10 tác phẩm văn học Đức nên đọc một lần trong đời

10 tác phẩm văn học Đức nên đọc một lần trong đời

Một cảnh trong phim The Reader. Ảnh: DPA

Một cảnh trong phim The Reader. Ảnh: DPA

Nhận được sự ca ngợi từ quốc tế, 10 tiểu thuyết từ cuối thế kỷ 19 đến những năm gần đây này là những tác phẩm Đức hiện đại kinh điển rất đáng để đọc.

Từ những tác phẩm đoạt giải Nobel cho đến những quyển sách bị đốt bởi Đức Quốc Xã, danh sách dưới đây sẽ điểm lại những tác phẩm cũng như tác giả có ảnh hưởng nhất tại Đức.

1. Tác phẩm Die Blechtrommel (Cái Trống Thiếc) của Günter Grass (1959)

Tác phẩm nói về Oskar Matzerath thuật lại câu chuyện đời mình từ bệnh viện tâm thần vào những năm 1950.

Chào đời năm 1924, cơ thể của Matzerath ngừng phát triển khi lên ba. Ẩn sâu trong hình hài một đứa trẻ là những suy nghĩ, chiêm nghiệm của một người trưởng thành. Tác phẩm giúp Günter Grass đoạt giải Nobel cho tiểu thuyết nổi tiếng nhất. Mặc dù đây không phải là tác phẩm dễ ngấm nhưng vẫn rất đáng để đọc.

Nhật báo The Guardian nhận xét đây là tác phẩm hoàn toàn lột tả được tất cả các hào quang và mặt tăm tối của thế kỷ 20 từ cảm xúc, không gian, sự điên cuồng đến hiện thực và lịch sử đều được tái hiện.

2. Tác phẩm Der Tod in Venedig (Chết ở Venice) của Thomas Mann (1912)

Có lẽ Buddenbrooks và Der Zauberberg (Núi Thần) là tiểu thuyết nổi tiếng nhất của Thomas Mann.

Nhưng để thật sự cảm được hương vị văn học của Mann, tác phẩm “Der Tod trong Venedig” (Chết ở Venice) là lựa chọn đúng đắn.

Tác phẩm kể về nhà văn nổi tiếng Gustav von Aschenbach đang tận hưởng kỳ nghỉ hè ở Venice. Trong một bữa tối, anh để mắt đến một cậu bé vị thành niên xinh đẹp lạ thường.

Anh ta ngay lập tức rơi vào cơn si mê điên cuồng, mặc cho những điềm báo về mối nguy hiểm đang lan rộng khắp thành phố.

3. Tác phẩm Der Vorleser (Người đọc) của Bernhard Schlink (1995)

Vào cuối những năm 1950, Michael Berg say đắm trong mối tình bí mật nhưng đầy mãnh liệt với người phụ nữ hơn mình 20 tuổi. Đây là người phụ nữ khiến anh bối rối nhưng cũng là người mê hoặc chàng trai đến từ Tây Đức khi anh 15 tuổi.

Vài năm sau, khi đã là sinh viên trường luật , Michael anh tham dự phiên tòa xét xử và nhận ra rằng bị cáo là người phụ nữ mà anh đã yêu ngày nào. Nhưng giờ đây, người phụ nữ ấy rất khác với người mà anh đã từng biết.

Tác phẩm “Người Đọc”  thuộc thể loại Vergangenheitsbewältigung – một thuật ngữ được sử dụng để mô tả quá trình Đức Quốc xã  đối mặt với quá khứ  – và là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất bên ngoài phạm vi nước Đức. Năm 1997, tác phẩm trở thành cuốn sách đầu tiên trong văn học Đức đứng đầu danh sách bán chạy nhất theo tờ New York Times, và Kate Winslet đoạt giải Oscar danh giá cho vai diễn trong bộ phim năm 2008.

Tuy nhiên, tác phẩm bị vướng vào những chỉ trích dữ dội, các nhà phê bình cho rằng tác phẩm khuyến khích việc rửa tội cho những kẻ sát nhân trong nạn diệt chủng người Do Thái – Holocaust.

