15 phong tục cổ truyền trong dịp Tết bằng tiếng Anh
Giới thiệu 15 phong tục cổ truyền trong dịp Tết bằng tiếng Anh sẽ là nội dung mà bài viết dưới đây của trung tâm tiếng Anh Benative đề cập đến các bạn hãy chú ý theo dõi và đồng thời đây cũng là một phương pháp rèn luyện kỹ năng đọc hiểu và “writing” của chính bạn nữa đấy. Tết Nguyên Đán là một ngày lễ quan trọng nhất của Việt Nam, trong dịp này khắp mọi nơi trên đất nước ta có rất nhiều phong tục truyền thống có ý nghĩa sâu sắc của người Việt diễn ra nhằm cầu mong cho một năm mới an lành, may mắn, an khang và thịnh vượng. Trong những ngày Tết và giáp Tết, các thành viên trong một gia đình dù có đi đâu xa cũng sẽ đều trở về và sum họp bên nhau, cùng nhau thăm hỏi người thân, họ hàng, mừng tuổi cũng như đi lễ đầu năm cầu may mắn…
1. Cúng ông Công, ông Táo (Offer Mr. Cong and Mr. Tao)
Lễ cúng ông công ông táo
Theo truyền thống của nhân dân ta từ xa xưa, cứ vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch là ngày của ông Công, ông Táo lên thiên đình để báo cáo mọi việc trong nhà của gia chủ cho Ngọc Hoàng. Chính vì vậy, tới những ngày này các gia đình tại Việt Nam sẽ dọn dẹp nhà bếp sạch sẽ, mua cá vàng về cúng để tiễn ông Công, ông Táo về trời.
According to the tradition of our people from ancient times, on the 23rd of the lunar calendar on the 23rd day of the lunar calendar, Mr. Tao went to heaven to report everything in the house of the owner to the Jade Emperor. Therefore, in these days, families in Vietnam will clean the kitchen, buy goldfish to worship and see Mr. Cong and Mr. Tao back to heaven.
2. Gói Bánh Chưng (Banh chung package)
Gói bánh Chưng dịp tết
Bánh chưng là một món ăn truyền thống có từ thời vua Hùng và đây cũng là nét đẹp văn hóa ẩm thực không thể thiếu trong những ngày Tết của những người dân đất Việt cho tới ngày nay. Các gia đình thường thường thì sẽ gói bánh chưng từ những ngày 27, 28, 29 Tết, đây cũng là một món quà biếu ý nghĩa của chúng ta với họ hàng và bạn bè trong dịp này.
The banh chung is a traditional dish dating back to King Hung’s time and this is also an indispensable culinary culture in the Tet days of the Vietnamese people until today. Families often pack banh chung from the 27th, 28th and 29th of Lunar New Year, which is also a meaningful gift for our relatives and friends on this occasion.
3. Chơi hoa trong dịp Tết (Play flowers during Tet)
Thú vui chơi hoa trong dịp Tết
Hoa đào miền Bắc hay hoa mai miền Nam cũng như cây quất là một trong những cây tượng trưng cho sự may mắn, hạnh phúc, thịnh vượng cho gia đình. Ở Việt Nam hiện nay còn có thêm rất nhiều loại hoa đẹp khác được người dân ưa thích mua về trang trí trong nhà để chào đón năm mới như hoa lan, hoa thủy tiên, hoa ly, hoa cúc…
Northern cherry blossoms or Southern apricot flowers as well as kumquat trees are one of the trees symbolizing luck, happiness and prosperity for the family. In Vietnam, there are many other beautiful flowers that people love to buy in home decoration to welcome the new year like orchids, daffodils, lilies, chrysanthemums …
4. Mâm ngũ quả (Five fruits tray)
Mâm ngũ quả trong dịp Tết
>> Xem thêm: Thơ chúc Tết bằng tiếng Anh
Mâm ngũ quả mà chúng ta vẫn hay đặt trên bàn thờ tổ tiên là phong tục không thể thiếu trong ngày Tết Nguyên Đán của người Việt để cầu mong một năm mới với bình an, may mắn, an khang, phú quý và hạnh phúc.
The five fruits tray that we still use on ancestor altars is an indispensable custom in the Lunar New Year of Vietnamese people to pray for a new year with peace, luck, peace, wealth and happiness.
