NGA LÀ MỘT TRONG NHỮNG NƯỚC Ở PHƯƠNG TÂY CÓ NỀN VĂN HÓA ĐƯỢC TOÀN THỂ NHÂN LOẠI NGƯỠNG MỘ VÀ TỰ HÀO. NỀN VĂN HÓA NGA TRẢI QUA NHIỀU THẾ KỶ ĐẾN NAY VẪN CÒN GIỮ TRONG MÌNH NHỮNG NÉT ĐẶC SẮC

Nước Nga có trên 16 dân tộc, mỗi dân tộc lại có những nét văn hóa khác nhau tuy vẫn mang đặc trưng chung của người Nga. Văn hóa Nga chịu ảnh hưởng của nền tư tưởng tôn giáo chính thống là Slav. Kiến trúc Nga gắn liền với nền văn hóa với những ngôi nhà gỗ ở miền đồng quê Nga. Hàng thủ công mỹ nghệ cũng mang đậm văn hóa Nga. Đồ thủ công mỹ nghệ Nga có tiếng trên toàn thế giới với nét chạm trổ tinh xảo, hình vẻ và nét vẽ sắc nét. Điện ảnh Nga góp phần lớn trong việc phác thảo đầy đủ về nền văn hóa Nga và xứng đáng với cái nôi của nền văn hóa Điện ảnh Thế giới. Những thể loại mà sân khấu Nga có thể thể hiện là opera, âm nhạc, ballet, kịch. Người dân Nga có thói quen đến rạp để thưởng thức bộ môn nghệ thuật này. Nước Nga còn là cái nôi của hệ thống giáo dục Hàn lâm. Nga là nơi đào tạo nên những người tài giỏi trên tất cả các lĩnh vực. Hệ thống giáo dục của Nga không chỉ nổi tiếng từ những năm đầu của thế kỷ và đã duy trì đến nhiều năm sau này. Trang phục và lối sinh hoạt hàng ngày của người dân Nga cũng thể hiện phần nào nền văn hóa Nga. Nga cũng là nước có một nền văn hóa vật chất phong phú và một truyền thống mạnh mẽ trong công nghệ.

van-hoa-tai-nga

Truyền thống – phong tục – tập quán

Nước Nga nổi tiếng là cái nôi của nền văn minh thế giới. Với những phong tục tập quán đặc trưng, nền văn hóa Nga luôn thu hút được du khách.

Lễ cưới ở Nga

Lễ cưới truyền thống của nước Nga ngày nay vẫn còn được duy trì thực hiện. Đặc biệt vùng nông thôn Nga truyền thống này vẫn còn được lưu giữ bền vững. Thời gian thực hiện một lễ cưới thường là 2 – 3 ngày. Người dân Nga thường chọn tổ chức lễ cưới vào tháng mùa thu hoặc mùa đông. Người Nga thường chọn nhà thờ là nơi diễn ra lễ cưới. Cả cô dâu và chú rể đều thề nguyện luôn chung thủy sắc son bên nhau. Đối với chú rể để có thể đón được hôn phu của mình họ phải trải qua những thử thách mà theo truyền thống là phải thực hiện. Đám cưới Nga còn duy trì của hồi môn cho cô dâu về nhà chồng. Bàn tiệc ngày cưới yêu cầu phải có thịt chim. Người Nga cho rằng hình tượng con chim biểu trưng cho cuộc sống gia đình hạnh phúc.

>>> TÌm hiểu visa du lịch Nga

Gia đình

Người Nga từ trước cho đến nay đều nuôi dạy con cháu theo cách sống tự lập. Cho đến khi có gia đình riêng thì sự giáo dục đó mới giảm đi. Và những thế hệ sau đó lại tiếp nối truyền thống giáo dục như vậy. Nước Nga quy định cho độ tuổi kết hôn của nữ giới là 18 đến 23 tuổi. Đây là tuổi mà người phụ nữ Nga có thể chăm lo cho gia đình mình. Người Nga không có phong tục mua quần áo và chuẩn bị cho tre sơ sinh những vật dụng thiết yếu. Họ hy vọng vào những món quà từ bạn bè và người thân như sự chia sẻ trong việc nuôi dạy con cháu. Đứa trẻ sau khi được sinh ra sẽ được đưa về cho bà nội nuôi và dưỡng dạy. Điều này trở thành truyền thống của người Nga. Dưới sự chăm sóc nuôi dưỡng của bà nội chỉ khi đứa bé đến tuổi đi học sẽ được về sống chung với ba mẹ của nó.

