1001 câu hỏi tuyển sinh: Văn hóa học là ngành gì? | Edu2Review
Văn hóa học là ngành gì? Đây có lẽ là thắc mắc chung của nhiều bậc phụ huynh cũng như các em học sinh khi nghe nhắc đến lĩnh vực này. Tuy không nằm trong top các ngành hot mỗi năm, nhưng Văn hóa học luôn có chỗ đứng riêng và thu hút một số lượng sinh viên nhất định. Để bạn có cái nhìn chính xác cũng như chi tiết hơn về ngành này, hãy theo dõi bài viết sau nhé!
Bảng xếp hạng
các trường đại học toàn quốc
Mục lục bài viết
Văn hóa học là ngành gì?
Văn hóa học là ngành chuyên nghiên cứu các lĩnh vực liên quan đến văn hóa từ nhân văn, khoa học đến xã hội, tự nhiên. Sinh viên khi học ngành này sẽ được trang bị những kiến thức cần thiết, giúp quá trình làm việc đạt được hiệu quả cao.
Ngành này cũng cung cấp thông tin về cách tổ chức công việc, áp dụng công nghệ vào quá trình tác nghiệp, khả năng tiếp thu kiến thức nhanh chóng, lập luận, trình bày vấn đề, quản lý thời gian và hoàn thành mục tiêu hiệu quả.
Cụ thể, chương trình đào tạo gồm các môn nền tảng về khoa học, xã hội và nhân văn (văn hóa, văn hóa học lý luận, văn hóa ứng dụng). Bên cạnh đó, sinh viên cũng được rèn luyện các kỹ năng mềm như làm việc nhóm, phân tích, thuyết trình, xử lý tình huống và trau dồi tinh thần trách nhiệm với xã hội.
Sau đây là một số môn học đặc thù mà sinh viên chuyên ngành Văn hóa học sẽ gặp:
- Dẫn nhập văn hóa so sánh
- Phương pháp nghiên cứu trong văn hóa học
- Lịch sử văn hóa Việt Nam
- Các vùng văn hóa Việt Nam
- Địa văn hóa thế giới
- Văn hóa các nước hoặc vùng (Trung Hoa, Ấn Độ, Đông Nam Á, Đông Bắc Á)
- Văn hóa đại chúng, đô thị, truyền thông, kinh doanh
- Văn hóa nông thôn Việt Nam
- Văn hóa dân gian Việt Nam
- Văn hóa ẩm thực, trang phục, kiến trúc, nghệ thuật
- Toàn cầu hóa với vấn đề xung đột và hội nhập văn hóa
Ngoài những môn ở trên, sinh viên còn phải định hướng chuyên ngành cụ thể cho mình. Hiện tại, Văn hóa học có chuyên ngành chính gồm Nghệ thuật học & Du lịch, Quản lý văn hóa & Truyền thông,Nghiên cứu văn hóa…
Đây là ngành hứa hẹn sẽ mang lại những trải nghiệm thú vị cho sinh viên
Cơ hội việc làm cho sinh viên ngành Văn hóa học
Vì ít trường đại học đào tạo ngành này nên số sinh viên tốt nghiệp mỗi năm không đủ đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây cũng có thể là lợi thế của sinh viên theo học ngành này. Sau khi ra trường, các bạn có thể lựa chọn làm việc ở những vị trí sau:
- Giảng dạy
Trở thành giảng viên các bộ môn liên quan đến Văn hóa học là một trong những lựa chọn cho sinh viên sau khi tốt nghiệp. Các bạn có thể công tác tại trường đại học, cao đẳng, trường nghiệp vụ về văn hóa hay chính trị, hành chính nhà nước và tổ chức xã hội.
- Quản lý tại cơ quan nhà nước
Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể làm việc với vai trò quản lý tại cơ quan nhà nước chuyên về văn hóa như Sở văn hóa, thể thao và du lịch, Phòng văn hóa thông tin, nhà văn hóa thuộc các cấp trung ương đến địa phương.
Bạn có thể làm biên tập viên tại các tòa soạn báo, tạp chí, đài truyền hình hoặc nhà phát hành sách.
- Nghiên cứu viên
Đây là cơ hội tiềm năng dành cho các bạn đang làm trong lĩnh vực Văn hóa học. Bạn có thể trở thành chuyên viên nghiên cứu tại các sở, viện hoặc trung tâm nghiên cứu về khoa học, xã hội và nhân văn.
Phóng sự ngành Văn hóa học tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Nguồn: YouTube – KHOA VĂN HOÁ HỌC – TRƯỜNG ĐHKHXH&NV – ĐHQG – TPHCM)
Các trường đại học đào tạo ngành Văn hóa học
Để giúp cho quá trình tiếp thu kiến thức được hiệu quả, bạn cần chọn những trường đào tạo có chất lượng. Hôm nay, Edu2Review sẽ mang đến một số gợi ý mà bạn nên tham khảo:
- Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
- Đại học Văn hóa TP.HCM
- Đại học Văn hóa Hà Nội
- Đại học Sư Phạm – Đại học Đà Nẵng
- Đại học Văn Hiến
- Đại học Trà Vinh
- Đại học Thủ Dầu Một
- …
Ngành Văn hóa học thú vị như thế nào? (Nguồn: YouTube – Đoàn Thành Tài Lê)
Qua bài viết trên đây, bạn đã trả lời được câu hỏi Văn hóa học là ngành gì chưa? Edu2Review hy vọng bạn đã tìm thấy cho mình những thông tin bổ ích, hỗ trợ cho quá trình định hướng ngành học và nghề nghiệp sau này.
Minh Nguyệt (Theo tuyensinhso)
Nguồn hình ảnh: Pexels