100++ mẫu Xe đạp đua (Road), xe đạp cuộc giá rẻ cao cấp chính hãng
Sắp xếp theo: Mới nhất Giá từ thấp tới cao Giá từ cao tới thấp
Xem nhanh
Mục lục bài viết
Xe đạp đua là gì?
Xe đạp đua, một số nơi còn gọi là xe đạp cuộc được dịch ra từ cụm từ Road Bike trong tiếng Anh. Road có nghĩa là tốc độ, đua… còn Bike là xe đạp, ghép nghĩa hai từ này lại thành xe đạp tốc độ hay xe đạp đua…
Tóm lại xe đạp đua là dòng xe thiên về tốc độ, tất cả mọi chi tiết thiết kế từ chất liệu cho đến kiểu dáng đều tập trung vào tối ưu trọng lượng và lực cản gió (khí động học) giúp người sử dụng đạt được tốc độ tối đa trên các đoạn đường bằng phẳng.
Tuy có lợi thế về tốc độ nhưng lại hạn chế về độ bám đường, dễ trơn trượt, không hiệu quả cho các cung đường địa hình khó.
Xe đạp đua có đặc điểm gì nổi bật?
-
Xe đạp đua thường được thiết kế tay lái cong tạo thế ngồi núp gió giúp xe đi nhanh hơn.
-
Xe đạp đua thường không có phuộc (giảm xóc) như các dòng xe địa hình, lốp xe nhỏ ít gai để giảm trọng lượng xe.
-
Đường kính bánh xe to hơn các dòng xe địa hình (MTB) giúp tối ưu tốc độ.
Những biến thể phổ biến của xe đạp đua
Xe đạp Gravel
Gravel bike là 1 chiếc xe road đa dụng, thiết kế bánh có bề rộng to hơn, nhiều gai hơn để đi được ở những địa hình phức tạp hơn như đường sỏi đá, đường trơn trượt… , khung sườn xe được thiết kế ngồi thẳng lưng thoải mái hơn, và trên sườn xe có nhiều lỗ gắn baga, gọng bình nước.
Xe đạp Sportive / Endurance
Endurance/ Sportive bike tạm dịch là xe đạp đường dài, được thiết kế để đi trên những cung đường dài không bằng phẳng, nơi mà cua rơ phải gồng mình đạp cả ngày với tốc độ cao qua những cung đường “khó nhai” nhất bạn có thể nghĩ đến.
Một vài đặc điểm cơ bản để phân biệt Endurance/ Sportive bike so với các loại Road bike khác:
+ Khoảng hở lốp (tyre clearance) to hơn để có thể sử dụng những loại lốp có bề ngang lớn và chống sốc tốt, mục đích giảm thiểu tình trạng nhức mỏi cơ gây ra bởi những rung lắc trên đường.
+ Xe đường dài được thiết kế để có tư thế ngồi thẳng lưng hơn là cúi người, từ đấy giảm gánh nặng lên lưng, vai, cổ…
+ Xe đường dài thường được gắn bộ giò đĩa nhỏ (compact crankset) với líp to, nhằm giúp cho việc nhấn pedal dễ dàng hơn, giúp chân thư giãn trên những cung đường dài. Giò đĩa cho xe đường dài thường có chỉ số 50-34, trong khi líp thường là 11-28 hoặc 11-32.
Xe đạp Triathlon (Time Trial)
Xe Triathlon / TT (Time Trial) là dòng xe đặc thù dành riêng cho các cuộc đua tính giờ và ba môn phối hợp. Các dòng xe Triathlon có cấu trúc tối ưu khí động học khá tương đồng với dòng xe đạp đua nhưng ngoài ra, chúng có những tính năng chuyên biệt để hỗ trợ cho cuộc đua khắc nghiệt này.
Mua xe đạp đua cần lưu ý điều gì?