4. Tác phẩm Im Westen Nichts Neues (Mặt Trận Miền Tây Vẫn Yên Tĩnh) của Erich Maria Remarque (1929)

4. Tác phẩm Im Westen Nichts Neues (Mặt Trận Miền Tây Vẫn Yên Tĩnh) của Erich Maria Remarque (1929)

Đây là một trong những quyển sách nổi tiếng nhất về Thế Chiến I, cuốn tiểu thuyết của Remarque kể câu chuyện về người lính Đức – Paul Bäumer, đưa ra viễn cảnh loài người trước cuộc chiến tranh tàn khốc ở châu Âu từ năm 1914 đến 1918. Remarque là cựu chiến binh, ông đã viết và xuất bản cuốn sách này sau một thập kỷ khi chiến tranh đã kết thúc.

Tác phẩm tập trung vào cuộc sống hàng ngày của một binh nhì, tình tiết bạo lực của trận chiến và điều tầm thường của cuộc sống.

Tác phẩm được xuất bản vào năm 1929 và nhanh chóng được quốc tế ca ngợi. “Mặt Trận Miền Tây Vẫn Yên Tĩnh” được dịch ra 22 thứ tiếng khác nhau và bán được 2,5 triệu bản trong 18 tháng đầu tiên.

Đây cũng là một trong những quyển sách đầu tiên bị cấm và đốt bởi Đức Quốc xã vì mang tính “hạ thấp giá trị”.

5. Tác phẩm Das Parfum (Mùi hương) của  Patrick Süskind (1985)

ác phẩm Das Parfum (Mùi hương) của  Patrick Süskind (1985)

Trong khi hầu hết các tiểu thuyết hay đều cố khơi gợi hình ảnh trong đầu đọc giả, thì tác phẩm “Mùi Hương” lại gợi lên mùi hương và hương thơm ấy bốc lên trên từng trang sách.

Tác phẩm viết về hành trình của một cậu bé với khứu giác nhạy bén về mùi và chính khứu giác này làm cậu ta có những hành vi điên rồ, tiểu thuyết của Süskind sẽ đưa bạn trở lại Pháp vào thế kỷ 18, cùng  thành phố Paris rực rỡ nhưng bốc mùi.

Được xuất bản vào năm 1985, tác phẩm đứng đầu bảng xếp hạng những cuốn sách bán chạy nhất và  nằm trong danh sách bán chạy nhất của tạp chí Der Spiegel trong tám năm liên tiếp, đồng thời tác phẩm cũng nhận được thành công to lớn trên trường quốc tế.

Bạn sẽ không hối tiếc khi chọn đọc tác phẩm hấp dẫn này.

6. Tác phẩm Austerlitz của W.G. Sebald (2001)

Đây là cuốn tiểu thuyết thứ tư và cuối cùng của W.G. Sebald trước khi ông đột ngột qua đời trong vụ tai nạn xe hơi năm 2001. Đây là một cuốn sách đầy thử thách nhưng rất đáng đọc. Ông là một giáo sư đại học, sống ở miền đông nam nước Anh , những kiến thức sâu rộng của ông trong cuốn tiểu thuyết chỉ có thể là kiến thức của một học giả.

Tiểu thuyết nói về hành trình của Jacques Austerlitz, một người đàn ông đến Anh vào năm 1939 khi còn là một cậu bé đến từ Prague. Thông qua một loạt các đối thoại với người kể chuyện, Austerlitz từ từ tiết lộ câu chuyện đời mình.

Phong cách hành văn bất thường của Sebald đã được mô tả rất riêng : súc tích, hơi lỗi thời nhưng vẫn thu hút người đọc và đưa họ vào cuộc hành trình xuyên lịch sử châu Âu đầy lôi cuốn.

7. Tác phẩm Die Verwandlung (Hóa Thân) của Franz Kafka (1915)

Tác phẩm Die Verwandlung (Hóa Thân) của Franz Kafka (1915)

Franz Kafka chào đời tại Prague năm 1883, nay là thủ đô của Cộng hòa Séc.

