17 Lễ Hội Ngày Tết Du Xuân Đặc Sắc Nhất Ba Miền Tổ Quốc
Tổ chức các lễ hội ngày Tết là một trong những nét đẹp truyền thống hướng về cội nguồn của người Việt. Chúng giống như chiếc cầu nối giữa quá khứ và hiện tại để duy trì và tôn thờ những giá trị văn hóa thiêng liêng. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu Các lễ hội ngày Tết ở Việt Nam
nhé.
I. Những lễ hội ngày Tết đầu xuân ở miền Bắc
Nếu như bạn đang sinh sống hoặc có dịp đến miền Bắc vào mùa xuân thì những lễ hội đầu năm tại đây là những sự kiện ngày tết lễ hội mùa xuân bạn nhất định phải khám phá.
1. Lễ hội chùa Hương
Lễ hội chùa Hương là một trong những lễ hội mùa xuân ở Việt Nam thu hút hàng ngàn du khách thập phương đến hành hương mỗi năm. Có thể nói, đây là lễ hội Phật giáo lớn nhất Việt Nam được tổ chức tại vùng đất Hương Sơn bắt đầu từ mùng 6 tháng Giêng và kéo dài đến hết tháng 3 âm lịch.
Chùa Hương chính là nơi để bạn cầu nguyện những điều may cho năm mới. Không những vậy còn có cơ hội đắm mình trong không gian núi rừng mênh mông.
Tại đây có một quần thể những điểm tham quan nổi tiếng như bến Đục, Suối Yên, đền Trình, chùa Thiên Trù, núi Ngũ Nhạc, động Hương Tích, suối Giải Oan, đền Cửa Vòng… cho bạn tiếp nối hành trình du xuân của mình sau khi ghé chùa Hương.
2. Lễ hội Khai ấn đền Trần
Đây là một trong những lễ hội Tết Nguyên Đán nổi tiếng ở miền Bắc để tri ân công đức của các vị vua Trần. Đây là lễ hội ngày tết thường được tổ chức vào đêm ngày 14 và ngày 15 tháng Giêng tại Khu di tích đền Trần thuộc tỉnh Nam Định.
Lễ hội Khai ấn đền Trần được bắt đầu từ giờ Tý với những nghi thức quan trọng như rước nước, tế cá. Và trong lễ khai ấn, bạn có thể xin lá ấn để thỉnh tài lộc về nhà, cả năm phát đạt.
Bên cạnh những nghi lễ thiêng liêng, lễ hội khai ấn đền Trần sẽ tổ chức xen kẽ nhiều hoạt động và các trò chơi truyền thống thú vị như: hát chèo, mùa rồng, hát chầu văn, đua thuyền… những trò chơi góp phần làm sôi động thêm cho không khí lễ hội.
3. Lễ hội Yên Tử
Lễ hội du xuân Yên Tử tại Quảng Ninh được bắt đầu từ ngày 10 tháng Giêng và kéo dài trong suốt 3 tháng mùa xuân. Yên Tử không chỉ nổi tiếng với cảnh đẹp núi rừng, tháp cổ chùa mà đây chính là nơi bắt nguồn và lưu giữ nhiều tinh hoa văn hóa Phật giáo lâu đời của Việt Nam.
Lễ hội Tết Yên Tử sẽ được tổ chức với rất nhiều các hoạt động truyền thống như bái tổ Trúc Lâm, lễ dâng hương cúng Phật, múa lân, múa rồng, cùng một số những trò chơi dân gian khác. Ngoài việc làm lễ cầu bình an, sung túc cho năm mới thì đến Yên Tử vào khoảng thời gian này chúng ta có cơ hội du xuân, cảm nhận sự thanh tịnh của thiên nhiên đất trời.
4. Lễ hội gò Đống Đa
Lễ hội gò Đống Đa sẽ diễn ra vào ngày mùng 5 Tết hàng năm để tưởng nhớ tới vua Quang Trung. Lễ hội ngày Tết này được coi là ngày hội truyền thống tại gò Đống Đa, Hà Nội để tưởng nhớ anh hùng Nguyễn Huệ và trở thành quốc lễ từ sau ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954).