Để chọn một chiếc xe đạp đua phù hợp với nhu cầu và ngân sách có thể chi trả không phải là một điều dễ dàng. “Không có bất cứ thứ gì là tốt nhất, chỉ có thứ phù hợp nhất”. Xe đạp cũng vậy, đầu tiên nếu mua bạn cần xem xét cẩn thận các điểm sau:
Mục đích sử dụng xe đạp đua
Đầu tiên, bạn cần trả lời mục đích sử dụng xe đạp đua của bạn là gì: đạp xe thư giãn cuối tuần, khám phá những cung đường mới, hay rút ngắn thành tích tại giải thi đấu sắp đến?
Nếu bạn muốn một chiếc xe đạp chỉ để đạp thong thả cuối tuần, thì một chiếc xe đường dài hoặc Gravel là đủ. Còn nếu nhu cầu là để cải thiện thành tích tại các giải đấu, thì bạn nên cân nhắc dòng xe Triathlon hoặc Aero.
Thương hiệu sản xuất
Hiện trên thị trường Việt nam có rất nhiều các thương hiệu xe đạp khác nhau, từ bình dân đến cao cấp đáp ứng đủ nhu cầu chơi xe của tất cả mọi người.
Nếu bạn là một người đam mê bộ môn xe đạp và có ngân sách khá dư dả thì Giant, thương hiệu xe đạp số 1 thế giới sẽ là cái tên không thể bỏ qua. Ngược lại, nếu bạn mới bắt đầu làm quen bộ môn này và tài chính vẫn là vấn đề đối với bạn thì các thương hiệu khác như Fornix, Trinx, Galaxy, Maruishi… sẽ là một lựa chọn khác rất đáng để bạn cân nhắc.
Khung sườn xe đua loại nào phù hợp với bạn?
Trên thị trường xe đạp đua ở Việt Nam, có ba lựa chọn là khung sườn hợp kim Thép (giá xe dưới 5 triệu), khung sườn hợp kim Nhôm (giá xe trên 5 triệu) và khung sườn Carbon (giá từ 20 triệu đến hàng trăm triệu) và mỗi loại đều có những ưu nhược điểm riêng, cụ thể:
+ Khung sườn Thép là vật liệu phổ biến nhất để làm khung cho các loại xe đạp giá rẻ. Ưu điểm của loại khung này là chịu lực, hấp thu lực tốt nhưng khối lượng nặng và có thể có rỉ sét.
+ Khung sườn Nhôm có ưu điểm là nhẹ và cứng, tuy nhiên khả năng hấp thụ xung động lại kém và giá cao hơn khung Thép.
+ Khung sườn Carbon vừa có độ cứng cao hơn thép, trọng lượng lại nhẹ hơn Nhôm không bị rỉ sét theo thời gian nhưng nhược điểm là giá rất cao, không phù hợp với số đông người dùng.
Bộ chuyển tốc mạnh mẽ, trơn tru
Bộ chuyển động hay mọi người thường gọi là bộ đề là bộ phận truyền động, chuyển lực đạp của bàn chân sang bánh xe giúp xe di chuyển về phía trước. Một bộ chuyển động thường gồm rất nhiều các thành phần như giò (crankset), đĩa (chainring), líp (cassettte), sang số (derailleur), trục (branket), sên (chain),…
Các bộ chuyển động thường được phân biệt theo số: “8, 9, 10, 11 sp” (sp viết tắt của speed), tương ứng với số lượng líp (cassette) gắn ở trục bánh xe sau. Đa số các xe đạp đua sẽ có 2 hoặc 3 đĩa (chainring) ở trục trước, kết hợp với số líp ở trục sau sẽ cho mang đến từ 2×8 (16) và 3×11 (33) tùy chọn tốc độ khác nhau.
Trong số các thương hiệu sản xuất bộ chuyển động, Shimano là thương hiệu phổ biến nhất thế giới với nhiều lựa chọn ở nhiều tầm giá khác nhau, phù hợp cho người mới bắt đầu đến vận động viên chuyên nghiệp.
