3 CẤP ĐỘ CỦA VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP
3 CẤP ĐỘ CỦA VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP
Có 3 cấp độ của văn hóa doanh nghiệp mà chủ doanh nghiệp cần hiểu một cách đầy đủ và sâu sắc những bộ phận cấu thành để từ đó xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp theo đúng xu thế hiện nay – văn hóa doanh nghiệp tập trung vào con người.
Xem thêm:
1. Cấp độ của văn hoá doanh nghiệp là gì?
Cấp độ văn hóa được dùng để chỉ mức độ cảm nhận của các giá trị văn hoá trong doanh nghiệp còn gọi là tính hữu hình của các giá trị văn hoá. Cách tiếp cận này rất độc đáo, đi từ hiện tượng đến bản chất của một nền văn hoá, giúp cho chủ doanh nghiệp hiểu một cách đầy đủ và sâu sắc những bộ phận cấu thành của nền văn hoá.
Nắm được 3 cấp độ của văn hóa doanh nghiệp giúp lãnh đạo vận hành bộ máy hợp lý hơn
Xem thêm:
2. 3 cấp độ của văn hoá doanh nghiệp
Theo Edgar Henry Schein – cựu Giáo sư Trường Quản lý MIT Sloan – một người cực kỳ chuyên sâu trong lĩnh vực phát triển tổ chức và văn hóa doanh nghiệp, các cấp độ của văn hoá doanh nghiệp có thể chia thành ba cấp.
2.1 Cấp độ 1: Cấu trúc hữu hình của doanh nghiệp
Bạn có thể nhận thấy cấu trúc hữu hình của doanh nghiệp ngay lần đầu tiên tiếp xúc
Đây là cấp độ văn hóa mà bạn có thể nhận thấy ngay trong lần đầu tiếp xúc bởi nó thể hiện ngay ra bên ngoài mà bạn có thể nghe, nhìn và cảm thấy khi tiếp xúc với tổ chức như:
-
Kiến trúc, cách bài trí doanh nghiệp.
-
Cơ cấu tổ chức, các phòng ban của doanh nghiệp.
-
Các văn bản quy định nguyên tắc hoạt động của doanh nghiệp.
-
Lễ nghi và lễ hội hàng năm.
-
Các biểu tượng, logo, khẩu hiệu, tài liệu quảng cáo của doanh nghiệp.
-
Trang phục, xe cộ, hành vi ứng xử thường thấy của các nhân viên
-
Những câu chuyện, huyền thoại về tổ chức.
-
Hình thức, mẫu mã của sản phẩm.
Đặc điểm chung của cấp độ này: chịu ảnh hưởng chính từ tính chất công việc kinh doanh của công ty, quan điểm của người lãnh đạo… Tuy nhiên, trong 3 cấp độ của văn hoá doanh nghiệp thì cấp độ văn hoá này dễ thay đổi và ít khi thể hiện được những giá trị thực sự trong văn hóa doanh nghiệp.
Ví dụ điển hình cấp độ 1:
-
Hình ảnh và thiết kế cửa hàng là nhân tố tạo nên sự khác biệt của Starbucks, cũng chính điều này làm khách hàng nghĩ rằng Starbucks luôn đi trước một bước. Sau bước đầu thành công khi thiết kế được hình ảnh thương hiệu và tạo dựng một hình ảnh chung cho các cửa hàng và mẫu bao bì, đồng phục nhân viên, Starbucks nhanh chóng ghi được dấu ấn riêng của mình đối với khách hàng
-
Starbucks luôn đầu tư đủ ngân sách vào những thiết kế sáng tạo và tiên phong. Nhãn hàng cà phê này không chấp nhận việc bị so sánh với nhãn hàng khác. Chính vì vậy, họ yêu cầu cực kỳ cao ở cấu trúc hữu hình này của văn hóa doanh nghiệp.
Cấu trúc hữu hình của Starbucks cực kỳ thành công khiến khách hàng ấn tượng ngay lần tiếp xúc đầu tiên
2.2 Cấp độ 2: Những giá trị được tuyên bố/chấp nhận
Những giá trị được tuyên bố là kim chỉ nam cho hoạt động của doanh nghiệp
Những giá trị được tuyên bố/ chấp nhận là: bao gồm các giá trị cốt lõi, bộ quy tắc, quy định, chiến lược và mục tiêu riêng chính là kim chỉ nam cho hoạt động của toàn bộ nhân viên. Các nội dung này sẽ được công bố rộng rãi. Đây cũng chính là những giá trị được tuyên bố, chấp nhận của văn hóa doanh nghiệp.