Trong ngày diễn ra lễ hội Tết này sẽ có rất nhiều những trò chơi vui khỏe, thể hiện tinh thần thượng võ và đặc biệt có trò rước Rồng lửa Thăng Long vô cùng độc đáo. Bên cạnh lễ hội gò Đống Đa thì còn có lễ cầu siêu, dâng hương tưởng nhớ công ơn những anh hùng đã hi sinh vì dân vì nước diễn ra tại chùa Đồng Quang.
5. Hội Lim tại Bắc Ninh
Có thể nói, hội Lim chính là lễ hội lớn nhất tỉnh Bắc Ninh với những làn điệu dân ca quan họ ngọt ngào và sâu lắng. Lễ hội này thường được tổ chức từ ngày 12 đến ngày 14 tháng Giêng. Trải qua rất nhiều thế hệ, cho đến nay, lễ hội ngày Tết Nguyên Đán này vẫn luôn giữ được nét đẹp truyền thống dân gian Việt Nam.
Hội Lim Bắc Ninh sẽ được bắt đầu với một lễ rước, người dân sẽ mặc những bộ lễ phục sặc sỡ thời xưa. Vào ngày lễ chính sẽ diễn ra các nghi thức rước, tế thánh hoàng thành, danh thần liệt nữ tại những nơi như đền Cổ Lũng, lăng Hồng Vân, lăng quận công Đỗ Nguyên Thụy, và các hoạt động dâng hương cúng Phật.
Ngoài các hoạt động nghi lễ trang nghiêm, lễ hội xuân này còn có nhiều trò chơi hoạt động ngày Tết hấp dẫn như đấu vật, đu quay, đua thuyền…
6. Giỗ tổ Hùng Vương
Giỗ tổ Hùng Vương chính là quốc giỗ, một ngày lễ lớn của Việt Nam. Đây là ngày để những người “con rồng, cháu tiên” tưởng nhớ đến công lao dựng nước của các Vua Hùng. Giỗ tổ Hùng Vương được tổ chức vào ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm tại Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ.
Nghi lễ sẽ gồm 2 phần chính đó là lễ rước kiệu vua và lễ dâng hương. Bên cạnh đó, ở lễ hội này cũng sẽ có rất nhiều các trò chơi dân gian hấp dẫn như hát xoan, thi đấu vật, thi bơi, thi kéo co…
7. Lễ hội Tịch Điền Đọi Sơn
Lễ hội Tịch Điền Đọi Sơn là một lễ hội khuyến nông và được xem là lễ hội ngày tết có lịch sử rất lâu đời từ thế kỉ thứ X. Đây là ễ hội ngày tết được tổ chức từ mùng 5 đến mùng 7 tháng Giêng trên quê hương của vua Lê Đại Hành (huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam).
Lễ hội Tịch Điền Đọi Sơn vẫn giữ nguyên tất cả các nghi lễ truyền thống quan trọng từ bao đời nay như lễ cáo yết Thành Hoàng, lễ rước nước lên chùa Đọi, lễ sái tịnh, hội thi vẽ và trang trí trâu, lễ tịch điền… Những nghi lễ cùng các hoạt động ngày Tết, trò chơi dân gian độc đáo, thú vị khiến lễ hội Tịch Điền Đọi Sơn trở thành một điểm đến không thể bỏ qua.
II. Những lễ hội du xuân ngày Tết tại miền Trung
Vào mỗi dịp Tết đến xuân về thì tại các tỉnh miền Trung cũng sẽ tổ chức những lễ hội xuân lâu đời, vô cùng đặc sắc và cũng được rất nhiều du khách quan tâm.
1. Lễ hội đền vua Mai
Lễ hội đền vua Mai là lễ hội văn hóa truyền thống để tưởng nhớ đến vua Mai Thúc Loan. Lễ hội này sẽ được tổ chức vào đúng ngày Rằm tháng Giêng hàng năm tại tỉnh Nghệ An, mở đầu cho các hoạt động vui chơi đầu năm tại đây.
Lễ hội du xuân này được tổ chức rất long trọng với quy mô lớn và vô cùng cầu kỳ với nhiều nghi thức như lễ rước nước, lễ mộc dục, lễ tế gia quan, lễ yết cáo… Một trong những nghi lễ quan trọng nhất đó là đại lễ tế thần, đón rước thần linh về dự hội. Sau đó là những trò chơi dân gian như thi hát, đua thuyền…
2. Hội vật làng Sình
Hội vật làng Sình là một trong những lễ hội ngày Tết vô cùng đặc sắc diễn ra từ ngày 9 đến 10 tháng Giêng hàng năm tại xứ Huế mộng mơ. Lễ hội vẫn luôn giữ được nét văn hóa đặc trưng, được người dân duy trì và phát huy cho đến tận ngày nay.