van-hoa-tai-nga-1a

Quan hệ giữa nam giới và phụ nữ

Mối quan hệ nam nữ trong xã hội Nga luôn thể hiện những chuẩn mực mà đã được thể hiện khá nhiều qua phim ảnh sách báo cũng như các phương tiện truyền thông truyền hình. Đối với người đàn ông khi nào cũng phải đưa tay đỡ người phụ nữ khi họ lên xuống taxi, tàu lửa…Người phụ nữ Nga ngày xưa đi bất cứ đâu cũng phải có người hộ tống đi theo. Điều hấp dẫn hơn hết đó là người đàn ông Nga luôn tỏ ra quan tâm đến phụ nữ. Dù là bạn gái mới quen hay là bạn bè bình thường thì đàn ông Nga luôn dành phần trả tiền cho những cuộc hẹn hò gặp gỡ. Chính vì sự lịch thiệp này nên đa số phụ nữ Nga đều rất tự hào khi nhận được sự quan tâm của đàn ông Nga. Thông thường người đàn ông Nga thường đưa phụ nữ đến chơi ở nhà hát và rạp chiếu phim cũng như những địa điểm vui chơi giải trí khác.

Nhà nghỉ – một yếu tố của tâm hồn Nga

Truyền thống ở nhà nghỉ vào mùa hè của người Nga là truyền thống khá đẹp. Vào những thời gian khi mùa hè bắt đầu cũng là lúc những gia đình Nga bắt đầu chuẩn bị cho mình kỳ nghỉ ở nhà nghỉ. Thường nhà nghỉ được đặt ở vùng ngoại ô và thôn quê. Với nhu cầu ngày càng cao thì ngày nay các hộ gia đình còn có thể thuê nhà nghỉ để nghỉ. Tạm xa những công việc hàng ngày, các gia đình quay quần bên nhau cùng tận hưởng không gian mới ở nhà nghỉ. Những hoạt động diễn ra suốt thời gian ở nhà nghỉ luôn làm cho con người cảm thấy thích thú, thoải mái và yên bình. Và điều này làm cho họ rất mong chờ mỗi khi hè đến để cùng gia đình tận hưởng những khoảng thời gian tuyệt vời bên nhau.

Tục chúc sức khỏe ở Nga

Nếu bạn đến nước Nga và vô tình hắt xì rồi nhận được một lời chúc mừng của một người Nga nào gần đó thì cũng đừng quá buồn phiền. Bởi với người Nga khi bạn hắt xì được thì cũng có nghĩa là điềm lành đến với bạn. Người Nga sẵn sàng chia sẻ niềm vui cùng bạn mặc cho bạn có quen biết với họ hay không. Bạn hãy luôn chú ý rằng, khi bạn đang nói chuyện và bạn hắt hơi thì chắc hẳn nhữnh điều bạn vừa nói sẽ được mọi người tin tưởng rất nhiều. Bạn vừa ăn tối xong và bạn hắt hơi thì có nghiã là niềm hạnh phúc dành cho các thành viên có mặt trong gia đình. Tập tục hắt hơi khá phổ biến ở các nước châu Âu và Châu Á. Ở nước Nga người dân luôn cho là điềm lành từ việc cắt nghĩa từ hắt hơi theo tiếng Nga. Một số quốc gia còn cho rằng việc hắt hơi cũng là dịp đưa mọi bệnh tật và cả quỷ ma trong người đi xa. Ngoài ra hắt hơi còn khơi dậy sức mạnh bên trong của mỗi con người.

Bánh mỳ – muối

Người Nga thường dung bánh mì muối để tiếp đón những vị khách mới đến với gia đình mình. Và nếu du khách là những vị khách mới đến các gia đình Nga thì cũng đừng quên thực hiện truyền thống này. Vị khách mới sẽ được chủ nhà đưa cho một mẩu bánh mì, Vị khách sẽ chấm chút muối và ăn hết mẫu bánh mì đó. Đây là nghi lễ mà người khách phải thực hiện xem như là màn chào hỏi để bắt đầu một mối quan hệ mới. Phong tục này mang nhiều ý nghĩa sâu sắc. Người Nga chi rằng việc làm như vậy là để khởi đầu cho một mối quan hệ hữu nghị bác ác. Việc chấm muối mang ý nghĩa là vị khách cùng chủ nhà có thể cùng nhau chia sẻ mọi khó khăn hoạn nạn trong cuộc sống. Chủ nhà tiếp đón khách bằng bánh mì muối để khẳng định mối quan hệ thân thiện và đầy tin cậy. Bánh mì thể hiện cho sự giàu có và sung túc còn muối thể hiện cho sự bảo vệ con người khỏi ảnh hưởng và sức mạnh với kẻ thù.