Mâm ngũ quả là một mâm quả gồm 5 loại quả khác nhau, ứng với những ý nghĩa mà nó mang lại cũng là những ước muốn mà gia chủ cầu mong cho một tương lai một năm mới. Ví dụ như quả đu đủ sẽ tượng trưng cho sự ấm no và đầy đủ sum vầy, tuy nhiên những truyền thống văn hóa này ở các miền Bắc, Trung, Nam có những đặc trưng truyền thống khác nhau.
The five fruits tray is a fruit of 5 different kinds of fruits, corresponding to the meanings that it brings, it is also the wishes that the homeowner wishes for a future of a new year. For example, papaya will symbolize fullness and fullness, but these cultural traditions in the North, Central and South have different traditional characteristics.
5. Lau dọn nhà cửa (Clean the house)
Lau dọn nhà cửa dịp tết
Các gia đình tại Việt Nam đều dọn dẹp, vệ sinh nhà cửa, đồ vật sạch sẽ trong những ngày cuối năm với ý nghĩa sắp xếp lại những điều còn dang dở, xóa bỏ những điều không tốt của năm cũ chuẩn bị đón chào năm mới với nhiều tài lộc và may mắn.
Families in Vietnam clean, clean houses, clean objects in the last days of the year with the meaning of rearranging unfinished things, erasing bad things of the old year preparing to welcome the year. New with lots of fortune and luck.
6. Thăm mộ tổ tiên (Visiting ancestors)
Phong tục thăm mộ tổ tiên dịp Tết
Con cháu trong các gia đình sẽ cùng nhau đi thăm viếng cũng như làm sạch đẹp nơi an nghỉ của ông bà tổ tiên và người thân của mình. Đây được coi là một phong tục cổ truyền phổ biến của những người Việt, thể hiện đạo hiếu, cũng như lòng kính trọng đối với đấng sinh thành và các bậc tổ tiên đã khuất.
Children and grandchildren in families will come together to visit and clean up the resting place of their ancestors and relatives. This is considered a popular traditional custom of Vietnamese people, expressing filial piety, as well as respect for the birth and deceased ancestors.
7. Cúng tất niên (Offer all year)
Phong tục cúng tất niên
Vào ngày Tết các gia đình tại Việt Nam thường làm mâm cơm thắp hương mời thần linh, gia tiên về ăn Tết cùng gia đình vào chiều 30 tháng Chạp, đồng thời để kết thúc một năm cũ và chuẩn bị đón chào năm mới.
On Tet holiday, families in Vietnam often make incense tray and invite gods and family to celebrate Tet with their family on the afternoon of December 30, at the same time to finish an old year and prepare to welcome the new year.
8. Đón giao thừa (Pick up the new year)
Xem pháo hoa đón giao thừa dịp Tết
Giao thừa là một thời điểm chuyển giao ý nghĩa và linh thiêng giữa năm mới và năm cũ, là thời gian quan trọng khi đất trời giao hòa. Lễ cúng giao thừa vào đêm 30 còn được gọi là lễ trừ tịch diễn ra vào phút cuối cùng của năm với ý nghĩa đem bỏ hết những điều xấu của năm cũ để đón chào những điều tốt đẹp của một năm mới đang đến gần. Lễ cúng giao thừa được thực hiện ở ngoài trời.
New Year’s Eve is a time of transferring meaning and holiness between the new year and the old year, which is an important time when heaven and earth intersect. The ritual offering ceremony on the 30th night is also called the exorcism ceremony which takes place at the last minute of the year with the meaning of removing all the bad things of the old year to welcome the good of a coming year. New Year’s Eve offering ceremony is done outside.
9. Hái lộc (Screaming)
Phong tục hái lộc đầu năm
Nét đẹp hái lộc đầu xuân là một nét đẹp truyền thống trong một năm mới của những người con đất Việt. Phong tục hái lộc thường được thực hiện vào đêm giao thừa hoặc sáng sớm mùng một Tết để cầu may mắn, rước lộc vào nhà.
The beauty of spring and spring picking is a traditional beauty in a new year of Vietnamese people. The custom of picking locus is usually done on New Year’s Eve or early morning on the first day of the Lunar New Year to pray for good luck, and to bring the fortune to the house.
10. Xông đất (Landslides)
Chọn người hợp tuổi để xông đất ngày Tết
Sau thời khắc giao thừa và bắt đầu bước sang năm mới, ai là người đầu tiên bước vào nhà cùng với những lời chúc mừng năm mới thì đó là người xông đất cho gia đình bạn.
After the eve of the New Year and starting the new year, who was the first person to enter the house with the New Year greetings, it was the one who broke ground for your family.