Danh sách các bộ chuyển động của Shimano theo thứ tự từ cao cấp đến bình dân (đắt nhất đến rẻ nhất)
-
Chuyên nghiệp: Shimano Dura-Ace (11 speed)
-
Chuyên nghiệp: Shimano Ultegra (11 speed)
-
Bán chuyên: Shimano 105 (11 speed)
-
Bán chuyên: Shimano Tiagra (10 speed)
-
Nghiệp dư: Shimano Sora (9 speed)
-
Nghiệp dư: Shimano Claris (8 speed)
Ngoài ra còn có hai thương hiệu sản xuất bộ chuyển động nổi tiếng khác trên thế giới là Campanoglo và Sram. Hai hãng này thường là lựa chọn của dân chơi Triathlon chuyên nghiệp hoặc đại gia.
Bánh xe đạp đua thế nào?
Một thành phần quan trọng khác của xe đạp là bánh xe: vành và lốp. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến cảm giác lái và tốc độ đạp. Bánh xe được chia thành nhiều loại dựa vào kích thước (đường kính, bề rộng vành) và cấu tạo (chất liệu, thiết kế căm xe).
Có rất nhiều hãng sản xuất bánh xe: ZIPP, Shimano, Sram, Felt, Giant,… Tùy thiết kế và cấu tạo, giá bánh xe dao động từ vài triệu đến vài chục triệu.
Đối với các dòng xe đạp đua cao cấp trên $2000, cặp bánh xe là một trong những yếu tố lựa chọn quan trọng bên cạnh sườn và bộ chuyển động. Bạn cần nghiên cứu kỹ để chọn loại phù hợp.
Còn với những dòng xe đạp đua giá rẻ phổ thông cho người mới bắt đầu, cặp bánh xe thường có tỉ trọng giá thấp hơn nhiều so với sườn xe và bộ chuyển động nên không cần bận tâm nhiều. Sử dụng bánh có sẵn theo xe là đủ dùng để bắt đầu làm quen. Khi đã có kinh nghiệm, bạn có thể tìm hiểu sâu hơn để nâng cấp lên loại bánh phù hợp với nhu cầu sử dụng.
Hệ thống phanh an toàn, chính xác?
Hiện trên thị trường có 3 loại phanh chính là phanh vành, phanh đĩa và phanh dầu. Tùy vào tài chính và mục đích sử dụng mà bạn có thể chọn cho mình loại phanh thích hợp.
Nếu bạn thường xuyên đi xa dài ngày thì nên dùng phanh vành, vì phanh vành dễ sửa chữa, dễ thay thế. Hãy thử tưởng tượng đang đi xa mà bạn bị đứt dây phanh dầu, hoặc bị cong đĩa phanh… thì sẽ rất khó để thay thế và sữa chửa phải không?
Ngược lại, phanh đĩa có ưu điểm là phanh rất ăn, và thời trang tuy nhiên lại khó bảo trì và thay thế hơn nhiều so với phanh vành.
Yên xe cũng rất quan trọng
Cho dù khung sườn xe nhẹ cách mấy, group chuyển tốc xịn xò cách mấy, nhưng cái mông bạn chịu không nổi thì cũng ko thể nào đạp xa được đúng không nào? Vì vậy, một chiếc yên tốt cũng là một trong các tiêu chí cần lưu ý khi lựa chọn xe.
>>> Tham khảo thêm Chọn yên xe đạp như thế nào để thoải mái nhất khi đạp xe?
Cách chọn khung xe đạp đua phù hợp với chiều cao cơ thể:
Việc chọn cỡ xe phù hợp với chiều cao cơ thể là cực kì quan trọng, vì chọn đúng cỡ xe sẽ giúp việc đạp xe thoải mái hơn rất nhiều làm giảm các hiện tượng mỏi lưng, vai gáy … Do đó trước khi mua, bạn nên tham khảo bảng cỡ khung xe đạp đua bên dưới để chọn cho mình một chiếc xe vừa vặn nhất nhé !!!