Các lễ hội

Nước Nga làm phong phú nền văn hóa của dân tộc mình bằng những lễ hội đậm màu sắc.

Lễ chào đón Năm mới

Lễ chào đón năm mới ở Nga là ngày lễ lớn đầu tiên trong năm mới. Ngày lễ này có quy mô và được tổ chức có quy mô và tính chất như ngày Lễ Giáng Sinh. Ở nước Nga cũng như những nước Châu Âu khác, Lễ mừng Giáng Sinh là lễ lớn mang ý nghĩa tinh thần về mặt tôn giáo của người Nga. Trong ngày này mọi người sẽ cùng nhau đi tham dự lễ hội. Chương trình lễ hội có khá nhiều hoạt động xuất sắc. Ông già Noel và nàng Công Chúa Tuyết trong trang phục truyền thống cùng nhau đi phát quà cho trẻ em. Hoạt động này luôn được các trẻ em đón nhận. Vào ngày lễ này, cả gia đình Nga quay quần bên nhau cùng ăn tiệc mừng cùng tổ chức vui chơi cùng nhau. Có cả nghi thức tặng quà nhân dịp đầu năm mới đến. Thường thì lễ giáng sinh ở Nga được tổ chức vào ngày 7/1 hàng năm. Ngày lễ này vẫn được duy trì hàng năm ở Nga và được xem là quốc lễ.

Lễ phục sinh

Cũng như những nước châu Âu khác, nước Nga chào đón lễ phục sinh với quy mô khá lớn. Từ hôm trước đêm khuya ngày Chúa phục sinh và kéo dài cho đến tận sáng ngày hôm sau. Dù cho thời gian diễn ra lễ có muộn đến bao nhiêu thì số lượng người dân tham gia lễ Phục sinh là khá lớn. Theo nghi lễ thì vào ngày này vị linh mục sẽ dẫn đầu đám rước tay cầm nến sáng đi vòng quanh nhà thờ để làm lễ. Nghi lễ thực hiện bao gồm nhiều hoạt động khác nhau. Hầu như các hoạt động đều nhằm mục đích là tái hiện lại hình ảnh cũng như những truyền thuyết cũ của chúa Giê Su. Vào buổi sáng khi bình minh đến cũng là lúc nghi thức thực hiện lễ kết thúc. Sau khi kết thúc lễ thì mọi người cùng nhau trở về nhà. Mọi người sẽ kết thúc tuần lễ ăn chay bằng bữa tiệc thịnh soạn của mùa lễ phục sinh với những món ăn thật hấp dẫn. Món trứng nhuộm màu là món ăn không thể thiếu trong bữa tiệc của ngày lễ phục sinh. Trước ngày diễn ra lễ mọi gia đình Nga ai cũng đều bận rộn với việc nhuộm trứng để chuẩn bị cho tiệc mừng lễ phục sinh.

van-hoa-tai-nga-1b

Hội băng

Mùa đông nước Nga kéo dài một khoảng thời gian không ngắn. Tuy nhiên người Nga cũng tận dụng khoảng thời gian đặc biệt này để có thể tổ chức những hoạt động vui chơi giải trí mà chỉ có thể tổ chức vào mùa đông. Trong số những hoạt động được tổ chức vào mùa đông thì lễ hội băng là lễ hội được mong chờ nhiều nhất. Ngày lễ hội băng có thu hút khá nhiều dân cư cũng như khách du lịch đến tham quan và chiêm ngưỡng. Lễ hội điêu khác trên băng là chương trình lễ hội được mong chờ khá nhiều. Những tác phẩm nghệ thuật bằng băng luôn thu hút đông đảo những nhà điêu khắc và khán giả đến xem và đánh giá. Tác phẩm bằng băng thường thể hiện sự quy mô to lớn của những công trình kiến trúc cũng như khắc họa một vào chân dung nhà lãnh tụ nổi tiếng của Nga.