Theo quan niệm của người Việt Nam, những người xông đất đầu năm rất quan trọng là vì lý do như vậy, các gia đình thường chọn cho mình những người hợp tuổi, hiền lành, gia đình hạnh phúc, làm ăn phát đạt và tính tình vui vẻ để xông đất nhà mình.
According to the concept of Vietnamese people, the people who landed in the beginning of the year are very important because for that reason, families often choose for themselves people who are old, gentle, happy families, prosperous business and count Cheerful love to land your home.
11. Chúc tết và mừng tuổi (Happy New Year and happy age)
Mừng tuổi và chúc Tết
Người Việt Nam ta có một nét phong tục cũng như văn hóa đi chúc Tết họ hàng và bạn bè trong những ngày Tết và đặc biệt là ngày Tết Nguyên Đán. Thường trong sáng mồng một Tết, các con cháu sẽ tới chúc thọ, mừng tuổi ông bà và cha mẹ mình. Sau đó, các con cháu sẽ được ông bà và cha mẹ mừng tuổi lại những đồng tiền mới để cầu chúc cho những điều may mắn và hạnh phúc sẽ đến với con cháu của mình được đựng trong những phong bao lì xì màu đỏ để lấy may kèm theo những lời chúc các con cháu hay ăn chóng lớn, học hành giỏi giang, hạnh phúc, vui vẻ trong năm mới. Tiền mừng tuổi không quan trọng là ở số tiền nhiều hay ít mà quan trọng là ý nghĩa và tấm lòng của người mừng.
Vietnamese people have a custom as well as a culture to celebrate Tet and relatives on Tet holidays and especially on Lunar New Year. Usually in the morning of a New Year, the children and grandchildren will come to bless them and celebrate their grandparents and parents. After that, the children and grandchildren will be happy to welcome new money to grandchildren and parents to wish the luck and happiness will come to their children and grandchildren in red envelopes to get sewing with wishes for children or grandchildren to eat fast, study well, happy and happy in the new year. The age of happy money is not important in the amount of money, but the important is the meaning and heart of the happy person.
12. Xuất hành (Exodus)
Chọn hướng xuất hành ngày đầu năm
Ngày mùng một Tết Nguyên Đán, mọi người thường chọn những giờ đẹp và mang tới sức khỏe giàu sang phú quý cũng như hướng đẹp phù hợp với tuổi để xuất hành với ý vọng gặp may mắn và bình an mỗi khi ra khỏi nhà.
On the first day of the Lunar New Year, people often choose beautiful hours and bring the best of wealth and wealth as well as the appropriate direction of age to depart with the hope of having luck and peace when leaving the house.
13. Đi lễ chùa đầu năm (Going to the temple at the beginning of the year)
Đi lễ chùa đầu năm
Một nét văn hóa đặc trưng của người Việt Nam ta đó chính là phong tục đi lễ chùa trong những ngày đầu của năm mới là một nét đẹp văn hóa tâm linh trong đời sống mỗi người Việt. Dâng hương lễ chùa đầu năm không chỉ là để cầu xin cho một năm mới may mắn, phúc lộc mà còn là sự tỏ thành ý cũng như tấm lòng thành kính của mình đối với đức Phật, tổ tiên.
A typical cultural feature of Vietnamese people is that the custom of going to the temple during the first days of the new year is a beauty of spiritual culture in every Vietnamese life. Incense to worship the temple at the beginning of the year is not only to pray for a new year of luck and happiness, but also to express your mind and respect to the Buddha and ancestors.
14. Phong tục tống cựu nghinh tân (Customary to send the former imperialist)
Phong tục tống cựu nghinh tân
Phong tục tống cựu nghênh tân vốn nghĩa là đưa cái cũ đi, đón cái mới đến. Các cụ bảo, muốn đón được cái mới thì người đón trước hết phải dọn mình sạch sẽ, tinh tươm, gác lại tất cả những âu lo, bực dọc. Tập tục tiễn những điều cũ và đón chào những điều mới tốt đẹp thường được chuẩn bị từ sau khi tiễn ông Táo về trời.
The custom of sending the former receptionist capital means bringing the old one, welcoming the new one. The security people, who want to welcome the new, the first picker must clean themselves, clean, and put aside all worries and frustrations. Practice seeing off old things and welcome new good things that are often prepared after seeing Mr. Tao go to heaven.
