3 Bảng đánh giá nhân viên sau thời gian thử việc chính xác
Bảng đánh giá nhân viên sau thời gian thử việc là biểu mẫu dùng để đánh giá và công nhận quá trình thử việc của các nhân viên mới. Bài viết dưới đây của Fastdo sẽ cung cấp 3 mẫu đánh giá nhân việc đơn giản để bạn tham khảo và sử dụng. Cùng xem ngay nhé!
Mục lục bài viết
1. 3 mẫu bảng đánh giá nhân viên sau thời gian thử việc đơn giản cho nhà tuyển dụng
Để quy trình đánh giá nhân sự được diễn ra suôn sẻ và hiệu quả, bạn phải chuẩn bị một biểu mẫu đánh giá phù hợp và hiệu quả. Bạn có thể tham khảo ba bảng đánh giá nhân viên sau thời gian thử việc mẫu đơn giản dưới đây để xây dựng một biểu mẫu đánh giá cho riêng mình.
NHẬN NGAY 30+ BIỂU MẪU NHÂN SỰ MIỄN PHÍ
Họ và tên *
Email *
Số điện thoại(Zalo) *
Công ty *
Quy mô *
Chức vụ *
>>>> XEM CHI TIẾT: Mẫu thông báo tăng lương, điều chỉnh lương mới nhất 2021
2. Tại sao doanh nghiệp cần tạo bảng đánh giá nhân viên sau thời gian thử việc?
Quá trình thử việc là thời gian để nhân viên mới thể hiện năng lực và làm quen với môi trường làm việc để quyết định có gắn bó với doanh nghiệp dài lâu hay không. Ở phương diện là doanh nghiệp, thời gian thử việc cũng là quá trình để nhân viên cũ và mới làm quen, hợp tác cùng nhau làm việc.
Qua thời gian này, nhà quản lý sẽ tiến hành theo dõi và đưa ra các nhận xét, đánh giá về năng lực, nhân phẩm, tinh thần trách nhiệm cũng như khả năng làm việc nhóm của ứng viên trong bản đánh giá nhân viên sau thời gian thử việc. Sau đó, nhà quản lý sẽ quyết định xem ứng viên có phù hợp để gia nhập vào doanh nghiệp của mình hay không.
Khi thời gian thử việc kết thúc, nhà tuyển dụng cần phải thực hiện bảng đánh giá nhân viên sau thời gian thử việc. Việc đánh giá này là một quy trình quan trọng trong quá trình tuyển dụng. Ngoài ra, kết quả đánh giá cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các nguồn lực, tiền bạc, thời gian, công sức của cả hai bên.
>>> XEM NGAY: [TẢI MIỄN PHÍ] Hợp đồng nguyên tắc là gì? 3 Mẫu hợp đồng nguyên tắc chi tiết
3. Các tiêu chí cần thiết trong bảng đánh giá nhân viên sau thời gian thử việc
Phụ thuộc vào từng vị trí và tính chất công việc, người quản lý sẽ quyết định nên chọn những tiêu chí nào để đánh giá nhân viên một cách phù hợp nhất. Dưới đây là các tiêu chí tham khảo trong bảng đánh giá nhân viên sau thời gian thử việc.
3.1 Thái độ
Thái độ nhân viên là một trong các tiêu chí đánh giá quan trọng nhất trong bảng đánh giá nhân viên sau thời gian thử việc. Dù nhân viên có kiến thức và trình độ chuyên môn cao nhưng lại không có thái độ tốt thì nhà quản lý vẫn nên cân nhắc kỹ càng. Ngược lại, nếu kỹ năng và kiến thức chưa đạt mức chuẩn nhưng nếu nhân viên có một thái độ ham học hỏi thì nhà quản lý cũng có thể lựa chọn và tiến hành đào tạo thêm.
>>>> ĐỪNG BỎ LỠ: Đóng băng tuyển dụng là gì? Thực trạng, ví dụ trong và ngoài nước
3.2 Kỹ năng
Kỹ năng là khả năng thực hiện một công việc nào đó một cách thuần thục. Kỹ năng cao hay thấp đều sẽ được đánh giá dựa trên chất lượng công việc có hiệu quả hay không. Người quản lý có thể kiểm chứng các kỹ năng của nhân viên trong quá trình thử việc. Tùy vào vị trí thử việc, nhà quản lý cần cân nhắc việc đánh các kỹ năng nào để chọn ra được người phù hợp nhất.
