10 điều nên biết về phong tục đón trẻ sơ sinh về nhà
Không rõ phong tục đón trẻ sơ sinh về nhà bắt nguồn từ đâu và khi nào, nhưng nếu gia đình có người lớn tuổi thì có thể sẽ được nhắc đến phong tục này. Để tránh bỡ ngỡ hay nảy sinh những mâu thuẫn, bất đồng quan điểm giữa các thế hệ thì việc tìm hiểu trước phong tục đón trẻ sơ sinh về nhà sẽ tốt hơn rất nhiều.
Sau 9 tháng 10 ngày mang nặng đẻ đau, bất cứ ba mẹ nào cũng mong chờ giây phút đưa trẻ sơ sinh từ viện về nhà. Để em bé đón vía lành dễ nuôi, nhiều gia đình có phong tục chuẩn bị và tuân thủ theo những chỉ dẫn dân gian lưu truyền khi đón trẻ sơ sinh về nhà.
Tục này chỉ mang tính tượng trưng vì cha mẹ ruột vẫn là những người chăm sóc chính cho đứa trẻ. Khi trẻ được khoảng 10 tuổi sẽ được cha mẹ xin chuộc về nhà và nuôi nấng như bình thường.
Đối với những đứa trẻ khi sinh ra gặp phải giờ xấu, gặp tuổi xung khắc với cha mẹ hoặc khó nuôi, hay ốm đau bệnh tật thì cha mẹ ruột thường sẽ tìm kiếm một người nào đó hợp tuổi với con mình để cho làm con nuôi hoặc làm lễ cho con làm con cửa Phật, cửa Thánh.
Tìm kiếm một người nào đó hợp tuổi với con mình để cho làm con nuôi hoặc làm lễ cho con làm con cửa Phật, cửa Thánh!
Mục lục bài viết
2. Nhờ người “mát tay” đón trẻ sơ sinh từ bệnh viện về nhà
Nhờ người mát tay với hy vọng bé lớn lên khỏe mạnh, dễ nuôi và nhanh nhẹn!
Ngày nay hầu hết các bà mẹ đều sinh con ở bệnh viện. Sau khoảng 48h – 72h sinh xong và được các bác sĩ, y tá theo dõi, đảm bảo sức khỏe ổn định, cho xuất viện thì gia đình thường chọn một người “mát tay”, tính tình tháo vát, nhanh nhẹn để nhờ họ đón giùm đứa trẻ từ bệnh viện về nhà.
Điều này thực hiện với mong muốn đứa trẻ sau này sẽ dễ nuôi, lớn lên khỏe mạnh, tư chất thông minh và nhanh nhẹn.
3. Mẹo xua đuổi tà ma quấy rối trẻ khi về nhà
Theo dân gian, ba mẹ thường tô vết son hoặc nhọ nồi lên trán bé để tránh bị nhòm ngó!
Theo dân gian, để tránh ma quỷ nhòm ngó, bám theo khi đón bé sơ sinh về nhà, cha mẹ nên chuẩn bị đầy đủ quần áo che chắn cho bé, quệt nhọ nồi, vết son lên trán bé hoặc mang theo dao, đũa bên cạnh mẹ và bé.
Một số gia đình kỹ lưỡng còn chọn ngày tốt, giờ đẹp để đưa trẻ về và đọc bài văn khấn dân gian lưu truyền trước khi đón trẻ về nhà 1 ngày mới yên tâm.
4. Mẹ và trẻ sơ sinh bước qua đống lửa trước khi vào nhà
Vì trẻ sơ sinh rất đáng yêu nên để phòng ngừa người cõi âm hay ma quỷ chú ý và đi theo, các gia đình thường đốt một đống lửa bằng chiếc chổi mới hoặc vàng mã cho mẹ và trẻ sơ sinh bước qua trước khi bước chân vào nhà.
Mẹ và trẻ sơ sinh bước qua đống lửa trước khi vào nhà!
5. Đốt vía cho trẻ sơ sinh
Phong tục đón trẻ sơ sinh về nhà còn có tục đốt vía cho trẻ khi trẻ bình thường mà cứ quấy khóc, dỗ mãi không nín hoặc tự nhiên đổ bệnh mà không biết lý do.
Nguyên nhân được cho là do trẻ gặp phải người vía dữ hoặc ma quỷ quấy rầy. Lúc này, cần phải dùng áo tơi cũ (loại áo đi mưa đan bằng lá cọ) hoặc chổi dùng trong nhà đem đi đốt vía cho trẻ, giúp trẻ khỏe mạnh và vui vẻ.
Trong trường hợp trẻ hay giật mình lúc ngủ hoặc trở nên ngớ ngẩn do vấp ngã thì ông bà xưa cũng làm lễ cúng nhỏ gọi là hớt vía cho trẻ.
Cụ thể: Cha mẹ sẽ cắt một quả trứng luộc làm 7 miếng (nếu là con trai) hoặc làm 9 miếng (nếu là con gái) rồi đem tới chỗ đứa trẻ bị ngã. Tại đây sẽ thực hiện chú gọi vía trẻ về, tráo cơm và trứng 7 hoặc 9 lượt rồi cho trẻ ăn cơm và trứng đó để trẻ trở lại bình thường.
6. Tục đặt tên cho trẻ sơ sinh
Theo dân gian, không nên gọi tên chính của trẻ sơ sinh, nhất là vào ban đêm để tránh bị tà ma để ý. Thông thường sẽ gọi bằng tên tục, tên ở nhà nhưng cái tên đó phải xấu xí chứ không được thu hút, nổi bật.