Chiều cao trung bình
Kích thước khung xe
~ 157 – 169 cm
XS (~ 700C * 44)
~ 165 – 175 cm
S (~ 700C * 47)
~ 171 – 181 cm
M (~ 700C * 50)
~ 177 – 187 cm
ML (~ 700C * 53)
XS (~ 700C * 44)
S (~ 700C * 47)
M (~ 700C * 50)
ML (~ 700C * 53)
A
44 cm
47 cm
50 cm
53 cm
B
51.5 cm
53.5 cm
55 cm
56.5 cm
Những lưu ý khi sử dụng xe đạp đua:
Bạn nên điều chỉnh yên xe sao cho gót chân của mình chạm vào bàn đạp ở vị trí thấp nhất khi ngồi trên yên. Ngoài ra, mũi bàn chân cần phải chạm được tới mặt đất để đảm bảo bạn có thể giữ được thăng bằng.
Thêm vào đó, bạn có thể tựa tay vào tay cầm lái để nghỉ ngơi dưỡng sức khi phải di chuyển trên những quãng đường dài.
Chẳng hạn, nếu đang di chuyển trên một địa hình bằng phẳng nhưng bỗng gặp một con dốc, bạn cần phải thay đổi tốc độ lái chậm hơn để có thể vượt qua dễ dàng và đảm bảo an toàn cho bản thân…
Vì thế, bạn cần hít thở đều đặn trong quá trình lái xe, không sử dụng quần áo quá bó sát tránh ảnh hưởng đến hô hấp. Bạn nên ưu tiên chọn lựa trang phục thoải mái, dễ thoát mồ hôi giúp bạn đỡ mệt mỏi, luôn cảm thấy sảng khoái và tràn đầy năng lượng.
Tham khảo một số mẫu xe đạp đua hot nhất thị trường
Xe đạp đua Trinx Tempo 1.0
Thương hiệu: Trinx
Chất liệu khung: TRINX Alloy
Loại phanh: Alloy side pull
Phuộc giảm xóc: Hi-ten Steel 700C
Líp: 7S 14-28T
Giò đĩa: 28/38/48Tx170L
Tốc độ: 21
Vành xe: TRINX Alloy Double Wall
Kích cỡ bánh xe: 700C
Lốp xe: CST-C1406 700x25C
Dây âm sườn: Không
Bảo hành:
-
02 năm cho khung xe / 01 năm cho phụ tùng
-
Không bảo hành săm lốp xe bị thủng
Trinx Tempo 1.0 là dòng xe đạp đua có kết cấu mạnh mẽ, khỏe khoắn, độ bền cao đang rất được ưa chuộng tại Việt Nam. Với cấu hình xe ở phân khúc tầm trung phù hợp cả với người đã có kinh nghiệm và chưa có kinh nghiệm đạp xe đường dài.
Hiện xe có 3 mầu thời trang rất bắt mắt, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau.
Xe đạp đua Maruishi Toring Master
Thương hiệu: Maruishi
Chất liệu khung: Hợp kim nhôm 7005
Loại phanh: Phanh V Winzip
Phuộc giảm xóc: Phuộc đơ, sợi carbon
Líp: Shimano Claris 11-26T 8s
Giò đĩa: Prowheel Ounce 34-50T
Tay đề: Shimano Claris – 16 speed
Đề trước: Shimano Claris 2s
Đề sau: Shimano Claris 8s
Tốc độ: 16
Vành xe: Hợp kim nhôm 7005
Kích cỡ bánh xe: 700
Lốp xe: Continental Ultra Sport – 700 x 25c
Dây âm sườn: Có
Bảo hành:
-
03 năm cho khung xe / 01 năm cho phụ tùng
-
Không bảo hành săm lốp xe bị thủng
Một chiếc xe đạp đua đến từ thương hiệu Maruishi Nhật bản với cấu hình cao cấp vượt trội so với tầm giá, thật sự sẽ làm bạn hài lòng ngay từ lần đầu tiên nhìn thấy.