>>> Bạn đã biết: Top 11 những kỹ năng cần có khi đi làm và cách để rèn luyện
3.3 Kiến thức
Một trong các tiêu chí không thể bỏ qua trong bảng đánh nhân viên sau thời gian thử việc là Kiến thức. Người thử việc cần thể hiện mức độ hiểu biết của mình về vị trí đang tuyển, các kiến thức cơ bản và các mối quan hệ liên quan. Nếu kiến thức của người thử việc chỉ giới hạn trong nội dung thử việc, điểm đánh giá sẽ không cao.
Ngược lại, nếu nhân viên thể hiện được tầm nhìn, kiến thức vượt ngoài phạm vi công việc thì sẽ có thêm điểm cộng trong mắt các nhà quản lý. Nhờ đó, nhân viên mới có thể sẽ được cân nhắc đảm nhiệm vai trò quan trọng hơn cho quá trình làm việc sau này.
Để nâng cao kiến thức cho nhân sự trong thời gian thử việc, Doanh nghiệp nên xây dựng nhiều khóa học, đào tạo để giúp nhân viên phát triển. Trong thực tế, có rất nhiều hình thức để Doanh nghiệp có thể tổ chức đào tạo cho nhân sự. Tuy nhiên, để có thể gặt hái được tối đa sự hiệu quả của việc đào tạo, nhà quản lý nên cân nhắc sử dụng các giải pháp công nghệ hỗ trợ cho công việc này.
Một phần mềm đào tạo sẽ giúp nhà quản trị tiết kiệm được thời gian và chi phí cho việc đào tạo. Thêm vào đó, thông qua phần mềm đào tạo, nhân sự sẽ chủ động hơn trong việc sắp xếp thời gian học tập cũng như xác định lộ trình phù hợp cho bản thân.
Phần mềm đào tạo fTrain của Fastdo được tối ưu hóa để đáp ứng đầy đủ các tính năng hỗ trợ nhà quản lý đào tạo, giám sát và theo dõi quá trình đào tạo một cách dễ dàng, nhanh chóng. Quản lý có thể tổ chức và lưu trữ các khóa học đào tạo để nhân sự có thể theo dõi và học tập vô cùng thuận tiện. Ngoài ra, phần mềm đào tạo fTrain của Fastdo còn giúp:
- Hỗ trợ lưu trữ tốt các bài học, tài liệu chuyên môn.
- Phân quyền để giúp người giảng dạy cũng như nhân viên tiếp cận đúng với nội dung cần nắm bắt.
- Hỗ trợ đánh giá năng lực từng cá nhân, từ đó sắp xếp lộ trình học tập phù hợp.
- Quản lý thông tin học viên.
- Cung cấp chứng chỉ cho nhân sự.
Công tác đào tạo nội bộ ở tổ chức của bạn chưa thật sự hiệu quả vì tốn nhiều chi phí, thời gian đào tạo mà lại không thể đo lường được mức độ tham gia cũng như hiệu quả sau đào tạo của học viên? Click ngay để trải nghiệm 7 ngày hoàn toàn miễn phí các tính năng vượt trội của Bộ phần mềm quản lý đào tạo nhân sự (fTrain) của Fastdo, sẽ giúp bạn cải thiện công tác tổ chức và đào tạo nhân sự đạt hiệu quả cao nhất, có thể đo lường được:
Nhận ngay bản Demo phần nềm fTrain tại đây
>>>> ĐỌC THÊM: Năng lực công tác là gì? Cách đánh giá chi tiết nhất
4. Quy trình đánh giá nhân viên sau thời gian thử việc
Sau khi kết thúc thời gian thử việc, một bảng đánh giá nhân viên sau thời gian thử việc sẽ được quản lý trực tiếp gửi về phòng hành chính và giám đốc để ra quyết định có nên ký tiếp hợp đồng chính thức hay không. Quy trình đánh giá sau thời gian thử việc có thể tóm tắt như sau:
- Hết thời hạn thử việc, quản lý sẽ trực tiếp xem xét đánh giá nhân viên để đề xuất có ký hợp đồng chính thức hay không.