Tên tục sẽ được dùng để gọi trẻ cho đến khi trưởng thành. Nếu là con trai thì đến tuổi ghi vào sổ đinh mới được gọi tên chính, bỏ tên xấu xí. Còn con gái thì đến khi lấy chồng sẽ được gọi theo tên chồng.
Ngày nay đã có nhiều đổi khác nhưng nhìn chung các bậc cha mẹ vẫn đặt tên chính và tên ở nhà khác nhau cho trẻ.
Thông thường sẽ gọi bằng tên tục, tên ở nhà của trẻ!
7. Lễ cúng bà mụ cho trẻ sau 3 ngày về nhà
Một số gia đình vẫn giữ truyền thống đón trẻ sơ sinh về nhà cần làm gì và cúng gì qua nhiều thế hệ. Theo họ quan niệm, mỗi đứa trẻ được sinh ra đời đều do mười hai bà mụ góp công nhào nặn.
Do đó, đến ngày thứ 3 khi đứa trẻ ra đời, gia đình sẽ tắm rửa cho trẻ sạch sẽ, thơm tho kèm theo một mâm cúng nhỏ gọi là đoàn du phạn và một số lễ vật: 12 đôi hài, 12 miếng trầu, bánh trái các loại chia phần 12 người để tỏ lòng biết ơn 12 bà mụ.
8. Tục đóng dấu vào áo trẻ
Thủ tục đón trẻ sơ sinh về nhà có nhiều thứ để nhớ và làm theo. Một trong số đó là tục đóng dấu vào áo trẻ.
Bởi xuất phát từ mong muốn cầu phước đức và an lành cho trẻ sơ sinh khi về nhà, nhiều gia đình không ngại lặn lội đường xá xa xôi đi đến các chùa chiền, lễ hội lớn để xin làm lễ đóng dấu nhà chùa vào vải, mang về may áo cho con.
Tục đóng dấu vào áo trẻ xuất phát từ mong muốn cầu phước đức và an lành cho trẻ!
Với dấu tích nhà chùa đóng trên áo, đứa trẻ có thể lớn lên khỏe mạnh, thông minh và không sợ bị tà ma quấy phá. Những chiếc áo được đóng dấu thường được giữ gìn cẩn thận, khi giặt giũ còn được giặt riêng ở nơi cao ráo, sạch sẽ.
9. Treo tỏi đầu giường để trẻ ngủ ngon giấc
Tỏi thường được xem là vật tối kỵ của ma quỷ nên nếu những ngày đầu đón trẻ về nhà mà trẻ ngủ không ngon giấc hay la khóc cả đêm thì cha mẹ thường buộc một chùm tỏi ngay đầu giường.
Ngoài ra, người lớn còn có thể tách nhỏ củ tỏi bỏ vào túi áo hoặc túi thơm đặt bên cạnh chỗ trẻ ngủ để trẻ ngủ yên ổn và ngon giấc.
Treo tỏi đầu giường để trẻ ngủ ngon giấc hơn!
10. Kiêng khen trẻ khi đến thăm
Trẻ sơ sinh non nớt và đáng yêu nên ai cũng muốn cưng nựng và dành lời khen, nhất là họ hàng, khách khứa đến thăm trẻ.
Tuy nhiên, theo quan điểm của ông bà xưa, nên biết trước cần làm gì khi đón trẻ sơ sinh về nhà cũng như nên nói gì, tặng quà gì khi đến thăm trẻ. Tốt nhất khách đến thăm không nên khen trẻ đẹp, nặng cân… vì lời khen như vậy bị coi như lời quở, có thể làm cho trẻ bị người cõi âm chú ý, dễ ốm đau và bệnh tật.
Tốt nhất khách đến thăm không nên khen trẻ đẹp, nặng cân… vì lời khen như vậy bị coi như lời quở
Tóm lại, không chỉ ở Việt Nam mà ở nhiều quốc gia khác trên thế giới cũng có những phong tục lạ lẫm, độc đáo khi đón trẻ sơ sinh về nhà.
Có thể thấy, dù ở thời đại nào hay quốc gia nào thì cũng tồn tại những phong tục riêng dành cho những đứa trẻ khi mới chào đời, nhưng chung quy lại đều thực hiện với những mong muốn mong con trẻ về nhà được bình an, khỏe mạnh.
Chính vì vậy, nếu trong gia đình có nhiều thế hệ, suy nghĩ, quan điểm giữa cha mẹ trẻ và ông bà nội/ngoại khác nhau trong việc đưa đón, chăm sóc trẻ sơ sinh khi về nhà cũng là chuyện bình thường. Cần có sự bao dung, hiểu biết, thông cảm lẫn nhau để chọn điều tốt nhất cho sự phát triển của em bé.
Chú ý cách đưa đón, chăm sóc trẻ sơ sinh khi về nhà chưa bao giờ là thừa!
Mỗi phong tục, tập quán xưa đều có những ý nghĩa riêng và phong tục đón trẻ sơ sinh về nhà cũng vậy. Tuy nhiên, nếu không còn phù hợp với thời đại mới, các bậc cha mẹ nên tham khảo để biết thêm, hạn chế tranh cãi, mâu thuẫn với các thế hệ đi trước. Điều quan trọng chính là sự yêu thương, quan tâm đến trẻ và chọn lựa những điều tốt nhất để trẻ lớn khôn khỏe mạnh và bình an nhé!