Hội vật làng Sình không những mang những yếu tố tâm linh như cầu cho xóm làng yên ổn, người dân khỏe mạnh, mùa màng tốt tươi mà còn là hoạt động vui khỏe và có tinh thần thượng võ. Hội vật kích thích việc rèn luyện sức khỏe, sự dũng cảm, mưu trí cho lớp trai trẻ.
3. Lễ hội Cầu Ngư
Có thể nói lễ hội Cầu Ngư là một trong những lễ hội lớn nhất ở Huế nói riêng và cũng là một trong các lễ hội nổi tiếng ở Việt Nam nói chung. Không giống như những ngày hội mùa xuân ở Việt Nam khác, lễ hội Cầu Ngư sẽ được tổ chức 3 năm một lần từ mùng 1 đến hết 12 tháng Giêng âm lịch.
Lễ hội Cầu Ngư với nhiều nghi lễ quan trọng để người dân tưởng nhớ đến công ơn của Trương Quý Công. Ông chính là một người làm nghề chài lưới và truyền dạy cho nhiều thế hệ. Bên cạnh đó, lễ hội còn có ý nghĩa là cầu cho sóng yên biển lặng, cá tôm đầy ghe và cuộc sống của người dân làng chài đỡ khó khăn vất vả.
4. Lễ hội Đống Đa – Tây Sơn
Lễ hội Đống Đa sẽ được tổ chức từ chiều mùng 4 và ngày mùng 5 tháng Giêng. Đây là thời điểm để người dân tưởng nhớ đến vị vua nổi tiếng Quang Trung với chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa đánh 29 vạn quân Thanh xâm lược.
Có thể nói đây là một trong những lễ hội ngày Tết lớn vào dịp đầu xuân của người dân vùng đất Tây Sơn – Bình Định. Bên cạnh các nghi thức truyền thống thì ở ngày hội còn có những hoạt động văn hóa dân gian như biểu diễn võ thuật Tây Sơn, tái diễn các trận đánh lịch sử của người anh hùng Quang Trung, hát tuồng, đua thuyền…
5. Lễ hội Vía Bà
Lễ hội Vía Bà được diễn ra vào ngày 17 tháng Giêng tại Bình Định. Lễ hội được tổ chức nhằm tưởng nhớ đến công ơn đức độ của bà Đỗ Thị Tân, người hành nghề đỡ đẻ giúp người trong vùng sinh con dễ dàng, khỏe mạnh. Đây là lễ hội ngày Tết được đánh giá là linh thiêng nhất tại miền Trung.
Trong lễ hội có những nghi thức tế lễ, dâng hương trang nghiêm và cũng sẽ xen lẫn với những hoạt động văn hóa thể thao thu hút đông đảo du khách. Năm 2006, UBND tỉnh Bình Định đã công nhận Miếu Bà là di tích văn hóa cấp tỉnh, trở thành hoạt động văn hóa của địa phương cũng như là một trong các lễ hội lớn ở Việt Nam.
III. Lễ hội mùa xuân ở miền Nam
Lễ hội ngày Tết ở miền Nam cũng rất đa dạng khi mỗi địa phương lại có những phong tục, tập quán và tưởng nhớ những người khác nhau. Từ các tỉnh miền Tây cho tới các vùng ven biển đều có những ngày hội rất đặc sắc. Dưới đây là tiêu biểu cho những ngày hội xuân ở miền Nam. (Viết lại đoạn dẫn giúp mình, đoạn này đọc không hấp dẫn, lặp ý)
1. Lễ hội núi Bà Đen
Lễ hội núi Bà Đen được biết đến là linh thiêng và trang nghiêm nhất của Phật Giáo Tây Ninh nói riêng và các tỉnh miền Nam nói chung. Lễ hội này sẽ kéo dài từ đầu năm cho đến hết tháng Giêng nhằm bày tỏ lòng thành kính và cầu nguyện những điều tốt đẹp trong cuộc sống dưới sự thiêng liêng của tượng Bà.