Toàn bộ xe được làm từ hợp kim nhôm chất lượng, có thể chịu được tải trọng lớn, chống chịu những va đập mạnh trong quá trình sử dụng. Kết hợp cùng với lớp sơn tĩnh điện, đảm bảo khung xe bền bỉ trước mọi thời tiết…
Xe đạp đua Life Captain
Thương hiệu: LIFE
Chất liệu khung: Carbon fibre dây cáp đi âm khung
Loại phanh: Phanh V chống bó
Phuộc giảm xóc: Carbon fibre
Líp: Líp thả SUNSHINE SZ 11s
Giò đĩa: Đùi đĩa trục rỗng Prowheel 52/36T
Tay đề: SHIMANO 105 R7000 Japan 2×11 tốc độ
Đề trước: Shimano 105 2s
Đề sau: Shimano 105 11s
Tốc độ: 22
Vành xe: Vành hợp kim nhôm HOPETECH 40mm
Kích cỡ bánh xe: 700×23/25 van kim
Lốp xe: CST 700x25C
Dây âm sườn: Có
Bảo hành:
-
05 năm cho khung xe / 01 năm cho phụ tùng
-
Không bảo hành săm lốp xe bị thủng
Nếu bạn đang tìm một chiếc xe đạp đua khung Carbon với tầm giá khoảng 20tr VNĐ thì Life Captain sẽ là một gợi ý đáng để bạn cân nhắc.
Toàn bộ khung xe là Carbon nguyên khối, cùng bộ truyền động 22 tốc độ với tay đề, củ đề trước và sau SHIMANO 105 cao cấp giúp xe chuyển động hết sức nhẹ nhàng nhưng vẫn rất đầm chắc.
Life Captain được trang bị hệ thống phanh V ở cả bánh trước và sau giúp dễ dàng điều chỉnh lực thắng cho phù hợp, tạo cảm giác an toàn khi di chuyển xe ở tốc độ cao.
Xe có 4 gam màu rất thời trang trong đó màu Đỏ và Xanh Ánh Tím dành cho những ai thích sự nổi bật, còn màu Ghi và Trắng dành cho người trầm tính hơn.
Xe đạp đua Giant PROPEL ADV SL 1 D 2022
Thương hiệu: Giant
Chất liệu khung: Advanced SL-Grade Composite
Kích cỡ khung: XS, S, M
Loại phanh: SRAM Force eTap AXS hydraulic
Phuộc giảm xóc: Advanced SL-Grade Composite
Líp: SRAM Force, 12-speed
Giò đĩa: SRAM Force D1 DUB
Tay đề: SRAM Force eTap AXS
Đề trước: SRAM Force eTap AXS
Đề sau: SRAM Force eTap AXS
Tốc độ: 24
Vành xe: Giant SLR 1 Carbon Disc WheelSystem
Kích cỡ bánh xe: 700
Lốp xe: CADEX Race 25, tubeless,700x25c (26.5mm)
Dây âm sườn: Có
Bảo hành:
-
05 năm cho khung xe / 01 năm cho phụ tùng
-
Không bảo hành săm lốp xe bị thủng
Nói đến tốc độ phải nói đến Giant Propel Advanced – dòng xe đạp đua đặc biệt được Giant thiết kế với một mục đích duy nhất là mang lại cho người dùng trải nghiệm tốc độ tối ưu nhất.
Với đặc trưng khung xe bằng chất liệu Carbon cao cấp siêu nhẹ và thiết kế khí động học, Giant cam kết rằng giá trị Propel Advanced đem lại xứng đáng với giá tiền bạn bỏ ra cho dòng xe chuyên nghiệp này.
