+10 Mẫu nhà biệt thự kiểu pháp đẹp – Nhà thầu An Gia Khang
Vào thời kì Pháp thuộc các phong cách kiến trúc Pháp dần dần du nhập vào nước ta trong đó có các mẫu biệt thự kiểu Pháp đẹp, độc đáo, được giới thượng lưu Việt yêu thích cho đến ngày hôm nay. Thông thường nhà biệt thự kiểu Pháp đều có tông màu chính là màu trắng điều này làm nổi bật lên các đường nét trang trí cũng như các chi tiết của ngôi biệt thự. Hãy cùng, An Gia Khang tìm hiểu về ưu điểm và các phong cách thiết kế biệt thự kiểu pháp hiện nay.
1,1 Các ưu điểm nhà biệt thự kiểu pháp
Phong cách kiến trúc nhà kiểu pháp này có những ưu điểm nhất định, nên nhiều người lựa chọn xây dựng nhà ở kiểu Pháp.
a) Về thiết kế cửa số
Nhà biệt thự kiểu Pháp được thiết kế với nhiều cửa sổ thông thoáng giúp chống nóng, thoát hơi ẩm, phù hợp với khí hậu nhiệt đới gió mùa ở Việt Nam. Cửa sổ, cửa ra vào nhiều và rộng khắp giúp thông thoáng không gian nội thất nhưng lại trở thành nhược điểm phản tác dụng hắt nước vào mùa mưa và nắng nóng vào mùa hè. Vì vậy, dãy hiên trước mỗi cửa chính các tầng là giải pháp thông minh giúp che mưa, che nắng và tạo độ thoáng tối đa cho không gian bên trong nhà.
Đặc điểm khác trong thiết kế hệ thống cửa thoáng của nhà biệt thự kiểu Pháp là việc giao hòa không gian nội thát cả khi về đêm không cần mở cửa. Do vậy, cửa gỗ chớp lấy thoáng dù đang đóng được đưa vào trong thiết kế ngoại thất biệt thự Pháp nhưng nhược điểm của nó là mùa đông gió lùa lạnh. Điều này được nhà thiết kế khắc phục bằng cách lắp đặt thêm hệ thống cửa kính bên trong giúp lấy ánh dáng ấm mùa đồng và đồng thời tránh được gió lạnh lùa vào.
b) Về đặc điểm mái
Nhà biệt thự kiểu Pháp càng phù hợp với khí hậu Việt Nam khi nền nhà thường được xây tone cao vượt để hứng gió và hạn chế nhiệt hắt từ đất lên. Phần trên mái nhà được thiết kế bê tông lợp ngói với trần cao hoặc mái vòm cao vút tạo ra một đệm không khí ngăn nhiệt thâm nhập từ mái, đồng thời các cửa sổ mái thông thoáng nhiệt cho khoảng không gian giữa trần và mái cũng được chú trọng thiết kế.
c) Họa tiết tiểu cảnh độc đáo
Kiến trúc kiểu Pháp rất chú ý đến thiết kế tiểu cảnh, sân vườn sinh động, nên thơ phù hợp với vườn cây áo cá trong thiết kế nhà ngói Việt xưa. Do đó, kiến trúc biệt thự Pháp khá gần gũi và thân quen với người dân Việt Nam. Mọi ngóc ngách của căn nhà đều được chú trọng và thiết kế đẹp mắt.
d) Vẻ đẹp sang trọng
Nhà biệt thự kiểu Pháp mang đến giá trị tinh thần to lớn cho người sở hữu căn nhà. Biệt thự này mang đến vẻ đẹp sang trọng toát lên từ sự đơn giản, tinh tế, vẻ đẹp thường trường tồn theo thời gian. Căn nhà được trau trốt tỉ mỉ với những đường nét hoa văn mềm mại, nhưng không quá lạm dụng mà chỉ là vừa đủ để khoe vẻ kiều diễm, kiêu sa của nó.
Bản thân biệt thự kiểu Pháp đã mang nét đẹp duyên dáng mà không cần trang trí gì quá nhiều cũng khiến người khác phải trầm trồ, ao ước. Những nét đẹp từ sự tiện lợi, hợp khí thời tiết giúp mang đến cuộc sống thoải mái, dễ chịu cho người. Ngoài ra, nó còn mang lại giá trị tinh thần cho gia chủ, khẳng định đẳng cấp và gia thế cùng với sự nổ lưc cố gắng của bản thân trên con đường công danh sự nghiệp.
