#13 Cúng đón rước ông Táo về nhà đầy đủ chuẩn xác
Mục lục bài viết
Mâm lễ cúng, văn khấn đầy đủ cúng rước ông táo về nhà
Cúng rước ông Táo về nhà là môt tục lệ mà có thể nhiều người không quan tâm, đặc biệt là giới trẻ hiện nay. Trên thực tế sau khi tiễn Táo Quân về trời thì chúng ta còn phải làm lễ đón Táo Quân quay về. Vậy cách sắp lễ đón Táo Quân về nhà, Bài văn khấn đón Táo Quân về nhà như thế nào? Hãy cùng Nội thất Minh Đường tìm hiểu.
1. Tại sao phải cúng đón, rước Ông Táo về nhà
1.1. Ý nghĩa của việc cúng đón, rước Ông Táo về nhà
Như mọi người đã biết thì vào ngày 23 tháng Chạp Âm Lịch hàng năm, chúng ta đều làm lễ tiễn Ông Táo về trời. Tuy nhiên có tiễn đưa thì khi quay trở lại cũng phải đón về. Đây lại là điều mà nhiều người Việt quên không thực hiện.
Việc làm lễ cúng đón Ông Táo quay trở lại mang ý nghĩa rất lớn đối với những gia đình. Nếu như cúng ngày 23 tháng Chạp, tiễn Ông Táo về trời để báo cáo với Ngọc Hoàng chuyện ở hạ giới thì khi Ông Táo quay về là dịp mà mọi người gửi gắm những tâm tư, tình cảm, mong cầu may mắn, tài lộc đến chư vị thần linh trước khi bước sang một năm mới thật nhiều tài lộc.
Tục cúng đón rước Ông Táo về nhà đã có từ rất lâu
1.2. Không cúng đón, rước Ông Táo về nhà có sao không?
Trên thực tế nếu như gia chủ không thực hiện việc cúng đón rước Ông Táo về nhà thì Ông Táo vẫn sẽ về nhà thôi. Nhưng việc thực hiện việc cúng bái, đón rước cẩn thận nó thể hiện gia chủ là người có lễ nghĩa, có những mong cầu xứng đáng được đáp ứng, làm chư vị thần linh hài lòng và sẽ đem lại nhiều nhuận khí sau này, từ đó công việc thuận lợi và gia đình cũng ấm êm hơn.
Gia chủ nên giành thời gian làm lễ cúng rước Ông Táo về nhà thì sẽ tốt hơn
2. Cúng đón, rước Ông Táo về nhà vào ngày nào? Giờ nào chuẩn?
Theo quan niệm dân gian thì Ông Táo về trời báo cáo từ giờ Ngọ (11h – 13h) ngày 23 tháng Chạp và sẽ trở lại vào cuối ngày 30 tháng. Nếu năm nào không có ngày 30 tháng Chạp thì Ông Táo sẽ trở về vào ngày 29 tháng Chạp, nói chung là Ông Táo sẽ trở lại vào trước đêm giao thừa.
Do đó nếu muốn làm lễ cúng đón, rước Ông Táo về nhà thì gia chủ buộc phải thực hiện trước khi giao thừa đến. Thông thường thì người ta sẽ thực hiện việc cúng này cùng với thời điểm cúng bữa cơm Tất niên và cúng Thần Tài ngày 30 Tết.
Nếu cúng đón ông táo vào ngày 30 thì mọi người nên cúng vào tầm chiều, trước luc giao thừa
Tuy nhiên, tại nhiều địa phương đặc biệt là tại Miền Trung như Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình… Thì lại có tục cúng đón Ông Táo về nhà vào ngày 07 tháng Giêng Âm Lịch hàng năm, trùng với lịch của Lễ Khai Hạ, báo hiệu sự trở lại làm ăn buôn bán sau một cái Tết vui tươi.