Propel ADV SL 1 D 2022 có kiểu dáng trẻ trung cùng phong cách thể thao mạnh mẽ, trọng lượng 9 kg phù hợp cho người có chiều cao từ 1m5 trở lên rèn luyện sức khỏe hay tham gia chinh phục những chặng đua đầy thử thách.
Xe đạp đua nữ LIV AVAIL AR 3 2022
Thương hiệu: LIV
Chất liệu khung: ALUXX-Grade Aluminium
Kích cỡ khung: S
Loại phanh: Tektro MD-C550 mechanical
Phuộc giảm xóc: Advanced-Grade Composite
Líp: Shimano Sora 9 tầng
Giò đĩa: Shimano Sora, 34/50T
Tay đề: Shimano Sora 2*9S
Đề trước: Shimano Sora
Đề sau: Shimano Sora
Tốc độ: 18
Vành xe: Giant S-R2 Disc wheelset
Kích cỡ bánh xe: 700
Lốp xe: Giant S-R3 AC, 700x32c
Dây âm sườn: Có
Bảo hành:
-
05 năm cho khung xe / 01 năm cho phụ tùng
-
Không bảo hành săm lốp xe bị thủng
Liv là thương hiệu xe đạp được Giant thiết kế dành riêng cho phái nữ. Thương hiệu Liv kế thừa những kỹ thuật và chất lượng hàng đầu từ Giant.
Và trong bộ sưu tập các mẫu xe đạp đua hot nhất năm này, sẽ thật thiếu sót nếu không đề cập đến mẫu LIV AVAIL AR 3 2022 rất nữ tính nhưng không kém phần thể thao.
Toàn bộ khung xe là Nhôm siêu nhẹ, cùng công nghệ sơn phủ 3 lớp độc quyền đến từ hãng Giant mang lại vẻ bề ngoài phải nói là không thể chê vào đâu được. Nếu thử một lần ngồi lên chiếc xe và nhẹ nhàng xe gió, cảm giác thật sự là hết sức phê pha.
Phụ kiện nào là cần thiết khi đi xe đạp đua?
Quần áo đạp xe thường được thiết kế với chất liệu co giãn, bó sát mang tới cảm giác thoải mái khi đạp, bởi vậy đây là phụ kiện đầu tiên bạn nên nghĩ tới. Bên cạnh đó, để đảm bảo an toàn hơn bạn cũng có thể lựa chọn loại quần áo phản quang cho mình trong mỗi chuyến đi.
Đây cũng là phụ kiện quan trọng với những ai có thói quen đạp xe vào buổi tối… những thời điểm ánh sáng bị hạn chế. Sử dụng quần áo phản quang để tạo hiệu ứng tương phản giúp cho người xung quanh nhìn thấy bạn, tránh trường hợp va chạm đáng tiếc xảy ra.
Mũ bảo hiểm là một trong những phụ kiện quan trọng và không thể thiếu đối với mỗi người “chơi” xe đạp thể thao. Đây là phụ kiện có tác dụng bảo đảm an toàn cho bạn trong quá trình di chuyển, bởi vậy bạn nên lựa chọn sản phẩm có chất lượng tốt, lựa chọn size phù hợp với vòng đầu của mình để đảm bảo sự an toàn tốt nhất.
Bạn có thể lựa chọn loại mũ có kính liền để bảo vệ đôi mắt của mình trong mỗi chuyến đi được tốt hơn.
Ba lô, túi xách và giỏ xe hoặc giỏ xe là những phụ kiện xe đạp cần thiết cho một chuyến đi dài. Bởi trong chuyến đi này bạn phải mang theo khá nhiều đồ và những phụ kiện trên sẽ phát huy tác dụng tối đa.