Đến với lễ hội núi Bà Đen, bạn sẽ được hành hương lễ bái và tham quan nhiều điểm tâm linh như tượng Bà, Miếu Sơn Thần, Linh Sơn Thánh Mẫu. Không những vậy, bạn còn có cơ hội được chiêm ngưỡng khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp, núi non hùng vĩ với độ cao 380m.
2. Lễ hội chùa Bà Thiên Hậu
Lễ hội này là một trong các lễ hội ngày Tết mang nhiều nét văn hóa độc đáo của vùng miền Đông Nam Bộ. Hội được diễn ra để tưởng nhớ về bà Thiên Hậu, người phụ nữ đã hiển linh nhiều lần để cứu ngư dân bình an về bờ. Lễ hội chùa bà Thiên Hậu sẽ diễn ra ở Bình Dương trong 3 ngày từ ngày 13 đến rằm tháng Giêng.
Vào ngày lễ người dân thường sẽ cúng tế trước nhà vào đêm ngày 13 và sẽ chuẩn bị cho lễ rước Bà vào hôm sau. Sáng ngày 14, lễ rước Bà sẽ được tổ chức theo nghi thức truyền thống, với kiệu Bà được rước khắp phố phường. Sau đó, người dân sẽ được vào vía Bà thỉnh lộc, cầu mong mọi điều suông sẻ trong cuộc sống.
3. Lễ hội đền Đức Thánh Trần
Đây là một trong những lễ hội ngày Tết đặc sắc ở Việt Nam không thể không nhắc đến. Lễ diễn ra từ ngày 8 đến ngày 10 tháng Giêng hàng năm tại TPHCM. Đây chính là dịp để người dân tri ân công đức của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, người đã lập nhiều chiến công hiển hách trong ba lần chống giặc ngoại xâm Nguyên-Mông.
Có thể nói đền thờ Đức Thánh Trần là địa điểm văn hóa tâm linh khá nổi tiếng, đồng thời cũng là nơi giáo dục lịch sử cho thế hệ trẻ. Nếu như có cơ hội du lịch vào dịp Tết tại TPHCM, bạn nhất định nên tham gia lễ hội này để tìm hiểu nhiều hơn về văn hóa lịch sử của dân tộc Việt Nam.
4. Lễ đền miếu Bà Chúa Xứ
Lễ đền miếu Bà Chúa Xứ là lễ hội lớn nhất miền Tây Nam Bộ. Đây là dịp để người dân tỏ lòng biết ơn thành kính với Bà Chúa Xứ. Lễ hội này sẽ được tổ chức từ đêm 23/4 ngày 27/4 âm lịch ngay tại miếu Bà chúa Xứ tại Châu Đốc, An Giang.
Ở lễ hội này bao gồm năm lễ lớn là Lễ tắm Bà, Lễ thỉnh sắc Thoại Ngọc Hầu về Miếu Bà, Lễ Túc Yết, Lễ xây chầu, Lễ Chánh tế. Hằng năm, cứ tới những ngày diễn ra lễ hội ngày Tết này thì tại đây luôn thu hút rất nhiều khách thập phương đến cầu xin tài lộc, bình an cả năm.
5. Lễ hội Dinh Cô
Lễ hội Dinh Cô cũng được biết đến là một trong những lễ hội đặc sắc ở Việt Nam diễn ra từ ngày 10/12 đến ngày 12/2 âm lịch tại Bà Rịa – Vũng Tàu. Nơi đây có đền bà Lê Thị Hồng Thủy do người dân lập miếu thờ trên đồi cao.
Vào ngày chính của lễ hội Dinh Cô, tất cả các du khách cầm một cành huệ trắng tượng trưng cho sự tinh khiết của phẩm chất người con gái cùng một nén nhang để thắp trên bàn thờ. Ngoài ra, có rất nhiều các ghe thuyền xếp hàng ngay ngắn ở biến để chuẩn bị cho nghi lễ “Nghinh Cô” đầy linh thiêng.
Trên đây chúng tôi đã giới thiệu những lễ hội ngày Tết nổi tiếng Việt Nam ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam. Nếu có cơ hội bạn hãy tham gia những lễ hội đó để hiểu biết nhiều hơn về bản sắc văn hóa, dân tộc của đất nước mình nhé. Ngoài ra, hãy theo dõi những bài viết tiếp theo trên Muaban.net về nhiều lĩnh vực khác của đời sống nhé!
>>> Xem thêm