12 đèn cảnh báo lỗi xe ô tô thường gặp và cách khắc phục

Trên bảng đồng hồ sau vô lăng xe ô tô, nhà sản xuất có bố trí một hệ thống đèn cảnh báo lỗi. Mỗi đèn báo có ký hiệu và mang ý nghĩa riêng. Hiện nay, các ký hiệu đèn báo được áp dụng chung, sử dụng đồng nhất cho tất cả các dòng xe, thương hiệu xe trên thế giới.

Cùng tìm hiểu 12 cảnh báo lỗi trên xe ô tô nguy hiểm cần chú ý.

12 biểu tượng đèn cảnh báo lỗi trên xe ô tô

1. Đèn cảnh báo lỗi phanh tay

Đèn cảnh báo lỗi phanh tay bật sáng thường là do bạn quên hạ phanh tay khi xe bắt đầu chạy. Nếu như đã hạ phanh tay mà đèn vẫn sáng thì có thể do công tắc trên phanh bị cài đặt sai. Hoặc do mức dầu phanh đã bị dò dẫn đến mức dầu thấp. Hoặc cũng có thể do áp suất thuỷ lực trong hệ thống bị mất.

Cách khắc phục:

Đối với trường hợp đơn giản như công tắc bị cài sai bạn có thể tiến hành cài lại. Tuy nhiên với những trường hợp phức tạp còn lại nếu như không có chuyên môn bạn nên mang xe ra các gara để tiến hành kiểm tra khắc phục.

đèn cảnh báo lỗi phanh tay

2. Đèn cảnh báo nhiệt độ nước làm mát

Đèn cảnh báo lỗi nhiệt độ nước làm mát bật sáng khi nhiệt độ động cơ cao hơn mức an toàn cho phép, động cơ bị quá nhiệt. Nguyên nhân có thể là do nước làm mát bị thiếu hoặc két nước bị tắc. Cũng có thể quạt két nước hay bơm nước bị trục trặc. Đây là đèn báo nguy hiểm bạn cần kiểm tra ngay lập tức. Nên dừng xe vào nơi an toàn và kiểm tra xe.

Cách xử lý:

Bạn nên dừng xe lại ngay lập tức vào một nơi an toàn để kiểm tra nước làm mát và châm thêm nước nếu như két nước đã cạn hoặc sắp cạn. Sau đó tắt máy khoảng 30 phút chờ cho động cơ nguội, sau đó mở máy lên kiểm tra lại xem đèn báo còn sáng không.

Trong trường hợp không có sẵn nước làm mát. Bạn có thể sử dụng nước lọc để thay thế, tuy nhiên chỉ sử dụng trong trường hợp khẩn cấp, vì nước lọc dễ bị đóng cặn, lâu dài gây ảnh hưởng tới hoạt động tản nhiệt làm mát của xe. Nếu sau khi châm nước mà đèn báo vẫn sáng, bạn nên gọi cứu hộ để đưa xe đi kiểm tra.

3. Đèn cảnh báo lỗi áp suất dầu ở mức thấp

Đèn cảnh báo bật sáng khi áp suất dầu xuống thấp. Nguyên nhân chủ yếu có thể do bơm dầu bị lỗi, xe bị thiếu dầu hoặc sử dụng không đúng loại dầu nhớt, van an toàn bị kẹt. Khi thấy đèn cảnh báo này sáng cần kiểm tra càng sớm càng tốt.

Cách xử lý:

Bạn cần ngay lập tức dừng xe lại để kiểm tra dầu nhớt đang xử dụng. Hãy gọi trợ giúp từ gara để mang xe đi kiểm tra. Do tình trạng thiếu dầu có thể dẫn đến động cơ bị bó, các chi tiết trong động cơ không được bôi trơn, làm mát sẽ gây hỏng động cơ và khiến bạn sẽ gặp nguy hiểm nếu như tiếp tục di chuyển.

đèn cảnh báo áp suất dầu ở mức thấp

4. Đèn cảnh báo lỗi trợ lực lái điện

Đèn báo lỗi trợ lực lái điện bật sáng khi hệ thống trợ lực lái điện đang gặp trục trặc, cảm biến trợ lực bị lỗi… Khi hệ thống trợ lực lái điện bị lỗi sẽ thường kèm theo dấu hiệu vô lăng bị nặng do đó cần sớm kiểm tra.

Cách khắc phục:

Thay dầu trợ lực lái xe ô tô của bạn theo định kỳ sẽ giúp giữ cho hệ thống lái của bạn ở trạng thái tốt nhất. Nếu như bạn có bất kỳ vấn đề nào với hệ thống lái trợ lực bạn nên nhờ các kỹ thuật viên sẽ có thể giúp bạn xác định và khắc phục bất kỳ vấn đề nào.

