoàn lân nên đã tạo nên không khí rất đông vui và rộn ràng.

chùa bà thiên hậu bình dương

Chùa Bà Thiên Hậu Bình Dương ở đâu? Vị trí ở đâu?

Tọa lạc ở thị xã Thủ Dầu Một, là một trong nhiều ngôi chùa của người Hoa được nhiều người biết đến.

Nằm trên một diện tích khá lớn, chùa được xây dựng theo kiến trúc của các chùa miếu của người Hoa. Hai cổng vào sơn đỏ đưa khách tham quan đi qua một khoảng sân rộng.

Nơi đây ở góc trên, có đặt một tháp nhỏ dùng đốt giấy vàng bạc khi cúng. Bàn thờ Thiên Phụ Địa Mẫu đặt ngay cửa vào với hai con rồng chầu hai bên. Bốn câu đối treo ngay cửa vào.

Sân chùa cũng là nơi sinh hoạt bóng rổ của thanh thiếu niên Hoa trong tỉnh. Trên đỉnh Miếu, với hoa văn trang trí phổ biến tại nhiều nơi: Lưỡng long tranh châu và Cá hóa long.

chùa bà thiên hậu bình dương1

Tìm hiểu lịch sử và kiến trúc của ngôi chùa

Về lịch sử

Vậy chùa bà Bình Dương thờ ai?! Tìm hiểu về lịch sử của ngôi chùa để trả lời cho câu hỏi này. Tuy dân gian gọi là chùa Bà nhưng thực ra đây là ngôi miếu thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu.

Một vị nữ thân được cư dân Châu Á thờ phụng và tôn kính.

Chùa được thành lập giữa thế kỷ 19, nằm trên bờ rạch hương chủ Hiếu.

chùa Bà Bình Dương được ban người Việt gốc Hoa xây dựng không biết tự bao giờ. Người ta chỉ biết rằng vào thuở ban sơ, ngôi miếu thờ này tọa lạc bên cạnh rạch Hương Chủ Hiếu.

Đến năm 1923, sau khi ngôi miếu ấy bị hư hoại (có lời kể là bị hỏa hoạn), thì bốn Bang người Hoa (Quảng Đông, Triều Châu, Phúc Kiến và Hẹ) mới chung sức tái tạo ngôi chùa ở vị trí ngày nay.

cchuaf bà thiên hậu bình dương2

Về kiến trúc

Ngôi miếu gồm ba dãy nhà, ở giữa là chính điện đề ba chữ Thiên Hậu Cung, trên hai cánh cửa chính đề bốn chữ Quốc Thái Dân An, hai bên là hai cặp câu đối ca ngợi công đức của Bà.

Mái trước của chính điện lợp ngói âm dương với những đường chỉ đắp nổi, trang trí hình tượng “lưỡng long tranh châu”, “cá chép hóa rồng”.

Hai bên đường viền của mái là tượng “bà mặt trăng”, tượng quan văn, quan võ…theo lối kiến trúc của người Hoa.

Hai dãy nhà ở hai bên chính điện được xem như Đông lang, Tây lang của ngôi miếu. Đây là nơi làm việc, hội họp và là những kho chứa đồ đạc, gọi chung là Thất phủ công sở

Ngay giữa trung tâm chính điện có một cặp đối ngợi ca công đức và sự linh thiên của Bà trong việc cứu nhân độ thế khắp trần gian.

Đây cũng chính là chánh cung thờ tự Thiên Hậu Thánh Mẫu được trang hoàng áo mão vô cùng nghiêm nghị.

Do người Việt Nam ta có quan niệm kỵ sự dơ bẩn trên những gì được cho là linh thiêng nhất nên quần áo trên người Bà thường xuyên được thay mới để tránh bụi bám quá nhiều.

Ngoài tượng Thiên Hậu Thánh Mẫu được đặt ngay giữa chánh cung thì bên trái Bà còn được bố trí khám thờ Ngũ Hành Nương Nương.

Tương ứng với 5 vị nữ thần nằm trong ngũ hành Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ. Còn bên phải của Bà thì được đặt tượng thờ Ông Bổn hay còn gọi là tức Bổn Đầu Công.

chùa bà thiên hậu bình dương4

Lễ hội chùa bà Thiên Hậu Bình Dương

Theo Liêng Tâm được biết ngày lễ lớn nhất tại đây được gọi là Lễ Bà Thánh Mẫu. Ngày hội chính được diễn ra vào ngày 14 đến rạng sáng ngày 15 tháng Giêng Âm Lịch mỗi năm.

