11 phương pháp đánh giá nhân viên hiệu quả, chính xác nhất hiện nay
Trong hoạt động quản lý nhân sự thì việc đánh giá nhân viên được xem là nhiệm vụ quan trọng được rất nhiều doanh nghiệp quan tâm thực hiện. Bằng vào những phương pháp khác nhau từ đó mà các nhà quản trị có thể đánh giá nhân viên một cách khách quan, chính xác về năng suất làm việc của từng cá nhân cụ thể.
Để giúp các nhà quản trị dễ dàng hơn trong việc đánh giá, bài viết sau đây của Bizfly sẽ chia sẻ top 10 phương pháp đánh giá nhân viên hiệu quả và chính xác, phù hợp với bất kỳ lĩnh vực ngành nghề nào hiện nay.
Mục lục bài viết
1. Đánh giá theo năng lực
Phương phương đánh giá nhân viên này được rất nhiều doanh nghiệp sử dụng nhằm mục đích làm cơ sở để đánh giá năng lực cũng như hiệu quả trong công việc của nhân viên. Thông thường, một vị trí công việc sẽ có hiệu suất công việc khác nhau và tùy vào từng lĩnh vực cụ thể từ đó nhà quản lý mới đánh giá được năng lực của nhóm nhân sự này theo thang điểm từ yếu kém cho đến xuất sắc.
Phương pháp đánh giá nhân viên theo năng lực
Với phương pháp đánh giá theo năng lực, các nhà quản trị sẽ biết được ai là người làm tốt, ai là người không hoàn thành tốt công việc được giao trong cùng một bộ phận.
2. Phương pháp xếp hạng cấp bậc
Xếp hạng cấp bậc nhân viên là một trong những phương pháp đánh giá nhân viên hiệu quả và phù hợp với những doanh nghiệp có quy mô nhỏ, ít bộ phận và có các vị trí công việc rõ ràng, nhân sự hạn chế…
Với phương pháp này, để đánh giá nhân sự trong công ty các nhà quản trị chỉ cần thường xuyên đưa kết quả làm việc của các nhân viên mang ra so sánh và đánh giá theo trình tự từ thấp đến cao, người có năng lực kém đến người làm việc hiệu quả.
3. Phương pháp so sánh cặp
Cũng giống với phương pháp xếp hạng cấp bậc thì phương pháp đánh giá nhân viên so sánh cặp cũng là việc các nhà quản trị đưa ra các số liệu về năng suất làm việc của các cá nhân trong công ty và so sánh chúng với nhau. Điểm khác biệt duy nhất ở đây là phương pháp này sẽ lấy các nhân viên ở cùng một vị trí công việc ra để so sánh theo cặp từ đó tạo ra việc ganh đua nhau phát triển.
Phương pháp đánh giá nhân viên so sánh cặp
Tuy nhiên, các nhà quản trị cũng cần phải lưu ý không nên áp dụng phương pháp so sánh cặp này thường xuyên vì với việc các nhân sự trong bộ phận ganh đua nhau có thể làm ảnh hưởng đến sự đoàn kết nội bộ, văn hóa của doanh nghiệp
Xem thêm nội dung bài viết Văn hóa doanh nghiệp là gì? Tầm quan trọng và các bước xây dựng văn hóa doanh nghiệp để hiểu rõ hơn về cách xây dựng văn hóa doanh nghiệp hiệu quả cho doanh nghiệp
4. Đánh giá nhân viên dựa vào bảng điểm
Là phương pháp đánh giá nhân viên được các lãnh đạo công ty sử dụng nhiều nhất hiện nay và mang lại kết quả đánh giá vừa chính xác vừa khách quan. Thông qua phương pháp này, các nhà quản trị có thể biết được ngay kết quả làm việc của nhân viên dựa trên thang điểm cho các tiêu chí của doanh nghiệp.
Các yếu tố có thể làm tiêu chí để đánh giá năng lực làm việc của nhân viên có thể là số lượng công việc hoàn thành, mức độ hoàn thành công việc, cách ứng xử trong công việc, thái độ của nhân viên…
5. Phương pháp tự đánh giá
Để giúp cho việc đánh giá trở nên công bằng và minh bạch thì rất nhiều doanh nghiệp lựa chọn phương pháp tự đánh giá để đưa ra đánh giá năng lực của nhân viên. Khi sử dụng phương pháp này, các nhà quản trị sẽ đưa cho nhân sự của mình một hệ thống bảng hỏi với nhiều đáp án để nhân sự đó tự đánh giá về năng lực làm việc, kết quả hoàn thành của mình. Sau khi nhân viên đã tự đánh giá xong kết quả cho mình thì các nhà quản lý trực tiếp sẽ ngồi thảo luận, đánh giá trực tiếp nhân viên của mình từ đó kết quả đánh giá chính xác và cụ thể hơn.
6. Phương pháp MBO
MBO là một phương pháp đánh giá nhân viên theo mục tiêu nâng cao đến tính tự giác của một nhân sự từ đó gợi ý lộ trình phát triển bản thân một cách hiệu quả hơn.
Phương pháp đánh giá nhân viên MBO
Với phương pháp này, Nhân viên và nhà quản lý sẽ có cơ hội ngồi trao đổi và thống nhất với nhau về mục tiêu triển khai. Sau đó, nhà quản trị sẽ hỗ trợ nhân sự của mình xây dựng kế hoạch và cách để thực hiện mục tiêu hiệu quả. Cuối cùng, nhà quản trị sẽ định kỳ đánh giá nhân viên để giải quyết các vấn đề mà nhân viên gặp phải trong quá trình thực hiện công việc.
7. Phương pháp 360
Khi triển khai phương pháp đánh giá 360, tất cả các vị trí trong công ty sẽ thực hiện đánh giá chéo nhau và không công khai tên của người đánh giá. Mỗi một người đánh giá sẽ nhận được biểu mẫu bảng hỏi của một nhân sự cụ thể để từ đó đưa ra các đánh giá dựa theo thang điểm của biểu mẫu đưa ra.
8. Đánh giá nhân viên bằng KPI
KPI hay còn gọi là chỉ số đo lường hiệu quả công việc là một trong những phương pháp đánh giá nhân viên được áp dụng vào hầu hết các lĩnh vực ngành nghề hiện nay. Thông qua chỉ số này, nhà quản trị sẽ có thể phân tích, đánh giá kết quả hoàn thành mục tiêu đã đặt ra cho nhân viên với từng lĩnh vực công việc cụ thể.
Phương pháp Đánh giá nhân viên bằng KPI
Để hiểu rõ hơn về việc sử dụng chỉ số KPI trong đánh giá hiệu suất nhân viên, mọi người có thể tham khảo bài viết “KPI là gì và làm thế nào để xây dựng được KPI hiệu quả?” được các chuyên gia của Bizfly phân tích và chia sẻ.
9. Phương pháp đánh giá theo điểm cân bằng BSC
Cùng với kpi thì việc thiết lập thẻ điểm cân bằng BSC giúp doanh nghiệp dễ dàng tạo ra các tiêu chuẩn mà một nhân sự cần phải đạt được trong một khoảng thời gian nhất định từ đó theo dõi và đánh giá xem liệu nhân sự đó có đang đi đúng hướng và đảm bảo hoàn thành đúng chỉ tiêu đưa ra, đồng thời phát triển một cách cân bằng hay không.
10. Phương pháp quản trị mục tiêu
Phương pháp quản trị mục tiêu là phương pháp đánh giá nhân viên dựa trên kết quả đạt được của nhân sự đó và mục tiêu phát triển của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian từ đó đưa ra nhận định về hiệu suất làm việc của nhân viên.
Ví dụ mục tiêu của doanh nghiệp là đạt 100 tỷ trong vòng 1 năm, đến kỳ đánh giá hàng năm, nhân viên kinh doanh chỉ đạt 50 tỷ. Như vậy có nghĩa là hiệu suất làm việc của nhân sự đó chỉ đạt có 50% và không đạt yêu cầu đề ra của ban lãnh đạo công ty.
Trên đây là top 10 phương pháp đánh giá nhân sự chính xác và hiệu quả nhất hiện nay được rất nhiều doanh nghiệp lựa chọn để có thể đánh giá năng lực làm việc của các nhân sự trong công ty từ đó sớm có phương án hướng dẫn, đào tạo những nhân sự chưa đạt yêu cầu đồng thời có chính sách khen thưởng, động viên cho những cá nhân hoàn thành tốt mục tiêu đề ra.