11 quyển sách hay về văn hóa Nhật Bản tinh tế, nhẹ nhàng mà giản dị – Readvii
11 quyển sách hay về văn hóa Nhật Bản giới thiệu một cách đầy đủ và sâu sắc những nét văn hóa đặc trưng của xứ sở này.
Mục lục bài viết
Tìm Hiểu Văn Hóa Truyền Thống Nhật Bản
Nhật Bản là quốc gia nổi tiếng với nền văn hóa đậm chất cổ truyền, vừa tỉ mỉ, tinh tế, lại vừa giản dị, gần gũi. Nói đến Nhật Bản là chúng ta nghĩ ngay đến cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, những bộ kimono rạng rỡ, những món ăn hấp dẫn, những nghệ nhân khéo léo, những môn võ cổ truyền độc đáo…và đặc biệt là những con người lịch sự, chu đáo.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, bên cạnh vẻ náo nhiệt, phồn hoa, đầy hiện đại, đất nước mặt trời mọc không những vẫn lưu giữ và truyền thừa được những giá trị truyền thống tốt đẹp này mà còn phát triển sao cho phù hợp với hiện tại.
Thiền và Văn Hóa Nhật Bản
Được xem như nhân vật có thẩm quyền bậc nhất Nhật Bản về Thiền Phật giáo, học giả Suzuki T. Daisetsu Đã có cống hiến lớn lao hơn cả là đi tiên phong trong việc mở một con đường bá yếu chỉ của Thiền tông tới thế giới Tây phương. Mất năm 1966 ở tuổi 95, ông đã dành trọn cuộc đời dài của mình cho sự nghiệp này. Tuy nhiên , trong những gì ông viết, không một tác phẩm nào có thể gồm thu giáo huấn và triết lý nhà Thiền một cách có uy lực cho bằng Thiền và văn hóa NHật Bản( Zen and Japanese Culture). Quyển sách được ấn hành lần đầu vào năm 1938 và cải biên hầu như toàn bộ vào năm 1958. Trong ấn bản sau, ông còn đề cập đến nhiều chủ đề mới. Tác phẩm dã lôi kéo độc giả đến gần Suzuki và nó dược đánh giá như một nghiên cứu kinh điển về ” Tin thần thiền tông”.
Gợi ý
- 11 quyển sách hay về văn hóa Việt Nam cực kỳ đầy đủ và sâu sắc
Võ Sĩ Đạo – Linh Hồn Của Nhật Bản
Võ Sĩ Đạo – Linh Hồn Của Nhật Bản là tác phẩm của Nitobe Inazo – nhà văn hóa tầm cỡ của Nhật Bản cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Cuốn sách đã chỉ ra bề sâu của những nét tính cách tuyệt hảo trong quy phạm đạo đức của người Nhật là xuất phát từ võ sĩ đạo.
Khám phá “Võ sĩ đạo – Linh hồn của Nhật Bản”, người đọc sẽ thấy nguồn gốc hệ thống đạo đức “võ sĩ đạo” của nước Nhật, biết được các yếu tố cấu thành nên hệ thống đạo đức ấy. Nitobe Inazo cũng giúp độc giả hiểu bằng cách nào những ý thức đạo đức của người Nhật từ ngàn xưa vẫn được truyền lại tới hôm nay, khi mà ngày nay, từ mẫu giáo đến phổ thông, không có môn học nào về thần đạo hay võ sĩ đạo? Cuốn sách giúp bạn đọc có một cái nhìn khái quát về ý thức đạo đức và cách hành xử của người Nhật ngày xưa và qua đó hiểu được ý thức đạo đức và hành động của người Nhật ngày nay.