Nchaus thấy răng vào ngày hội này, người ta sẽ tổ chức rước kiệu Bà diễu hành khắp khu chợ Thủ Dầu Một cùng với 30 đoàn lân sư rồng trước sự chứng kiến của hàng triệu người dân trên khắp cả nước.

Tất cả đã tạo nên bầu không khí hết sức tươi vui và nhộn nhịp khiến người ta cảm thấy háo hức vô cùng.

Lễ rước kiệu Bà vào ngày rằm rất náo nhiệt, dẫn đầu là 4 con Hẩu, một đoàn gồm 60 thanh niên làm nhiệm vụ mở đường mang cờ hiệu, kiếm và thanh long đao.

Tiếp là 25 đội lân vừa múa, đấu võ rầm rộ, theo sau là 6 đoàn xe hoa và hàng trăm thiếu nữ thắt bím như ngọc nữ, vai gánh hoa vải đủ màu sắc, nối bước là các đội nhạc, kèn, sáo, phèng la vừa đi vừa tấu nhạc.

Sau đó là cộ Bà, trước cộ là hai án hương lớn nghi ngút, theo sát cộ Bà là ban quý tế, họ có nhiệm vụ đổi các án hương cháy dở lấy từ ky hương trao cho bá tánh, người nhận coi như lộc của bà.

Cuối cùng là đoàn khách thập phương dự hội diễu hành qua các phố quanh chợ Thủ Lượng.

Riêng tại khu vực miếu thờ, ban chức sách sẽ cho trang hoàng cờ hiệu và đèn lồng từ cửa Tam Quan đến tận chánh điện.

Trong đó sẽ có 12 chiếc đèn lồng lớn nhất được trang trí chễm chễ tại vị trí đẹp để tượng trưng cho 12 tháng trong năm.

chùa bà thiên hậu bình dương1

Sau lễ, khách được tham dự các thú vui chơi, dự lề hội Chùa Ông (thờ Quan Công). Đội múa lân, sư tử, hầu các nơi về thi múa, hóa trang mặt nạ, vừa múa vừa đấu võ.

Khi bế mạc lễ hội đoàn gồm 20 lân, rồng, sư tử, hẩu tiếp đến là bộ tứ Tây du ký tiến vào chùa chúc Bà.

Cuối hội là lễ rước kiệu Bà rầm rộ diễu hành qua các phố trong thị xã. Ðến 06 giờ chiều doàn rước trở về Chùa Bà và chấm dứt lễ hội.

Những chiếc đèn lồng được treo thành hàng dài ngay trước sân chùa đã tạo nên một cảnh tượng hết sức lộng lẫy.

Đây cũng là một nét đặc sắc trong lễ hội chùa Bà Thiên Hậu tại Bình Dương thu hút được đông đảo người dân gần xa. 

Ý nghĩa của việc đi lễ chùa bà Thiên Hậu Bình Dương

Chùa Bà Bình Dương được biết đến như là nơi thờ tự tín ngưỡng của cộng đồng người Việt gốc Hoa tại Bình Dương và nhiều tỉnh thành liền kề khác.

Thậm chí người dân ở khắp nơi còn tụ hội về đây vào dịp lễ lớn để thờ cúng Thiên Hậu Thánh Mẫu và rước lộc về nhà

Chùa bà Bình Dương thờ ai, Chùa bà là nơi rất linh thiêng với những lời cầu nguyện đầu năm. Mà không riêng gì những lời chúc năm mới suôn sẻ may mắn thôi đâu.

chùa bà thiên hậu bình dương6

Nchaus cũng như người người đến đây còn khấn xin Bà Thiên Hậu cho công việc kinh doanh của mình luôn thuận lợi.

Cũng chính vì quá linh thiêng nên từ lâu người dân khắp tỉnh mỗi khi đi ngang Thủ Dầu Một là phải ghé vào chùa để cầu an, xin lộc tài.

Lễ hội Chùa Bà Thiên Hậu không chỉ được người dân Bình Dương mà còn được nhiều người ở các vùng lân cận biết đến, kể cả những người dân sinh sống ở thành phố Hồ Chí Minh.

Nchaus.vn tin chắc rằng với Lễ hội chùa bà Thiên hậu Bình Dương, bạn đã có thêm một điểm đến du lịch văn hoá tâm linh độc đáo nhân dịp đầu năm. Chúc các bạn đón thêm nhiều tài lộc, may mắn sau chuyến hành trình.