5. Đèn cảnh báo lỗi túi khí

Đèn cảnh báo lỗi bật sáng khi hệ thống túi khí bị hỏng hoặc pin hết điện, cảm biến bị lỗi hoặc chốt an toàn bị lỗi. Dẫn đến hệ thống túi khí không hoạt động được sẽ rất nguy hiểm khi có vấn đề xảy ra. Do đó bạn cần kiểm tra sớm.

Cách khắc phục:

Khi gặp hiện tượng đèn cảnh báo lỗi túi khí bật lên bạn nên mang xe tới gara ô tô để tiến hành kiểm tra hệ thống túi khí trên xe để khắc phục vì nếu không khắc phục sẽ rất nguy hiểm nếu như xảy ra va chạm.

6. Đèn cảnh báo lỗi ắc quy

Đèn cảnh báo lỗi ác quy xe bật sáng khi bình ắc quy hết. Nguyên nhân có thể là do máy phát điện bị trục trặc hoặc ắc quy yếu cần phải thay mới. Tín hiệu đèn báo hiệu này thường xuất hiện khi động cơ đang tắt. Nếu như đèn báo xuất hiện khi xe đang di chuyển thì đó là lỗi thuộc về phần máy xe.

Cách khắc phục:

Gọi kỹ thuật gara xe tới hỗ trợ kiểm tra và kích điện cho bình ắc quy, sạc ắc quy đúng cách. Trong trường hợp xe của bạn đi đã nhiều năm chưa thay ắc quy, bạn nên đầu tư thay mới bình ắc quy để khắc phục triệt để nỗi đèn cảnh báo này.

đèn cảnh báo lỗi ắc quy

7. Đèn báo khóa vô lăng

Hiện tượng đèn cảnh báo lỗi khóa vô lăng bật sáng khi vô lăng xe bị khóa. Nguyên nhân vô lăng bị khoá cứng thường là do xoay vô lăng khi đã tắt máy hay tắt máy nhưng quên trả về N hoặc P.

Để khắc phục bạn chỉ cần khởi động lại xe và chỉnh lại vô lăng.

8. Đèn báo bật công tắc khóa điện

Đèn cảnh báo lỗi công tắc khóa điện bật sáng khi bật công tắc khóa điện.

Bạn nên kiểm tra công tắc khóa điện và tắt chúng đi để khắc phục đèn cảnh báo lỗi xe ô tô này.

9. Đèn cảnh báo chưa thắc dây an toàn

Đèn cảnh báo lỗi này bật sáng khi bạn chưa thắt dây an toàn hoặc dây an toàn đang bị lỗi trong khi di chuyển xe. Đèn báo này thường phát sáng nhấp nháy và kèm theo tín hiệu âm thanh tùy theo dòng xe.

Cách khắc phục:

Bạn nên thắt dây an toàn khi điều khiển xe để đảm bảo an toàn. Nếu như hệ thống dây an toàn bị lỗi bạn nên mang xe đến ga ra để kiểm tra và sửa chữa.

đèn cảnh báo lỗi thắt dây an toàn

10. Đèn cảnh báo cửa xe đang mở

Đèn cảnh báo lỗi bật sáng khi cửa xe ô tô chưa được đóng kín.

Cách khắc phục:

Để khắc phục tình trạng này bạn chỉ đơn giản là cần thực hiện đóng lại cửa xe cho kín.

11. Đèn cảnh báo nắp capo đang mở

Đèn báo nắp capo xe bật sáng khi nắp capo đang mở.

Khắc phục hiện tượng này bạn nên thực hiện đóng lại nắp capo nếu như chúng bị hở.

12. Đèn cảnh báo cốp xe đang mở

Đèn cảnh báo bật sáng khi cốp xe của bạn đang mở. Có thể do lúc thực hiện mở cốp xe bạn chưa đóng lại.

Để khắc phục tình trạng này bạn nên ấn nút đóng cốp xe nếu như xe có hệ thống đóng mở cốp tự động. Còn không bạn nên xuống xe đóng chặt lại cửa cốp xe.

đèn cảnh báo lỗi cốp xe

Trên đây là những trường hợp đèn cảnh báo lỗi xe cơ bản nhưng cũng rất đáng được chú ý để đảm bảo an toàn cho bản thân và những người trên xe. Hy vọng với những thông tin về các lỗi cảnh báo trên xe ô tô sẽ giúp bạn có được kinh nghiệm lái xe tốt nhất.