22 Di Tích Văn Hoá Và Lịch Sử Tiêu Biểu Ở Hà Nội

Hà Nội là thủ đô, là trung tâm Chính trị, kinh tế, Văn hoá, Thương mại và Du lịch của Việt Nam. Hà Nội nằm giữa vùng đồng bằng Bắc Bộ trù phú với khí hậu nhiệt đới gió mùa – hạ nóng mưa nhiều, đông lạnh mưa ít. Bốn mùa xuân, hạ, thu, đông tươi đẹp, và mùa thu là mùa du lịch lý tưởng nhất.

Đây là thành phố cổ với lịch sử gần 1000 năm văn hiến. Hiện nay, Hà Nội có trên 300 di tích được công nhận là di tích lịch sử văn hoá. Bên cạnh đó, còn có nhiều công trình mới được xây dựng như Lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh, Cung Văn hoá hữu nghị Việt Xô… cùng hệ thống các viện bảo tàng, nhà hát.

Nói đến Hà Nội, không thể không nói đến vẻ đẹp của hệ thống sông hồ. Dòng sông Hồng như dải lụa vắt ngang thành phố, hai bên bờ có nhiều di tích mà du khách có thể ghé thăm. Hệ thống hồ Hà Nội chiếm tới 10 hecta, nằm lẫn vào các khu phố, trong số đó lớn nhất là Hồ Tây, hồ Hoàn Kiếm và hỗ Bảy Mẫu. Tất cả hoà quyện vào nhau mang đến cho Hà Nội một vẻ đẹp thơ mộng và cổ kính. Hà Nội còn có nhiều làng nghề truyền thống như đúc đồng Ngũ Xã, gốm sứ Bát Tràng, giấy dó Yên Thái, hoa Ngọc Hà, cốm Vòng…

Ngày nay, Hà Nội là sự kết hợp hài hòa giữa vẻ đẹp cổ kính của các công trình kiến trúc xưa và vẻ hiện đại của những toà cao ốc văn phòng, trung tâm thương mại, khu đô thị mới. Hà Nội đang đổi mới từng ngày nhưng vẫn giữ được vẻ đẹp, giá trị của ngàn xưa, xứng đáng là trái tim của Việt Nam, là điểm dừng chân lý tưởng cho du khách bốn phương.

Xem thêm: Bí quyết săn vé máy bay quốc tế

Văn Miếu – Quốc Tử Giám – Khuê Văn Các

van mieu quoc tu giam khue van cac

Văn Miếu xây dựng từ thời vua Lý Thánh Tông (1070), thờ Khổng Tử và các vị hiền nho. Sáu năm sau, Quốc Tử Giám được xây dựng ở phía sau Văn Miếu, đây là trường đại học đầu tiên của nước ta (thời Lê gọi là Nhà Thái học). Nhà Thái học xưa đã bị phá trong thời chống Pháp và mới được xây dựng lại nhân dịp kỷ niệm 990 năm Thăng Long – Hà Nội.

Khuê Văn Các (gác Sao Khuê) tuy được xây dựng sau (đầu thế kỷ XIX), nhưng vẫn hài hoà với cảnh quan tổng thể của Văn Miếu – Quốc Tử Giám và đã trở thành biểu trưng cho Hà Nội ngàn năm văn hiến

Cột cờ Hà Nội

cot co ha noi

Cột cờ được xây năm 1812 ở trước Điện Kính Thiên, cao hơn 40m. Ngày 10/10/1954 (giải phóng Thủ đô), quốc kì của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, lần đầu tiên tung bay tại đây.

Chùa Một Cột

chua mot cot

Chùa Một Cột (Diên Hựu, Liên Hoa Đài) có từ thế kỷ XI (thời Lý). Năm 1954, trước khi rút khỏi Hà Nội, thực dân Pháp đã phá huỷ ngôi chùa này, sau đó chùa được khôi phục lại vào đầu năm 1955.

Chùa Báo Ân

chua bao an

Chùa Báo Ân (còn gọi là chùa Quan Thượng) quần thể kiến trúc Phật giáo nổi tiếng, xây năm 1846, đã bị phá để xây các công sở thời Pháp thuộc (cuối thế kỷ XIX), nay chỉ còn lại tháp Hoà Phong bên đường Đinh Tiên Hoàng cạnh Hồ Gươm.

Đền Cổ Loa

den co loa

Đền Thục – An Dương Vương ở Thành ốc (xã Cổ Loa, huyện Đông Anh), kinh đô nước Âu Lạc (Việt Nam) vào thế kỷ III TCN. Đền xây năm 1687 còn bia tạc năm 1606 (thời Lê).

Đền Bạch Mã

den bach ma

Đền Bạch Mã (76 phố Hàng Buồm), một trong Thăng Long tứ trấn, có từ thời Lý, thờ thành hoàng Thăng Long, thần trấn phía Đông thành.

Đền Quán Thánh

den quan thanh

Đền Quán Thánh (Trấn Vũ Quán) có từ thời Lý, một trong Thăng Long tứ trấn, nằm bên Hồ Tây, thờ thánh Trấn Vũ phương Bắc. Đền có pho tượng đồng đen nổi tiếng do phường Ngũ Xã đúc năm 1681.

Điện Kính Thiên

dien kinh thien

Điện Kính Thiên là nơi vua ngự triều trong Hoàng Thành cho đến cuối thế kỷ XIX, nay đã thành hoang phế, chỉ còn lại bậc thềm cửa tạc rồng đá thời Lê (1467).

