Mục lục bài viết
Để xác định chính xác giá thành các loại sản phẩm, cần phải đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ. Đó là việc tính toán phân bổ chi phí cho số sản phẩm chưa hoàn thành phải chịu.
Xem thêm các phương pháp tính giá thành tại đây.
Muốn đánh giá chính xác giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ trước hết phải tổ chức kiểm kê số lượng sản phẩm dở dang, sau đó tuỳ đặc điểm tình hình chi phí sản xuất, tính chất sản xuất để sử dụng phương pháp đánh giá thích hợp.
Các phương pháp xác định chi phí dở dang cuối kỳ:
Phương pháp đánh giá theo chi phí nguyên vật liệu
Phương pháp đánh giá theo sản lượng hoàn thành tuơng đương
Phương pháp đánh giá theo 50% chi phí chế biến
Phương pháp đánh giá theo chi phí sản xuất định mức.
1. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí nguyên vật liệu ( nguyên vật liệu chính hoặc nguyên vật liệu trực tiếp)
Theo phương pháp này giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ chỉ tính chi phí nguyên vật liệu chính hoặc nguyên vật liệu trực tiếp. Còn các chi phí khác tính toàn bộ cho sản phẩm hoàn thành trong kỳ phải chịu (kế toán phải theo dõi chi tiết khoản chi phí này).
1.1. Cách tính
Trong đó:
Lưu ý:
Đối với nguyên vật liệu không dùng hết, phế liệu thu được từ vật liệu chính khi đánh giá phải loại trừ ra.
Đối với các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm phải qua nhiều giai đoạn chế biến kế tiếp nhau, thì sản phẩm dở dang cuối kỳ của các giai đoạn sau được đánh giá theo giá trị nửa thành phẩm của giai đoạn trước chuyển qua. Hay nói cách khác giá thành nửa thành phẩm giai đoạn trước chính là nguyên vật liệu chính cả giai đoạn sau.
1.2. Ví dụ minh họa
Tại một doanh nghiệp sản xuất sản phẩm A phải qua 2 giai đoạn chế biến liên tục có tài liệu sau:
Sản phẩm dở dang đầu tháng đã tính theo chi phí nguyên vật liệu chính như sau:
Giai đoạn I (PX I) 7.500.000đ
Giai đoạn II (PX II) 6.250.000đ
Trong đó: Nguyên vật liệu chính: 4.000.000đ
Chi phí khác: 2.250.000đ
Chi phí sản xuất trong tháng đã tập hợp được của từng giai đoạn
Giai đoạn I (PX I) NVLC 17.500.000đ
Chi phí khác: 5.000.000đ
Giai đoạn II ( PX II) Nửa thành phẩm giai đoạn I chuyển qua 25.000.000đ
Chi phí khác ở giai đoạn II 5.250.000đ
Kết quả sản xuất trong tháng như sau:
Giai đoạn I hoàn thành 80 NTP A chuyển hết sang giai đoạn II tiếp tục chế biến, cuối tháng còn 20 sản phẩm dở dang.
Giai đoạn II nhận 80 NTP giai đoạn I tiếp tục chế biến cuói tháng hoàn thành nhập kho 70 TP A, còn lại 30 sản phẩm dở dang.
Yêu cầu: Xác định giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ của 2 giai đoạn.
Hướng dẫn
Giai đoạn I: Đánh giá theo chi phí nguyên vật liệu chính
Giai đoạn II: Giá trị của 80 nửa thành phẩm giai đoạn I chuyển qua chính là nguyên vật liệu chính của giai đoạn II
Z NTP GĐ II = 7.500.000 + (17.500.000 + 5.000.000) – 5.000.000 = 25.000.000
Trong đó:
Nguyên vật liệu chính = 7.500.000 + 17.500.000 – 5.000.000 = 20.000.000
Chi phí khác = 0 + 5.000.000 – 0 = 5.000.000
Vậy giá trị sản phẩm dở dang của 2 giai đoạn = 5.000.000 + 9.375.000 = 14.375.000
1.3. Điều kiện áp dụng.
Phương pháp này được áp dụng đối với các doanh nghiệp có chi phí nguyên vật liệu chính chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất, khối lượng sản phẩm dở dang ít.
1.4. Ưu điểm.
Tính toán đơn giản, nhanh.