Vào giai đoạn ấy, Prague là một phần của Đế chế Áo-Hung, và ông đã viết tác phẩm bằng tiếng Đức. Kafka được coi là một trong những nhân vật văn học có ảnh hưởng nhất của thế kỷ 20, và tính từ “Kafkaesque” – có nghĩa là phức cảm đáng sợ và ngột ngạt – là chủ đề cho nhiều  tác phẩm của ông.

“Hóa thân” có lẽ là tác phẩm nổi tiếng nhất của ông, và nhiều đọc giả đã quá quen thuộc với những dòng lời tựa kỳ lạ: “Một sáng khi Gregor Samsa thức dậy từ những giấc mơ khó chịu, ông thấy mình biến thành một sinh vật khổng lồ như côn trùng.”

Đừng hy vọng rằng cuốn tiểu thuyết này sẽ ít ác mộng hơn.

8. Tác phẩm Berlin Alexanderplatz của Alfred Döblin (1929)

Tác phẩm Berlin Alexanderplatz của Alfred Döblin (1929)

Berlin Alexanderplatz được xuất bản vào năm 1929 – là đỉnh cao của nhà nước Cộng hòa Weimar, trước khi tất cả đều sụp đổ vào “Ngày thứ Ba đen tối”. Berlin không giống như các thành phố khác vào cuối những năm 1920: đa dạng, tự do và trụy lạc.

Cuốn tiểu thuyết tiêu biểu này nói về câu chuyện của cựu tù nhân Franz Biberkopf, sau khi được thả ra khỏi nhà tù ở Berlin ông thề rằng ông sẽ sống một cuộc sống tốt và lương thiện . Tuy nhiên,  Franz đã nhanh chóng lao thế giới ngầm bí ẩn  nhưng đầy phấn chấn. Theo danh sách của báo The Guardian biên soạn năm 2002, cuốn tiểu thuyết của Döblin đã được bình chọn là một trong “100 cuốn sách của thời đại”.

9. Tác phẩm Imperium: Viễn tưởng vùng Biển Nam của Christian Kracht (2012)

Tác phẩm Imperium: Viễn tưởng vùng Biển Nam của Christian Kracht (2012)

Trong tác phẩm Imperium, một người khỏa thân ăn chay từ Nuremberg đã khởi hành đến đảo Nam Thái Bình Dương để tạo ra một tôn giáo thờ phụng dừa và mặt trời. Nghe có vẻ vô lý nhưng tiểu thuyết Imperium của Kracht thực sự dựa trên một câu chuyện có thật.

Trong cuốn sách dí dỏm và đầy mỉa mai này, Kracht – một trong những nhân vật khó nắm bắt nhất của nền văn học Đức hiện đại – kể nhiều hơn về câu chuyện đầy kinh ngạc nhưng đúng về nhân vật cực đoan này. Ông cũng đề cập đến các phong trào cực đoan vào thế kỷ 20, cũng như đưa ra những chiêm nghiệm thú vị khác.

10. Tác phẩm Effi Briest của Theodor Fontane (1896)

Tác phẩm Effi Briest của Theodor Fontane (1896)

Được viết vào cuối thế kỷ 19, tiểu thuyết của Fontane kể câu chuyện về cuộc sống tại Đức thời kỳ thống nhất và sự hiện đại hoá nhanh của quốc gia này .

Effi Briest là một cô gái trẻ xuất thân từ giới quý tộc Phổ truyền thống, cô kết hôn với một quan chức lớn tuổi hơn mình. Là một đầy tớ tận tụy đối với nhà nước nhưng chồng  ít khi bày tỏ yêu thương với vợ và điều này dẫn đến những trở ngại to lớn.

Tác phẩm đầy đau xót này được xem là một trong những kiệt tác vĩ đại nhất của người Đức, và một câu chuyện đẹp nhưng bi thảm của hai con người mắc kẹt trong xiềng xích xã hội.

Được viết bởi Alexander Johnstone