Vì rằng có nhiều quan niệm cho ngày cúng lễ đón Ông Táo về nhà nên mọi người và các gia chủ có thể tham khảo thêm nhiều nguồn từ những người cao tuổi, các chuyên gia về văn hóa địa phương để có được cái nhìn và thực hiện nghi lễ này một cách chính xác nhất.
3. Sắp lễ cúng đón, rước Ông Táo về nhà như thế nào?
3.1. Mâm lễ đón, rước Ông Táo về nhà gồm những gì?
Mâm cúng đón rước ông Táo về nhà về cơ bản sẽ có hai phần
Mâm vàng mã sẽ bao gồm:
-
Tập giấy tiền vàng mã, loại bình thường phổ biến nhất
-
Bộ vàng mã quần áo cho 2 ông 1 bà (2 mũ nam cho 2 ông và 1 mũ nữ cho 1 bà) bao gòm cả giầy, vải…
-
Vàng thỏi (loại vàng mã có hình hộp làm giống thỏi vàng)
-
Mâm cúng đón, rước Ông Táo về nhà bao gồm:
-
1 đĩa muối
-
1 đĩa gạo trắng
-
1 miếng thịt mồi luộc hoặc gà luộc
-
1 ấm trà
-
1 đĩa hoa quả
-
1 đĩa xôi hoặc 1 bát chè ngọt
-
1 đĩa đồ xào nóng hổi, nếu là đồ chay có thể dùng rau xào
-
1 ấm trà
-
3 chén rượu
-
1 quả bưởi hay có thể dùng chuối
-
1 cặp nến
-
Trầu, cau
-
1 lọ hoa cúc
Một mâm cúng rước Ông Táo tại miền Nam
Mâm cúng đón rước Ông Táo về nhà tại miền Bắc thì có chút cầu kì hơn
3.2. Đặt mâm lễ cúng rước Ông Táo về nhà ở đâu?
Thông thường khi người ta cúng đón, rước Ông Táo thì người ta cũng đặt mâm cúng ở dưới bếp, hương được cắm trên một bát gạo. Một số gia đình cũng cẩn thận đặt mâm cúng trùng với hướng hợp với tuổi của gia chủ. Đó là với những gia đình cúng vào ngày cuối cùng của năm cũ.
Còn với những nơi có tục cúng đón, rước Ông Táo về nhà vào ngày 7 tháng Giêng thì lại đặt mâm cúng ở ngoài trời, trùng với lễ cúng Khai Hạ (Hạ Nêu).
Có nhiều quan điểm cho rằng không đặt mâm cúng ở dưới bếp vì ảnh hưởng đến sự kính trọng mà phải đặt ở bàn thờ gia tiên. Quan niệm này một phần nào đó đúng, tuy nhiên trong thời điểm cúng đón rước Ông Táo về nhà thì cũng là thời điểm cúng tất niên trên ban thờ gia tiên. Do đó về bản chất đã có mâm cúng dâng lên thần linh ở bàn thờ gia tiên. Công việc của gia chủ lúc này của gia chủ là sắp một mâm ở bếp để đón Ông Táo về.
Ngoài ra nếu gia đình nào có bàn thờ Ông Táo ở trong bếp thì đương niêm mâm cúng đón rước Ông Táo về nhà sẽ được bày ở bàn thờ này.
Vị trí đặt mâm cúng cũng rất quan trọng
4. Những lưu ý khi cúng đón, rước Ông Táo về nhà
Một vài điểm cần lưu ý khi thực hiện cúng đón, rước Ông Táo về nhà:
-
Vì địa điểm cúng là gần bếp nên gia chủ nên lưu ý những quy tắc về phòng cháy chữa cháy, luôn phải để mắt khi hương đang cháy
-
Mâm cúng để dưới bếp không được đặt cạnh nguồn nước vì mâm cúng mang tính hỏa không được đặt gần nguồn nước.
-
Tương tự như trên thì mâm cúng cũng không được đặt cạnh hay đối diện nhà vệ sinh vì đây là nơi xú uế của căn nhà.