1.5. Nhược điểm.
Kết quả kém chính xác vì chỉ tính mỗi khoản nguyên vật liệu chính còn chi phí khác tính cho cả sản phẩm hoàn thành.
2. Phương pháp đánh giá theo sản lượng hoàn thành tương đương.
2.1. Cách tính
Theo phương pháp này sản phẩm dở dang cuối kỳ phải chịu toàn bộ các khoản chi phí phát sinh theo mức độ hoàn thành của sản phẩm. Do vậy khi kiểm kê phải xác định mức độ hoàn thành dở dang (%). Sau đó tính ra sản lượng tương đương như sau:
Qtđ = Qd x % hoàn thành (1)
Với những chi phí bỏ vào 1 lần như nguyên vật liệu chính thì tính cho sản phẩm dở dang và sản phẩm hoàn thành là như nhau theo công thức (1)
Với các chi phí khác bỏ dần theo mức độ chế biến của giai đoạn như VL phụ, nhân công, chi phí chung….thì được xác định theo mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang theo công thức (2)
(2)
2.2. Ví dụ minh họa
Tại một doanh nghiệp sản xuất 1 loại sản phẩm A có tình hình như sau:
Sản phẩm làm dở đầu tháng đã được xác định:
CPNVLC 4.000.000đ
CPVLP 200.000đ
CPNCTT 1.800.000đ
CPSXC 600.000đ
Chi phí sản xuất phát sinh trong tháng đã tập hợp được
CPNVLC 36.000.000đ
CPVLP 3.400.000đ
CPNCTT 9.000.000đ
CPSXC 3.000.000đ
Kết quả sản xuất trong tháng hoàn thành 80 thành phẩm A nhập kho, còn lại 20 sản phẩm làm dở mức độ hoàn thành 50%.
Yêu cầu: Xác định giá trị sản phẩm làm dở cuối tháng của doanh nghiệp.
Hướng dẫn
Sản lượng hoàn thành tương đương là: Qtđ = 20 x 50% = 10 sản phẩm
Vậy giá trị của 20 sản phẩm A dở dang cuối tháng là: 10.000.000đ
2.3. Điều kiện áp dụng
Phương pháp này được áp dụng đối với các doanh nghiệp có quy trình sản xuất phức tạp, sản phẩm dở nhiều và không đều nhau. Chi phí chế biến cũng chiếm tỷ trọng lớn.
2.4. Ưu điểm
Đánh giá chính xác vì tính hết mọi khoản chi phí cho sản phẩm dở dang.
2.5. Nhược điểm
Tính toán khá phức tạp vì phải xác định mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang.
3. Phương pháp đánh giá 50% chi phí chế biến (Theo mức độ hoàn thành chung )
Thực chất của phương pháp này là phương pháp ước lượng sản phẩm tương đương, nhưng để giảm bớt khối lượng tính toán giả định mức độ hoàn thành của sản phẩm dở tính bình quân là 50%. Áp dụng các doanh nghiệp có lượng sản phẩm dở tương đối đều nhau trên các giai đoạn sản xuất. Cách tính như phương pháp 2.
4. Phương pháp tính theo chi phí sản xuất định mức
4.1. Cách tính
Theo phưong pháp này căn cứ vào định mức các loại chi phí cho thành phẩm, nửa thành phẩm và sản phẩm làm dở để tính ra giá trị sản phẩm làm dở. Công thức như sau:
Dc = Qd x định mức chi phí
4.2. Ví dụ minh họa
Một Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm A có chi phí sản xuất được định mức như sau:
Cuối kỳ sản xuất được 60 sản phẩm A nhập kho còn lại 10 sản phẩm đang chế biến dở dang.
Yêu cầu: Xác định giá trị sản phẩm làm dở cuối kỳ.
Hướng dẫn
Giá trị của 10 sản phẩm A làm cuối kỳ là:
10 x (1.200.000 + 80.000 + 120.000 + 40.000) = 14.400.000đ.
4.3. Điều kiện áp dụng
Phương pháp này được áp dụng cho các doanh nghiệp đã xây dựng được hệ thống định mức tiên tiến chính xác.
4.4. Ưu điểm
Phương pháp này tính toán đơn giản.
4.5. Nhược điểm
Mức độ chính xác không cao vì chi phí không thể đúng bằng chi phí định mức được.
Xem thêm: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.