- Sau đó, quản lý sẽ gửi bảng đánh giá đến bộ phận nhân sự.
- Bộ phận nhân sự tổng kết lại rồi đưa lên để lãnh đạo cho ý kiến.
- Nhân sự làm hợp đồng và đưa cho nhà quản lý.
- Quản lý trực tiếp trao đổi với nhân viên và sẽ ký hợp đồng nếu hai bên đồng ý tiếp tục làm việc với nhau.
>>>> BỎ TÚI NGAY: Phần mềm đánh giá nhân viên, quản trị nhân sự (HR) hiệu quả cho các doanh nghiệp
5. Lưu ý khi xây dựng bảng đánh giá nhân viên sau thời gian thử việc
Trong mẫu bảng đánh giá nhân viên sau thời gian thử việc, các ứng viên và nhà tuyển dụng nên lưu ý đến mốc thời gian, mức lương nhằm hạn chế tối đa những vấn phát sinh sau này.
5.1 Thời gian thử việc tối đa là 60 ngày
Tùy vào tính chất cũng như mức độ phức tạp của công việc mà thời gian thử việc tại các công ty, đơn vị sẽ không giống nhau. Nhưng về cơ bản, ứng viên chỉ được thử việc 1 lần đối với 1 công việc và cùng với các điều kiện sau:
- Thời gian thử việc không quá 60 ngày với các vị trí công việc yêu cầu trình độ cao đẳng trở lên.
- Thời gian thử việc không quá 30 ngày đối với công việc yêu cầu ở trình độ trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề, công nhân kỹ thuật, nhân viên phục vụ.
- Thử việc không quá 6 ngày đối với các công việc khác.
>>> LƯU NGAY: 15+ lý do nghỉ việc hợp lý và thuyết phục nhất [Kèm mẫu]
5.2 Làm đánh giá nhân sự sau khi kết thúc thời gian thử việc
Khi nhân viên đã hoàn thành quá trình thử việc, các doanh nghiệp cần nhận xét nhân sự trên bảng đánh giá nhân viên sau thời gian thử việc. Nếu ứng viên đạt yêu cầu thì các nhà tuyển dụng cần thực hiện ký kết hợp đồng lao động chính thức. Ứng viên và doanh nghiệp có quyền hủy bỏ thỏa thuận thử việc mà không cần phải bồi thường hay báo trước nếu thử việc không đạt yêu cầu như đã được thỏa thuận từ trước.
>>> THAM KHẢO NGAY: [TẢI MIỄN PHÍ] 2 mẫu hợp đồng thử việc cụ thể từng trường hợp
5.3 Thông báo kết quả đánh giá
Doanh nghiệp cần thông báo kết quả của bảng đánh giá nhân viên sau thời gian thử việc trong vòng 3 ngày kể từ khi kết thúc quá trình thử việc. Nếu ứng viên không đạt yêu cầu, doanh nghiệp cần trả mức lương đã thỏa thuận từ trước. Ngược lại, nếu ứng viên đáp ứng được tất cả các điều kiện thì các nhà tuyển dụng cần phải ký kết hợp đồng lao động chính thức.
>>> XEM NGAY: [TẢI MIỄN PHÍ] 8 mẫu biên bản bàn giao công việc chi tiết 2022
5.4 Mức lương thử việc không được thấp hơn 85% lương cơ bản
Mức lương trong thời gian thử việc sẽ được thỏa thuận bởi 2 bên ứng viên và nhà tuyển dụng. Các ứng viên phải lưu ý rằng theo bộ luật quy định mức lương thử việc không phép được thấp hơn 85% so với mức lương cơ bảng mà doanh nghiệp đang trả cho các nhân viên chính thức.
>>> XEM THÊM: 8 Bước xây dựng mẫu lập ngân sách nhân sự chi tiết 2022
6. Định hướng hành động sau hoàn tất đánh giá
Chung quy lại, mục đích của việc đánh giá nhân sự là mong muốn nhân viên có thể khắc phục nhược điểm và ngày càng tiến bộ lên. Là một quản lý, bạn có thể thiết lập mục tiêu giúp cho nhân sự của mình có thể phát triển và cải thiện hơn trong lần đánh giá sau.