Lễ tiễn mùa đông

Mùa đông của nước Nga khá nổi tiếng cho nên lễ đón và tiễn mùa đông của nước Nga được khá đông du khách và người dân Nga nhiệt tình hưởng ứng. Lễ hội tiễn mùa đông được đánh giá là lễ hội khó quên nếu đã được tham dự lần nào vào lễ hội tiễn mùa đông của nước Nga. Lễ hội tiễn mùa đông có nguồn gốc truyền thống gắn liền với nền sản xuất nông nghiệp của nước Nga. Người nông dân Nga mong mùa đông mau qua vì tuyết phủ trắng ruộng đồng làm cho họ không thể làm gì được trên mảnh đất của mình. Mang tính chất là lễ hội truyền thống dân gian lâu đời và được duy trì đến ngày nay. Lễ hội tiễn mùa đông được duy trì cho đến ngày nay với những đặc trưng mang đậm nét truyền thống của dân tộc Nga. Trẻ em và người lớn cùng vui chơi ca hát mừng mùa đông đã qua, hân hoan chào đón mùa xuân mới đến.

Đồ chơi đất sét & Matrioshka (búp bê Nga)

Búp bê Nga là biểu tượng mà bất cứ ở đâu và khi nào khi nhìn thấy đều có thể nhanh chóng liên tưởng về nước Nga. Búp bê Nga còn có tên gọi là Matrioshka. Không những là đồ chơi cho những em bé nước Nga, Matrioshka còn là biểu tượng hay món quà không thể thiếu của khách du lịch khi đến với đất nước Nga xinh đẹp. Matrioshka có nguồn gốc từ Nhật Bản. Nhưng khi có mặt tại nước Nga thì Matrioshka được biến hóa thành đồ chơi mang đậm phong cách Nga. Búp bê Nga mang hình ảnh của cô gái Nga với khăn trùm đầu, áo xaraphan. Và mỗi búp bê đều có khoảng 8 búp bê trở lên. Sau này hình tượng búp bê gái được phát triển thêm hình tượng búp bê trai. Matrioshka ngày nay được gọi cho bao gồm những đồ chơi mà có thể lồng vào nhau. Ngày nay búp bê Matrioshka trở thành nét văn hóa đặc trưng cho người Nga.

do-choi-cua-nguoi-nga-1d

Kiến trúc – Hội họa

Kiến trúc và hội họa Nga đã có danh tiếng từ lâu đời và có thể xem đây là một trong những nền văn minh kiến trúc hội họa của thế giới. Đặc trưng của kiến trúc và hội họa Nga là du nhập để tạo nên đặc trưng cá nhân – đặc trưng riêng. Nước Nga có truyền thống văn hóa đặc trưng nhưng cũng là nơi khai sinh ra nền văn hóa hiện đại với nhiều tính năng quan trọng. Hội họa Nga có đặc trưng là hình tượng trong bút pháp thực hiện. Trải qua thời gian phát triển khá dài lâu, bộ môn nghệ thuật này tự bản thân nó đã tạo nên những tác phẩm nghệ thuật thể hiện rõ đặc trưng cho ngành hội họa Nga. Với ngành kiến trúc thì Nga lại đóng vai trò khác. Kiến trúc Nga chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ tôn giáo. Đời sống tôn giáo đã có những tác động đến đặc trưng của ngành kiến trúc. Nhà thờ Nga được xây dựng bằng đá với nhiều bức tường cao góp phần tạo nên khoảng không gian thoáng đãng. Phải đến thế kỉ 17 thì kiến trúc nhà thờ mái vòm mới xuất hiện ở Nga.

Nghệ thuật sân khấu: ba-lê, opera

Nga còn nổi tiếng với lĩnh vực nghệ thuật sân khấu ba – lê và Opera. Được xem là cái nôi đào tạo và phát triển cho bộ môn nghệ thuật này cho nên hàng năm ở Nga thu hút lượng lớn sinh viên đến học tập. Đồng thời ở Nga cũng thường xuyên diễn ra những buổi biểu diễn có quy mô lớn cho hai loại hình nghệ thuật mang tình hàn lâm cao cấp này. Balê là loại hình vũ kịch có nguồn gốc từ Pháp, sau được phát triển mạnh ở Anh, Ý và Nga. Loại hình nghệ thuật này có tầm ảnh hưởng quan trọng đến toàn cầu và được đưa vào giảng dạy khá nhiều tại các trường múa nổi tiếng. Balê được diễn với nền nhạc cùng với diễn xuất của diễn viên. Opera là dạng kịch nhưng hành động và diễn xuất của nhân vật được truyền đạt qua các âm nhạc và giọng hát của diễn viên. Opera có mối liên hệ mật thiết với âm nhạc cổ điển của Phương Tây và nước Nga. Các vở diễn opera được biểu diễn trong các nhà hát riêng biệt với những trang bị thiết yếu cho việc biểu diễn loại hình nghệ thuật này.

Hãy liên hệ với chúng tôi để biết thêm chi tiết các tour du lịch Nga được tổ chức hàng tháng