Thay vì sử dụng một chiếc balo khoác trên lưng bạn nên lựa chọn balo treo bên hông xe là tiện lợi nhất. Những phụ kiện trên cũng dễ dàng tháo ra, lắp vào một cách tiện lợi nếu bạn không cần đến chúng mà cũng không ảnh hưởng gì tới vẻ đẹp của chiếc xe.
Khóa xe rất cần thiết vì những chiếc xe đạp thể thao cao cấp có giá không hề rẻ, mặt khác đây cũng là người bạn đồng hành trên những chặng đường. Vì vậy, đừng bỏ quên chiếc khóa xe để bảo vệ tốt cho chiếc xe của mình.
Hiện nay, nhiều người lựa chọn loại khóa dây nhựa bên trong có lõi thép để bảo vệ xe. Tuy nhiên, bạn có thể lựa chọn khóa số hoặc loại khóa có đi kèm chìa khóa.
Bộ lục giác sửa xe là phụ kiện không thể thiếu. Xe đạp thể thao về cơ bản cũng được thiết kế giống mới một chiếc xe đạp bình thường. Sắm cho mình bộ dụng cụ sửa xe để tự mình khắc phục những vấn đề không may xảy ra với bạn trong quá trình di chuyển là một điều cần thiết cho sự an toàn của chuyến đi.
Đèn cho xe đạp thể thao sẽ phát huy tác dụng tối đa khi bạn di chuyển khi trời tối. Một chiếc đèn ở phía trước xe giúp bạn soi sáng, làm tác dụng báo hiệu đối với những phương tiện giao thông khác là yếu tố cần thiết. Bạn có thể dùng đèn pin hoặc sử dụng loại đèn điện nhỏ gắn ở phía trước vừa tiện lợi lại vừa không lo lắng về việc hết pin.
Mẫu đèn Numen của hãng Giant cũng là một món phụ kiện xe đạp bạn nên tham khảo khi đi mua đèn pin cho xe. Mẫu đèn có thiết kế nhỏ gọn, kiểu dáng thể thao sẽ không bị lạc lõng khi kết hợp với chiếc xe của bạn.
Bơm xe rất quan trọng trong những chuyến đi dài. Khi xe gặp vấn đề về lốp hoặc săm, sau khi sửa chữa bạn cũng cần có bơm thì mới có thể tiếp tục được cuộc hành trình của mình.
Lưu ý: bạn cần phải lựa chọn được loại bơm phù hợp với van và lốp xe của mình. Vì vậy, trước khi mua bơm bạn cần kiểm tra kỹ lốp và van xe. Hiện nay, ngoài một số loại bơm truyền thống thì có loại bơm cho phép người dùng cắm trực tiếp vào van xe.
Bình nước và giá để bình nước là phụ kiện xe đạp không thể thiếu. Khi cảm thấy mệt mỏi khi đạp xe, một chai nước là “vị cứu tinh” của bạn trong những trường hợp này.
Phụ kiện chắn bùn đặc biệt quan trọng khi di chuyển trong điều kiện thời tiết mưa gió hoặc đường ẩm ướt, chúng giúp xe đạp của bạn không bị dính bùn và ngăn cho bùn không bắn lên người bạn.
Mua xe đạp đua ở đâu uy tín giá rẻ, chất lượng?
Tự hào là nhà phân phối chính thức của các thương hiệu nổi tiếng như Giant, Trek, Maruishi, Fornix, Trinx… tại Việt nam, khi mua các sản phẩm xe đạp tại Thể thao 365, bạn sẽ được hưởng các chính sách dưới đây:
-
Cam kết 100% hàng chính hãng.
-
Bảo hành khung xe lên tới 10 năm, phụ tùng 1 năm
-
Tặng gói phụ kiện đến 2.000.000 VNĐ như túi sườn, kính mắt, mũ bảo hiểm …
-
Tặng gói bảo dưỡng trọn đời xe 900k
-
Miễn phí đăng bán trên Website của Thể thao 365 khi không còn nhu cầu sử dụng nữa