1,2 Các phong cách thiết kế biệt thự kiểu pháp
Biệt thự hiện nay được thiết kế theo nhiều phong cách như: Biệt thự hiện đại, biệt thự tân cổ điển, biệt thự cổ điển và biệt thự vườn. Mỗi phong cách thiết kế này đều có những đặc điểm riêng. Nhưng nhìn chung chúng đều mang tính xa hoa và thẩm mỹ rất cao.
a) Thiết kế biệt thự hiện đại
Biệt thự hiện đại là dự án kiến trúc có sự đơn giản về bố cục, hình khối, không gian phi đối xứng.
Biệt thự hiện đại ứng dụng những đường nét dứt khoát và phóng khoáng của kiến trúc phương Tây vào công trình nhà ở. Thiết kế mang vẻ đẹp mới lạ và ấn tượng nhưng không kém phần sang chảnh và thu hút
Biệt thự hiện đại có những đặc điểm như:
-
Phong cách biệt thự hiện đại sử dụng màu sắc thường thiên hẳn về 1 trong hai hướng: gam màu trắng sáng giản đơn và thanh lịch hoặc gam màu tối bí ẩn và thời thượng.
-
Vật liệu công nghiệp thường được sử dụng như Chrome, kính và bê tông .. những loại vật liệu mới theo xu hướng công nghiệp hiện đại.
-
Thiết kế đường nét giản lược, màu sắc tương phản mạnh. Có thể nhận thấy hoàn toàn khác biệt với các thiết kế truyền thống cổ xưa.
b) Thiết kế biệt thự cổ điển
Biệt thự cổ điển là những tòa biệt thự bề thế, đồ sộ giống như những tòa lâu đài của quý tộc thời xưa. Biệt thự phong cách cổ điển nổi bật với những họa tiết, hoa văn chạm trổ tinh xảo trông vô cùng đẳng cấp.
Phong cách thiết kế kiến trúc của biệt thự cổ điển có những đặc điểm là:
-
Được xây dựng trên mặt bằng rộng lớn, khoảng chia cho mỗi phòng cần ít nhất từ 50 m2.
-
Những họa tiết hoa văn phào chỉ tỉ mỉ, uốn lượn đậm chất nghệ thuật. Các đường nét mềm mại với đường bo cong tinh tế.
-
Việc ứng dụng hình dạng mái vòm cong trong biệt thự cổ điển là điều thường thấy. Các chi tiết cửa sổ hình bán nguyệt, vòm cuốn bố trí tương xứng khiến công trình trở nên mềm mại, cao và rộng hơn.
-
Không chỉ nhấn mạnh kiến trúc ngoại thất bên ngoài mà nội thất bên trong cũng được chăm chút tỉ mỉ từng tí một với những họa tiết cầu kỳ làm tăng sự đẳng cấp cho toàn bộ công trình.
-
Phong cách biệt thự này thường sử dụng những gam màu như trắng, vàng cùng chất liệu gỗ tự nhiên gia công tỉ mỉ, chất liệu đá hoa cương, mạ vàng cũng như chất liệu vải nhung cao cấp…
c) Thiết kế biệt thự tân cổ điển
Biệt thự tân cổ điển là công trình kiến trúc tổng hòa giữa 2 kiến trúc cổ điển và hiện đại. Biệt thự tân cổ điển vừa sở hữu vẻ đẹp đẳng cấp sang trọng của kiến trúc cổ điển vừa có nét đẹp phóng khoáng, trẻ trung của phong cách hiện đại. Biệt thự tân cổ điển có những đặc điểm như:
-
Phong cách biệt thự tân cổ điển không quá cầu kỳ, rườm rà và quyền quý như cổ điển. Mà chỉ thể hiện vẻ đẹp cổ kính, nhẹ nhàng; ghi ấn tượng bằng các mặt phẳng tường nhà và đường cong sắc sảo hơn đồ nội thất.
-
Biệt thự tân cổ điển có tính cân bằng và đối xứng trong thiết kế.
-
Các chi tiết kiến trúc, nội thất đối xứng trong một khuôn khổ tỷ lệ cân đối mang lại cảm giác hoàn hảo.
-
Những phù điêu, tượng được chạm khắc tinh tế mang đến vẻ đẹp huyền bí, tính nghệ thuật cao cao cho công trình.
-
Biệt thự kiến trúc tân cổ điển thường mang hình vòm cong, hình vòm được sử dụng nhiều trong các chi tiết cửa sổ hình bán nguyệt, vòm cuốn, mái sảnh…