-
nhang cháy được ít nhất 2/3 mới được hạ lễ hoặc hóa vàng.
Ghi nhớ việc hóa vàng sau khi cúng xong
5. Bài văn khấn cúng đón, rước Ông Táo về nhà
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Kính lạy:
– Hoàng thiên Hậu thổ chư vị Tôn thần
– Ngài… đương niên hành khiển năm… ngài Bản cảnh Thành Hoàng, các ngài Thổ địa, Táo quân, Long mạch Tôn thần. (Lưu ý là mỗi năm sẽ có một quan hành khiển khác nhau, như năm Tân Sửu 2021 là Triệu Vương Hành Khiển)
– Các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, nội ngoại tiên linh. Hôm nay là ngày mồng… tháng Giêng năm… chúng con là… hiện cư ngụ tại số nhà… khu phố… phường… thành phố…
Thành tâm sửa biện hương hoa phẩm vật, trà tửu lễ nghi, cung bày trước án. Kính cẩn thưa trình: Tiệc xuân đã mãn, Nguyên Đán đã qua, nay xin lễ tạ Tôn thần, rước tiễn âm linh trở về âm cảnh.
Kính xin lưu phúc, lưu ân, phù hộ độ trì dương cơ âm trạch, mọi chỗ tốt lành, con cháu được chữ bình an, gia đạo hưng long thịnh vượng. Lòng thành kính cẩn, lễ bạc tiến dâng, lượng cả xét soi, cúi xin chứng giám.
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Lưu ý: Nội dung bài văn khấn trên được chúng tôi sưu tập từ dân gian và truyền miệng. Nếu có bất kỳ hình thức trùng khớp nội dung với website khác thì đó đều là sự trùng hợp ngẫu nhiên của trích văn khấn trong dân gian, hoàn toàn không phải là hành vi sao chép.
Trên đây là những thông tin hữu ích và đầy đủ nhất về việc cúng đón Ông Táo về nhà. Hy vọng các gia chủ sẽ thực hiện đầy đủ đúng lễ nghi để có thể đón được nhiều tài lộc và may mắn trong năm mới.
6. Minh Đường – Đơn Vị Thiết Kế Thi Công Không Gian Thờ Tại Miền Bắc.
Nội thất Minh Đường chuyên nhận thiết và thi công trọn gói nội thất phòng thờ cho các công trình chùa, nhà thờ gỗ, không gian biệt phủ, biệt thự, chung cư, nhà phố,…
Với quá trình học tập, kinh nghiệm trải qua nhiều năm trong nghề, Minh Đường luôn có đội ngũ thợ tay nghề cao, kiến trúc sư chuyên nghiệp, khách hàng đi đến chúng tôi chắc chắn sẽ nhận được những bản thiết kế, mẫu mã mang đậm yếu tố nghệ thuật đạt chuẩn mực về thuần phong mỹ tục Việt Nam.
Chúng tôi tin rằng nội thất Minh Đường sẽ đem lại chất lượng sản phẩm và dịch vụ tốt nhất đem đến cho các bạn những thiết kế phòng thờ uy nghiêm và sang trọng.
Liên hệ với Nội Thất Minh Đường ngay hôm nay để được tư vấn, đặt hàng.
Showroom 1: Số 266D Trần Nguyên Hãn, Lê Chân, Hải Phòng
Showroom 2: Số 396 Lạch Tray, Ngôi Quyền, Hải Phòng
Showroom 3: Số 18 ĐT351, Thị trấn An Dương, Hải Phòng
Hotline: 0913.339.889
Liên kết với chúng tôi:
Facebook: Không gian thờ Minh Đường
Twiter: Đang cập nhật
Instagram: Đang cập nhật
Pinterest: Đang cập nhật
Linkin: Đang cập nhật
Nội thất Minh Đường – Hưng gia vượng tộc
Chia sẻ bài viết: