15+ mẫu bảng đánh giá nhân viên theo tháng, quý, năm

Bảng đánh giá nhân viên là bản khảo sát thông tin và đo lường năng suất lao động của nhân sự, được thiết kế tùy thuộc vào đặc thù của mỗi doanh nghiệp. Bài viết này sẽ phân tích các tiêu chí cần thiết để lập một bảng đánh giá nhân viên, đồng thời cung cấp 10+ mẫu đánh giá nhân viên mới nhất để các startup và HR mới vào nghề có thể tham khảo, tận dụng. 

bảng đánh giá nhân viênbảng đánh giá nhân viên

1. Vai trò của bảng đánh giá nhân viên

Bảng đánh giá nhân viên hay bảng đánh giá nhân sự là bản khảo sát thông tin và đo lường năng suất lao động của nhân sự. Trên thực tế, không có mẫu đánh giá nhân viên cố định hoặc bị ràng buộc bởi các quy chuẩn. Mỗi doanh nghiệp có thể tự sáng tạo cho mình một hệ thống đánh giá, theo dõi và nhắc nhở thường xuyên. 

Đối với các doanh nghiệp, đây được xem như công cụ thiết yếu để theo dõi và kiểm tra hiệu quả công việc, làm căn cứ đề xuất, điều chỉnh các chính sách thưởng phạt, lương bổng,… Cụ thể, các bảng đánh giá này sẽ cung cấp thông tin tham khảo cần thiết để nhà quản lý đưa ra quyết định thăng chức hay giáng chức, sa thải; tăng lương hay trừ lương;… Có rất nhiều tiêu chí để tạo nên một bảng đánh giá nhân sự, được phân loại tùy theo thời gian hoặc đối tượng.

>> Xem thêm: 10+ phương pháp đánh giá hiệu suất nhân viên

2. Phân loại các mẫu đánh giá nhân sự 

2.1. Theo thời gian (theo tháng/theo quý/theo năm)

mẫu bảng đánh giá nhân viên excel theo thángmẫu bảng đánh giá nhân viên excel theo tháng

Với hoạt động đánh giá nhân sự theo thời gian, có 3 mẫu phổ biến nhất đó là theo tháng, theo quý hoặc theo năm. Về cơ bản, cấu trúc và nội dung của các bảng đánh giá này tương đối giống nhau. Điểm khác nhau duy nhất là thời hạn thực hiện.

  • Bảng đánh giá hàng tháng sẽ thu thập thông tin về mục tiêu, năng lực và thành tích của nhân viên mỗi tháng. Các bảng đánh giá nhân viên hàng tháng không chỉ được sử dụng để xem xét và ghi lại thành tích của nhân viên mà còn làm căn cứ, cơ sở tổng hợp và đối chứng với các bảng đánh giá theo quý hoặc theo năm về sau.

  • Bảng excel đánh giá nhân sự hàng quý được sử dụng để theo dõi tiến độ triển khai và kết quả công việc định kỳ 3 tháng 1 lần của nhân viên. Những thông tin trong bảng đánh giá này sẽ là cơ sở hoàn thiện bảng thành tích cuối năm.

  • File đánh giá cuối năm là loại biểu mẫu phổ biến nhất trong các doanh nghiệp hiện nay. Một số doanh nghiệp có thể không tiến hành đánh giá theo tháng hoặc theo quý nhưng vẫn có thể tiến hành đánh giá cuối năm như thường. Thông thường, các mẫu đánh giá này sẽ làm căn cứ xét duyệt nhân viên xuất sắc, đồng thời ghi nhận những đóng góp, kiến nghị của nhân viên để có định hướng hoạt động phù hợp hơn trong năm tiếp theo. 

2.2. Theo đối tượng (theo cá nhân/nhân viên mới/theo nhóm)

mẫu đánh giá nhân viên theo nhómmẫu đánh giá nhân viên theo nhóm

Các file đánh giá nhân sự theo đối tượng thường tập trung vào 3 nhóm chính: nhân viên mới, nhân viên chính thức và nhóm/phòng ban. Trong đó, bảng đánh giá nhân viên chính thức có thể được chia thành 2 loại: tự đánh giá và đánh giá bởi nhân viên khác. 

Đối với nhân viên mới, các mẫu đánh giá thường được triển khai sau 2 – 3 tháng thử việc. Nội dung của bảng đánh giá này sẽ tập trung vào một số điểm cơ bản như hệ thống các mục tiêu, nhiệm vụ, nhu cầu đào tạo,… Việc đánh giá này giúp các nhà quản trị định hướng và có kế hoạch phát triển, lộ trình thăng tiến phù hợp hơn cho nhân viên.

Đối với các phòng ban, đội nhóm, các nhà quản lý cần tiến hành đánh giá từng thành viên trong các nhóm dự án, sau đó xếp hạng từng cá nhân theo các tiêu chí như năng lực hoặc thái độ. Hình thức đánh giá này giúp nhà quản lý nắm bắt ưu nhược điểm về chuyên môn, năng lực của các cá nhân. 

Đối với từng nhân viên, các mẫu đánh giá sẽ liên quan tới các hạng mục như kỹ năng, phẩm chất, mục tiêu, kết quả công việc và xếp hạng. Nếu là mẫu tự đánh giá, mỗi nhân viên sẽ tự tổng kết các thành tựu, kết quả đạt được trong quá trình công tác. Thông qua bảng đánh giá này, nhà quản lý sẽ có được đánh giá trung thực, khách quan cũng như cái nhìn tổng quát về năng lực, kế hoạch làm việc của nhân viên. Từ đó đưa ra định hướng phù hợp nhất để nhân viên phát huy tối đa năng lực.

3. Các tiêu chí cần có trong bảng đánh giá nhân viên

3.1. Các tiêu chí về thái độ, phẩm chất

Đây là nhóm tiêu chí thiên về các yếu tố cảm xúc, tình cảm. Phẩm chất, thái độ hay tính cách của mỗi nhân viên thường sẽ khác nhau. Có loại tính cách sẽ phù hợp với làm việc nhóm, cũng có nhóm tính cách phát huy tối đa năng lực khi làm độc lập. Nhìn chung, các yếu tố này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới việc liệu nhân viên của bạn có động lực giải quyết và vượt qua khó khăn trong công việc hay không. 

Một số tiêu chí về thái độ, phẩm chất mà nhà quản lý có thể tham khảo để lập bảng đánh giá nhân viên như:

  • Tính trung thực/nhiệt tình/lạc quan/cẩn trọng trong công việc.

  • Tinh thần tự giác và ham học hỏi.

  • Tôn trọng đồng nghiệp và khách hàng

  • Chuyên cần và đúng giờ giấc.

3.2. Các tiêu chí về kỹ năng, năng lực

đánh giá nhân viên theo năng lực, ý thứcđánh giá nhân viên theo năng lực, ý thức

Kỹ năng, năng lực là các tiêu chí đánh giá mức thành thạo trong thao tác, khả năng xử lý tình huống cũng như kinh nghiệm làm việc của nhân viên. Kỹ năng sẽ quyết định hiệu suất làm việc, giúp nhà quản lý đánh giá cụ thể, chính xác năng lực thực tế của nhân viên.

Một số tiêu chí mẫu liên quan tới nhóm kỹ năng, năng lực có thể tham khảo như: 

  • Mức độ làm việc, mục tiêu hành chính

  • Phát triển trong công việc, mục tiêu phát triển

  • Mức độ hoàn thành công việc

3.3. Các tiêu chí về kiến thức

Đây là nhóm yếu tố thuộc về năng lực tư duy. Kiến thức cần trải qua quá trình rèn luyện, đào tạo và tích lũy. Trên thực tế, kiến thức không bao giờ là đủ đối với một nhân viên muốn hoàn thành tốt công việc. Yếu tố kiến thức sẽ phản ánh khả năng duy trì năng lực và hiệu suất làm việc của nhân viên. Nói cách khác, từ kiến thức có thể suy ra năng lực của nhân viên trong dài hạn. 

So với hai nhóm tiêu chí trên, nhóm tiêu chí này thường ít xuất hiện trong các bảng đánh giá nhân viên hơn cả. Đôi khi, các nhà quản trị thường tích hợp hoặc gián tiếp đánh giá kiến thức thông qua các nhóm tiêu chí về kỹ năng. 

4. 15+ mẫu đánh giá nhân viên theo tháng, quý, năm,…chi tiết 

Như đã đề cập, các bảng đánh giá nhân viên không cần bó buộc theo một quy chuẩn hoặc khuôn mẫu nào. Tuy nhiên, các startup hoặc các doanh nghiệp, HR trẻ còn ít kinh nghiệm trong việc lập bảng đánh giá có thể tham khảo một số mẫu bảng đánh giá nhân viên đơn giản và hiệu quả dưới đây. 

TẢI MIỄN PHÍ TẠI ĐÂY

Ngoài lập bảng đánh giá thủ công, in ấn và tổng hợp đánh giá bằng giấy rất mất thời gian và công sức, các doanh nghiệp có thể tham khảo phương pháp đánh giá thông qua phần mềm AMIS Thông tin nhân sự, với chức năng tự động hóa quy trình đánh giá:

  • Cho phép xây dựng các bộ tiêu chí đánh giá dựa trên năng lực hoặc năng suất; 

  • Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện đánh giá nhân viên định kỳ; 

  • Cho phép nhân viên đánh giá trực tuyến ngay trên hệ thống.

  • Tự động chuyển kết quả tới quản lý, tự động nhắc nhân viên hoàn thành đánh giá; 

  • Tổng hợp kết quả sau đánh giá để gửi cấp trên, làm căn cứ xây dựng các chính sách đào tạo và phát triển nguồn lực.

>> Xem thêm: Đa dạng hóa quy trình đánh giá nhân viên nhờ MISA AMIS

Đăng ký trải nghiệm AMIS Thông tin nhân sự hoàn toàn miễn phí

Dùng ngay miễn phí

 3,869 

Đánh giá bài viết

[Tổng số:

4

Trung bình:

5

]