Lãng Du Trong Văn Hóa Xứ Sở Hoa Anh Đào
Lãng Du Trong Văn Hóa Xứ Sở Hoa Anh Đào cũng cho độc giả thấy một Nhật Bản tuy chịu ảnh hưởng của Khổng học, Phật học và Lão học nhưng không phụ thuộc vào chúng mà đã tạo nên một nền văn hóa dân tộc độc đáo. Trong diễn trình lịch sử, tuy phải đương đầu với nhiều vấn đề về “mối quan hệ truyền thống và hiện đại, Đông và Tây, văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần, sáng tạo và cải biên, quốc gia và quốc tế”, Nhật Bản vẫn vượt qua được bằng việc dung hòa các “yếu tố đối lập” trên một cách khéo léo, một mặt bảo tồn truyền thống, mặt khác tiếp thu những tinh hoa văn hóa nước ngoài. Nhà văn hóa Hữu Ngọc đã “đề cập sâu sắc đến một số vấn đề cơ bản của Nhật Bản thuộc dĩ vãng và hiện tại” với cảm xúc tinh tế và một lối viết mang dáng dấp tùy bút, mộc mạc mà đằm thắm. Có thể xem đây như một cuốn sách tham khảo cho những bạn đọc trong và ngoài nước yêu mến, và muốn tìm hiểu về văn hóa cũng như đất nước Nhật Bản.
Trà Đạo (Tiểu Luận)
Trà đạo là một nét đẹp đã góp phấn làm nên diện mạo cho văn hóa truyền thống Nhật Bản. 100 năm đã qua kể từ lần xuất bản đầu tiên song tác phẩm Trà Đạo của Kakuzo Okakura vẫn được đánh giá là một trong những cuốn sách hàng đầu giúp bạn bè thế giới hiểu Trà đạo và thông qua Trà đạo, hiểu cốt tủy nền văn hóa Nhật Bản.
Nội dung tác phẩm Trà Đạo của Okakura Kakuzo xoay quanh bảy điểm chính yếu của trà luận Nhật Bản như Chén trà nhân loại, Các trường phái Trà đạo, Đạo Lão và Thiền tông, Trà thất, Hoa pháp, Trà nhân. Với nội dung sâu sắc và đầy chất gợi cảm, nó giống như một sự khám phá và hiểu sâu hơn về Phương Đông, về cái lõi của những nền văn hóa truyền thống lâu đời. Cuốn sách sẽ đem lại cho người đọc những cảm nhận sâu sắc và những rung động riêng cùa chính mình.
Gợi ý
- 7 quyển sách hay về ẩm thực Nhật Bản thanh tao và đặc sắc
Nhật Bản Duy Tân 30 Năm
Cuốn Nhật Bản Duy Tân 30 Năm của tác giả Đào Trinh Nhất có thể được xem như một cuốn cẩm nang sử học dành cho những ai muốn tìm hiểu về Chính trị – Xã hội, đặc biệt đất nước, con người và văn hóa Nhật Bản, nhất là giai đoạn mà Nhật Bản thực hiện công cuộc duy tân.
Nhật Bản duy tân 30 năm sẽ giúp độc giả trả lời những câu hỏi như: Đâu là công cuộc duy tân ở Nhật Bản? Sự lột xác thần kỳ của Nhật Bản phải chăng là do may mắn? Nhật Bản đã làm những gì để có những thay đổi ngoạn mục, trở thành biểu tượng cho cả thế giới? Liệu rằng chúng ta có học hỏi được gì từ bài học duy tân của Nhật Bản hay không?
Cuốn sách văn học sử Nhật Bản này sẽ cho độc giả một cái nhìn toàn vẹn về một cường quốc nhỏ bé về địa lý nhưng đã đạt được những thành tựu thần kỳ về văn hóa – chính trị – xã hội.
Văn Hóa Nhật Bản
Nói đến văn hóa là nói đến một lĩnh vực vô cùng rộng lớn. Những gì được cho là yếu tố cấu thành một nền văn hóa? Và những gì không được tính vào đó? Có vô vàn cách tiếp cận về vấn đề này, vô vàn những cửa ngõ đi vào tương ứng với sự rộng lớn của nó. Có cách tiếp cận hàn lâm, dựa trên các hệ hình lý thuyết hoặc xây dựng nên những lý thuyết; cũng như có những cách đơn thuần là liệt kê, mô tả, mang đến một cái nhìn tổng quan; có cách theo con đường đưa ra những biểu tượng tinh hoa để cô đọng lại một nền văn hóa.. Điều này đặc biệt thấy rõ trong những nẻo vào phám phá văn hóa Nhật Bản – một nền văn hóa đặc sắc, hấp dẫn ngay từ những biểu tượng bề ngoài đến những tầng sâu bên trong. Nó dẫn ta đến những mối liên tưởng quen thuộc: Hoa anh đào, núi Phú Sĩ, Sumo, Võ sĩ đạo… nhưng nó cũng có thể khiến ta bối rối trước sự mênh mông phong phú của vô vàn của những yếu tố khác. Nó mở ra nhiều cánh cửa khác nhau, mời gọi và cũng thách thức ta bước vào, khám phá.
Một cuốn sách không nặng màu sắc học thuật, nhưng qua những câu chuyện nhẹ nhàng, thú vị, ta có thể học được cách tiếp cận một nền văn hóa cực kỳ đặc sắc và phong phú, đặc biệt với những người đang và sẽ học tập, làm việc ở Nhật Bản.
Gợi ý
- 11 cuốn sách hay về văn hóa Hàn Quốc cực kỳ đầy đủ và chi tiết
Văn Hóa Làm Việc Với Người Nhật
Đây được coi là cuốn sách “kinh điển” của John C.Condon – với sự hợp tác của Tomoko Masumoto. Trong cuốn sách, tác giả đề cập tới những đức tính của người Nhật. Condon và Tomoko Masumoto viết: Tính khiêm nhường khiến tôi nhớ tới một điều, ở Nhật, nếu một người có vẻ quá tự tin về bản thân, người đó sẽ có nguy cơ đánh mất sự ủng hộ của những người khác, vì quan điểm của nhiều người Nhật là “Nếu bạn tự tin như thế về bản thân, chắc hẳn bạn không cần sự hỗ trợ của tôi”.
Hay về việc sử dụng thời gian, cuốn sách cho biết người Nhật đúng giờ chằn chặn, đến mức ám ảnh. Ở Nhật Bản, các vị khách thường đến chính xác vào giờ hẹn, thậm chí sớm hơn, để bày tỏ sự kính trọng với gia chủ. Vì thế, người Nhật thường khó chịu với người phương Tây vì quá bất lịch sự khi tới muộn, trong khi đó, người phương Tây lại thường bực mình với người Nhật vì quá vô tâm khi tới sớm.
Đọc Văn hóa làm việc với người Nhật để hiểu người Nhật, làm việc với người Nhật và cũng giúp người Việt tìm hiểu, phấn đấu, phần nào tiếp cận được cung cách làm việc hiện đại, văn minh đặc trưng của người Nhật và văn hóa Nhật Bản
QUÁI ĐÀM – Chuyện Yêu Quái Và Dị Trùng Nhật Bản
Ở Nhật, kem đá, cá vàng, chuông gió, pháo hoa và lễ hội các xứ là những thứ có tính đặc trưng của mùa hè, đem mát lành và thơ mộng đến làm dịu không khí oi nồng. Nhưng ngoài những thứ nghe rất tao nhã ấy ra, Nhật Bản còn một cách làm mát truyền thống, đó là truyện ma quái.
Truyện ma quái được lồng vào rất nhiều hình thức sinh hoạt hè, như kịch kabuki, tấu nói rakugo, trò chơi gọi ma bách vật ngữ. Và đơn giản nhất, là ngồi quây quần với nhau, mỗi người kể một câu chuyện thật rùng rợn, sao cho sống lưng lạnh toát, mồ hôi dầm dề, cứ tự làm mát như thế đến khuya, tiết trời dịu đi là có thể ngủ được.
Ma quái ở Nhật không chỉ có linh hồn người chết, mà còn đồ vật-thực vật-hiện tượng tự nhiên thành tinh, lảng vảng ở nhân gian với tâm tư mục đích vô cùng đa dạng, bày ra những trò rất đỗi ly kì. Tất cả những truyện như thế được xếp vào một thể loại, gọi là QUÁI ĐÀM (chuyện về ma quái hoặc sự lạ).
Nhờ những hoạt động mùa hè ấy, và nhờ cả những bản chép tay quý báu của các tác giả dân gian, kho tàng quái đàm Nhật Bản được lặng lẽ lưu truyền qua nhiều thế hệ. Nhưng cũng trong rất nhiều thế hệ, chúng chỉ đi loanh quanh ở các thành trấn thôn làng trên đảo quốc này.
Phải bước sang thế kỉ 20, kho tàng ấy mới lần đầu phát sáng ra ngoài biên giới, rọi sang châu Âu châu Mỹ, nhờ công sức của một tác giả phương Tây là Lafcadio Hearn.
Ông đã lắng nghe bao truyện xưa tích cũ trên khắp đất Nhật, chắt lọc những điển lạ lùng nổi tiếng nhất và tiến hành nhuận sắc, tái hiện trên giấy bằng những kiến giải và cảm xúc của mình, để tạo ra một tác phẩm rồi đây sẽ trở thành nguồn mạch cho thể loại quái đàm cận đại Nhật Bản.
Tác phẩm đó là QUÁI ĐÀM ~ Chuyện yêu quái và dị trùng Nhật Bản, triệu hồi những yêu quái nổi tiếng như quỷ ăn thịt người, yêu quái cổ dài, vô diện, nàng tuyết… tập hợp những điển tích lạ như uyên ương, Hoichi cụt tai, giấc mơ hóa kiến, kèm một bản ballad dịu dàng hoài niệm về cổ tích phương Tây, cuối cùng là ba tùy bút về thế giới côn trùng, trong đó khéo léo đan cài nhiều cảm nhận về hội họa, âm nhạc, tôn giáo, tiến hóa sinh vật và triết học.
Nhật Bản: Hoa Anh Đào, Kimono & Gì Nữa
Nhật Bản hiện đại nhìn qua góc nhìn của một du học sinh, ngoài một Nhật Bản truyền thống với hoa anh đào tượng trưng cho sự vật và cô gái Kimono tượng trưng cho con người Nhật Bản. Văn hóa đại chúng Nhật với các bạn trẻ là phim hoạt hình Anime – Truyện tranh – G Bên cạnh là đó là những phát hiện về cuộc sống học tập và làm việc của chính người Nhật, có những sướng khổ , để thấy ở đất nước này không chỉ có màu hồng. Qua những mảng màu xám để có thể thấy rõ hơn tinh thần vượt khó của người Nhật và những bài học giá trị.
Nghệ Thuật Xin Lỗi Trong Văn Hóa Của Người Nhật
Hình ảnh người Nhật gập mình cúi đầu xin lỗi luôn gây ấn tượng tốt đẹp đối với người dân các nước khác. Nhưng văn hóa xin lỗi của xứ hoa anh đào còn gây ngạc nhiên hơn nữa bởi đôi khi người Nhật xin lỗi vì những điều mà hầu hết phần còn lại của thế giới đều cho rằng đó không phải lỗi của họ.
Xin lỗi không đơn thuần là nhận lỗi sai về mình, mà đó là thể hiện trách nhiệm của bản thân với sai lầm đó mà không thể đổ lỗi cho ai.
Cái gập người khiêm nhường của họ không chỉ là thói quen văn hoá ứng xử tuyệt vời, mà còn cho thấy một phẩm cách rất đáng trân trọng: sự cao thượng. Không phải sự gập mình cúi đầu xin lỗi nào cũng là hạ mình, hèn hạ, với người Nhật, một khi họ gập mình cúi đầu xin lỗi vì một điều có thể không phải do họ trực tiếp gây ra, dường như hình ảnh của họ còn được tôn cao hơn lên.
Ở nước Nhật không ai ngạc nhiên chuyện này khi mà Thủ tướng và các Bộ trưởng luôn sẵn sàng nhận lỗi và xin lỗi những sai lầm của họ, kể cả một lời nói hớ hênh trước dân chúng. Chỉ vì các quan chức Nhật Bản biết rằng khi họ nhận lỗi và xin lỗi, nhất thời họ có thể bị mang tiếng xấu và thiệt hại quyền lợi riêng tư, nhưng về lâu dài, chính quyền của họ sẽ được dân chúng tin tưởng, quyền lợi quốc gia cũng như quyền lợi cá nhân họ sẽ nhanh chóng được phục hồi và phát triển. Niềm tin của người khác đối với họ là thứ có giá trị hơn hết thảy những lợi ích cá nhân nhỏ bé.