11.7.1. LĂNG KÍNH

I. CẤU TẠO LĂNG KÍNH

11.7.1.LangKinh_0

11.7.1.LangKinh_1

Mỗi lăng kính có:

  • Hai mặt bên (mặt chứa AB và mặt chứa AC) và một mặt đáy (mặt chứa BC).
  • Góc chiết quang A là góc hợp bởi hai mặt bên.
  • Cạnh của lăng kính là giao tuyến của hai mặt bên.
  • Chiết suất n (đối với môi trường xung quanh).

II. ĐƯỜNG ĐI CỦA TIA SÁNG QUA LĂNG KÍNH 

Chiếu chùm tia đơn sắc hẹp tới một mặt bên của lăng kính sao cho có tia khúc xạ ló ra ở mặt bên còn lại (tia sáng luôn nằm trong mặt phẳng tiết diện thẳng của lăng kính).

11.7.1.LangKinh_3

 

  • Tia ló bao giờ cũng lệch về phía đáy lăng kính so với tia tới.

III. CÁC CÔNG THỨC CỦA LĂNG KÍNH

11.7.1.LangKinh_4

  • sini_1=nsinr_1
  • sini_2=nsinr_2
  • Góc chiết quang: A=r_1 + r_2
  • Góc lệch: D=i_1 + i_2 - A

IV. ỨNG DỤNG CỦA LĂNG KÍNH

4.1. Lăng kính phản xạ toàn phần: kính ngắm của ống kính máy ảnh, ống nhòm, kính tiềm vọng,…

11.6.2.pxtp9

Máy ảnh DSLR

Máy ảnh DSLR

Ống nhòm

4.2. Lăng kính dùng để phân tích ánh sáng ở máy quang phổ lăng kính 

11.7.1.MayQuangPhoLangKinh

 

 

Triangular Prism Breaks Light Into Spectral Colors

V. BÀI TẬP MẪU

7.4. Một tia sáng đơn sắc truyền đến một mặt bên của lăng kính theo phương vuông góc với mặt này, tia ló ra ở mặt bên còn lại nằm sát với mặt đó. Chiết suất lăng kính n = 1,73. Tính góc chiết quang A của lăng kính.

11.7.1.LangKinh_baitap7.4

Hướng dẫn

  • Tia sáng đi vuông góc mặt bên AB nên truyền thẳng, đến mặt bên AC tại điểm I và cho tia ló IR như hình vẽ.

11.7.1.LangKinh_baitap7.4_giai

  • Áp dụng định luật khúc xạ tại I:

n_1sini=n_2sinr

nsini=sinr

sini=\frac{sinr}{n}=\frac{sin90^o}{1,73}=\frac{1}{1,73}

i=?

Góc chiết quang: A=i=?

 

Mục lục bài viết

Share this:

Thích bài này:

Thích

Đang tải…