Gò Đống Đa

go dong da ha noi

Gò Đống Đa – nấm mồ chôn xác quân Thanh trong trận vua Quang Trung diệt đồn Khương Thượng, giải phóng Thăng Long vào mùa xuân năm Kỷ Dậu (1789), nay là công viên văn hoá Đống Đa với tượng đài người anh hùng áo vải Tây Sơn – Nguyễn Huệ. Hàng năm tại đây, nhân dân địa phương mở hội “Rồng lửa” để kỷ niệm chiến thắng mồng 5 Tết Kỷ Dậu 1789.

Ngã ba đền Bà Kiệu

ga ba den ba kieu

Ngã ba đền Bà Kiệu- Hàng Dầu cuối thế kỷ XIX có một rạp chiếu phim câm. Ở đây có tượng đài “cảm tử cho Tổ quốc quyết sinh”, kỷ niệm Liên khu I anh dũng chiến đấu suốt 60 ngày đêm, mở đầu toàn quốc kháng chiến chống Pháp .

Lầu cửa Bắc

cua bac thanh ha noi

Đây là lầu cửa duy nhất còn lại của thành phố Hà Nội (từ thời Nguyễn), vẫn giữ lại vết đại bác của quân xâm lược Pháp bắn năm 1882 dù đã được trùng tu.

Nhà Kèn

nha ken ha noi

Nhà kèn nằm trong vườn hoa PônBe trước đây, nay là vườn hoa I.Gandi bên bờ đông Hồ Gươm. Vào chủ nhật hoặc ngày lễ ở đây thường có hoà nhạc kèn đồng và ca nhạc phục vụ công chúng.

Nhà Hát Lớn

nha hat lon

Nhà hát lớn là công trình kiến trúc đẹp, khánh thành năm 1911 sau 10 năm xây dựng. Tại Quảng trường trước Nhà hát lớn, ngày 19/8/1945, hai mươi vạn đồng bào Thủ đô đã mít tinh hưởng ứng lời kêu gọi Tổng khởi nghĩa của Việt Minh, sau biến thành cuộc biểu tình vũ trang cướp chính quyền ở Hà Nội.

Nhà tù Hoả Lò

nha tu hoa lo

Nhà tù Hoả Lò (1899) do thực dân Pháp xây làm nơi giam hãm, đàn áp các chiến sĩ cách mạng. Nay một phần chính diện là Bảo tàng Di tích Hoả Lò, còn phía trước là toà Tháp Hà Nội, một trong những tòa nhà cao nhất Thủ đô.

Ga Hàng Cỏ

ga hang co ha noi

Ga Hàng Cỏ xây dựng năm 1859, phần chính giữa bị bom Mỹ phá huỷ ngày 21/12/1972, được xây lại năm 1976, và hoàn thành vào ngày 4/12/1976, thông tuyến xe lửa thống nhất Bắc – Nam sau 30 năm gián đoạn.

Khu Đấu xảo

khu dau xao ha noi

Khu Đấu xảo – trường đua ngựa, được xây dựng từ năm 1923. Tại đây, năm 1938 đã diễn ra cuộc mít tinh công khai kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động 1/5 lớn nhất trong lịch sử Hà Nội thời Pháp thuộc. Sau giải phóng Thủ đô, nơi đây trở thành nhà hát nhân dân. Cuối những năm 70, tại khu vực này, công đoàn Liên Xô xây Cung văn hoá hữu nghị Việt – Xô trên Quảng trường 1/5 phố Trần Hưng Đạo để tặng Thủ đô Hà Nội.

Ô Quan Chưởng

o quan chuong

Đây là cửa ô duy nhất còn tới hôm nay của toà thành đất đắp năm 1749, đã được xây lại năm 1817.

Ô Cầu Dền

o cau den

Ô Cầu Dền ở đầu phố Bạch Mã, cuối năm 1946, là chiến luỹ đánh Pháp kiên cường với cảm tử quân ôm bom ba càng diệt xe tăng địch, nay trở thành một cửa ô khang trang, rộng đẹp của Thů đô.

Cầu Long Biên

cau long bien ha noi

Cầu Long Biên (xưa là Cầu Đu-me) do Pháp xây năm 1902, bắc qua sông Hồng, bị hư hỏng nặng sau 14 trận bom Mỹ đánh phá, nay chỉ dùng cho xe lửa và xe thô sơ. Ngày nay, cùng với cầu Long Biên, bắc ngang sông Hồng còn có cầu Thăng Long hai tầng và cầu Chương Dương, cùng được đưa vào sử dụng năm 1985.

Phố Hàng Đào

pho hang dao ha noi

“Hàng Đào tơ lụa làm say lòng người” (ca dao cổ), nay đã trở thành phố buôn bán đủ các mặt hàng. Nhà số 10 phố này, năm 1907 là trường Đông Kinh Nghĩa Thục, một tổ chức dạy học từ thiện của nhóm nhân sĩ yêu nước, đứng đầu là Phan Bội Châu.

Phố Nhà Thờ

pho nha tho ha noi

Phố Nhà Thờ dẫn thẳng đến Nhà thờ lớn Hà Nội, xây trên nền tháp Báo Thiên nổi tiếng của kinh thành Thăng Long. Nhà thờ lớn khánh thành đúng vào Lễ Chúa giáng sinh năm 1887, Số nhà 3 phố này là chùa Bà Đá, trụ sở Hội Phật giáo Hà Nội.

Chợ Đồng Xuân

cho dong xuan ha noi

Chợ Đồng Xuân được xây dựng năm 1890 do dồn từ hai chợ Bạch Mã và Cầu Đông hợp thành. Tháng 2/1947, cuộc chiến đấu anh dũng của các “Quyết tử quận” đánh giáp lá cà với Pháp quanh các phản hàng thịt đã diễn ra tại đây. Chợ mới được xây dựng lại năm 1997, sau một trận cháy lớn.

4.4/5 – (30 votes)

Xổ số miền Bắc