Bạn có thể sử dụng hoặc gợi ý nhân sự áp dụng khung quản trị mục tiêu OKRs. Thông qua việc thiết lập mục tiêu đầy cảm hứng, được quản trị bởi những kết quả chính rõ ràng, người sử dụng sẽ được định hướng một lối đi cụ thể trong việc tiệm cận đến mục tiêu. Không những thế, qua việc check-in OKRs hàng tuần, bạn và nhân sự có thể xác định được những khó khăn và trở ngại đang phát sinh, từ đó thiết lập các giải pháp để cùng nhau khắc phục.
Tuy nhiên, phương pháp OKRs chỉ thật sự phát huy hiệu quả khi được hỗ trợ bởi một công cụ phù hợp. Bộ giải pháp phần mềm quản trị OKRs (fOKRs) của Fastdo cho phép người dùng thực hiện tất cả các thao tác liên quan đến OKRs trong một không gian TINH GỌN, DỄ SỬ DỤNG và TẠO ĐỘNG LỰC cho người dùng. Bám sát hoàn toàn với lý thuyết OKRs chuẩn quốc tế, bộ giải pháp phần mềm fOKRs của Fastdo sẽ giúp bạn khai thác được 200% giá trị mà OKRs mang lại.
Bạn quan tâm đến Bộ quản trị OKRs (fOKRs) của Fastdo. Click ngay vào ảnh để nhận bản Demo trải nghiệm các tính năng riêng biệt từ phần mềm.
Nhận ngay bản Demo phần mềm fOKRs tại đây
Bài viết trên đã cung cấp cho mọi người đầy đủ các thông tin về bảng đánh giá nhân viên sau thời gian thử việc. Hy vọng rằng bài viết này giúp bạn xây dựng được bảng đánh giá cho doanh nghiệp mình. Nếu bạn muốn tìm hiểu về phần mềm quản trị nhân sự hiệu quả thì hãy liên hệ ngay cho Fastdo để được hỗ trợ nhé!
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Đơn vị phát triển phần mềm FASTDO
- Địa chỉ:
- Văn phòng trụ sở Hà Nội: Tầng 6, số 11 Vương Thừa Vũ, Quận Thanh Xuân, Thành Phố Hà Nội.
- Văn phòng chi nhánh Đà Nẵng: Tầng 2, toà QB, 23 Trường Thi 1, Quận Hải Châu, Đà Nẵng.
- Điện thoại: 0905 852 933
- Email: [email protected]
- Website: https://fastdo.vn/
Quy trình đánh giá nhân viên sau thời gian thử việc?
Hết thời hạn thử việc, quản lý sẽ trực tiếp xem xét đánh giá nhân viên để đề xuất có ký hợp đồng chính thức hay không. Sau đó, quản lý sẽ gửi bản đánh giá đến bộ phận nhân sự. Bộ phận nhân sự tổng kết lại rồi đưa lên để lãnh đạo cho ý kiến. Nhân sự làm hợp đồng và đưa cho nhà quản lý. Quản lý trực tiếp trao đổi với nhân viên và sẽ ký hợp đồng nếu hai bên đồng ý tiếp tục làm việc với nhau.
Lưu ý khi xây dựng bản đánh giá nhân viên thử việc?
Thứ nhất, thời gian thử việc tối đa là 60 ngày. Thứ hai làm đánh giá nhân sự sau khi kết thúc thời gian thử việc. Thứ ba, thông báo kết quả đánh giá. Thứ tư mức lương thử việc không được thấp hơn 85% lương cơ bản.
Tại sao doanh nghiệp cần nhận xét đánh giá nhân viên thử việc?
Khi thời gian thử việc kết thúc, nhà tuyển dụng phải đưa ra các mẫu đánh giá thử việc để nhận xét đánh giá nhân viên thử việc. Việc đánh giá này là một quy trình quan trọng trong quá trình tuyển dụng. Ngoài ra, kết quả đánh giá cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các nguồn lực, tiền bạc, thời gian, công sức của cả hai bên.
5/5 – (7 bình chọn)