Năm cũ đã qua mang theo mọi xui xẻo và năm mới đến mang theo đầy niềm tin lạc quan. Nếu như năm cũ khá may mắn, thì tin sự may mắn sẽ kéo dài qua năm sau. Tết cũng là lúc mọi người trong làng gọi nhau quét dọn đình, chùa. Ai nấy lo đi cắt tóc, may sắm quần áo mới… Đó là những việc thường được làm vào cuối năm, quen thuộc đến mức người ta không nghĩ đấy là tục lệ “chia tay cái cũ để đón những điều mới mẻ”. Nhiều gia đình nhắc nhỏ, dặn dò con cháu từ phút giao thừa trở đi không được quấy khóc, nghịch ngợm, cãi cọ nhau, không nói tục chửi bậy hay vứt rác, viết vẽ bừa bãi. Cha mẹ, anh chị cũng không nên quở mắng, trách phạt con trẻ. Đối với bà con xóm giềng, dù trong năm cũ có điều gì xích mích cũng xí xóa hết. Dâu không thực lòng cũng tỏ ra ôn tồn hòa nhã, không ai nói khích bác hoặc bóng gió ác ý trong ngày đầu năm, dù là lỡ miệng; đối với ai cũng tay bắt mặt mừng.
The old year passed with bad luck and the new year came with full of optimistic beliefs. If the old year is quite lucky, then believe the luck will last for the next year. Tet is also when people in the village call each other to clean up houses and pagodas. Everyone worries about going to haircuts, making new clothes and so on … These are things that are often done at the end of the year, so familiar that people don’t think it’s a custom of “breaking up the old to get new things.” Many families reminded and advised their children and grandchildren from the New Year’s Eve to not stir and cry, mischief, quarrel with each other, do not continue to curse or litter, write indiscriminately. Parents and siblings should not rebuke and punish children. For the neighbors, even if the old year has something, it will be erased. Strawberry does not really seem to be mildly peaceful, no one said to encourage or maliciously hinted on the first day of the year, even if it was missed; for everyone who catches the happy face.
Tục lệ này hiện nay vẫn được nhiều học sinh, giáo viên, nhà văn, nhà thơ và người viết nói chung gìn giữ. Nhưng nhiều bạn học sinh chưa hiểu hết được ý nghĩa của tục lệ này.
This practice is still preserved by many students, teachers, writers, poets and writers. But many students do not fully understand the meaning of this custom.
15. Khai ấn khai bút đầu năm trong dịp Tết (Declaration of the first publication of the pen in the Lunar New Year)
Khai bút đầu năm
Thông thường, thời gian khai bút thường vào ngày đầu tiên của năm, có thể ngay sau giao thừa. Tuy nhiên, hiện nay, không nhất thiết là phải khai bút đúng ngày đầu tiên, cũng không cần quan trọng ngày tốt hay xấu.
Normally, the opening time is usually on the first day of the year, right after the new year. However, at present, it is not necessary to have to write on the first day, it does not need to be important on good or bad days.
Chỉ cần từ ngày mùng 1 đến trước khi đi học trở lại, các bạn có thể lựa chọn giờ hoàng đạo trong ngày để làm lễ khai bút. (Nếu không biết đâu là giờ hoàng đạo thì hãy hỏi ý kiến của ông bà hoặc cha mẹ).
Only from the 1st day before going back to school, can you choose the zodiac time of the day to make the opening ceremony. (If you do not know what is the zodiac time, then consult your grandparents or parents).
Học sinh thường có suy nghĩ rằng, nếu đầu năm khai bút chữ đẹp thì cả năm việc học sẽ gặp thuận lợi, nếu chữ xấu, cẩu thả thì cũng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng học tập. Vì thế, trước khi khai bút, các bạn hãy xác định trước xem mình nên viết những gì, dài hay ngắn…
Students often think that if the year of the year of writing is beautiful, the whole year of study will be convenient, if the word is bad, negligence will also affect the quality of learning. So, before you start your writing, determine in advance what you should write, long or short …
Hy vọng với bài viết giới thiệu 15 phong tục cổ truyền trong dịp Tết bằng tiếng Anh trên đây của chúng tôi, các bạn đã có thêm những kiến thức về những nét đẹp văn hóa mang phong vị truyền thống của ông cha ta từ xưa đến nay. Đối với những bạn ngoại quốc cũng hoàn toàn có thể hiểu được những nét đẹp này và đây cũng được coi như một bài truyền bá về văn hóa và lan tỏa hương vị Tết Việt đến với bạn bè quốc tế. Trung tâm tiếng Anh Benative chúc các bạn và gia đình đón một cái Tết đượm sắc và gặp nhiều may mắn trong năm mới xuân sang nhé!