Cấp độ 2 biểu hiện ra ngoài: Trong 3 cấp độ của văn hoá doanh nghiệp thì cấp độ này chúng ta có thể nhận biết ngay từ văn bản, cách diễn đạt và cách thể hiện của nhân viên. Chúng có nhiệm vụ hướng dẫn cho các nhân viên trong doanh nghiệp cách thức xử lý trong các tình huống cụ thể, đối phó với một số tình thế cơ bản và rèn luyện cách ứng xử cho các thành viên mới trong môi trường doanh nghiệp.
Ví dụ điển hình về cấp độ 2
Trong nhiều thập kỷ, Disney đã nỗ lực để hiểu rõ khách hàng và phát triển văn hóa doanh nghiệp, coi việc tạo ra trải nghiệm khác biệt cho khách hàng là cốt lõi, trung tâm của tổ chức.
-
Cựu Phó chủ tịch điều hành các khu nghỉ dưỡng, công viên của Disney, Lee Cockerell, từng chia sẻ với FastCompany trong một lần trả lời phỏng vấn rằng, “sự quan tâm từng chi tiết dù là nhỏ chính là một tôn giáo được chúng tôi thực hành”.
Trong bối cảnh kinh tế cạnh tranh như hiện nay, trải nghiệm khách hàng tuyệt vời đã thúc đẩy sự ủng hộ thương hiệu cũng như sự cải thiện về doanh thu và những hiệu quả kinh doanh của Disney.
-
Việc minh bạch với nhân viên là một “điểm vàng” khác trong văn hoá của Disney. Chẳng hạn, nhân viên của Cockerell phải gửi những email ẩn danh cho ông nếu như họ muốn báo cáo về vấn đề gì đó hay những băn khoăn của họ. Cockerell cũng đã tạo ra một tờ báo hàng tuần dành cho nhân viên có tên gọi The main street dairy. Ông xuất bản tờ báo này mỗi tối thứ Sáu và gửi nó qua thư điện tử. Tờ báo tổng hợp những sự kiện sắp tới, công ty đang làm gì, và ghi nhận những nhân viên đã có biểu hiện đặc biệt xuất sắc trong tuần đó.
-
Những nhân viên được tuyên dương hàng tuần cũng sẽ được tặng những huy hiệu đặc biệt do công ty tạo ra, hình chú chuột Micky Mouse với dòng chữ “Cảm ơn vì đã tạo ra điều kỳ diệu” cho khách hàng. Điều đó, đã tạo ra động lực rất lớn cho nhân viên.
Disney coi việc tạo ra trải nghiệm khác biệt cho khách hàng là cốt lõi
2.3 Cấp độ 3: Những quan niệm chung
Văn hóa doanh nghiệp được hình thành dựa trên văn hóa dân tộc, văn hóa kinh doanh
Những quan niệm chung : Văn hoá dân tộc, văn hoá kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp… luôn luôn gắn bó với nhau, chúng đều có các quan niệm chung, phong cách chung, bởi chúng đã hình và tồn tại trong quá trình lịch sử. Chúng ăn sâu vào suy nghĩ của hầu hết các thành viên trong nền văn hoá đó và trở thành thói quen chi phối hành động, góc nhìn.
-
Khi các thành viên cùng nhau chia sẻ và hành động theo văn hóa chung, họ sẽ rất khó chấp nhận những hành vi đi ngược lại. Trong 3 cấp độ của văn hoá doanh nghiệp thì cấp độ này khó nhận ra bởi chúng nằm sâu từ bên trong và cần thời gian tiếp xúc để có thể nắm được.
-
Mức độ đề cao vai trò cá nhân hay vai trò cộng đồng trong văn hóa các dân tộc rất khác nhau. Nước Mỹ đứng đầu trong nhóm các nước đề cao giá trị cá nhân. Việt Nam thuộc nhóm nước đề cao giá trị cộng đồng theo xu hướng khiêm tốn và nhường nhịn. Các tổ chức của Việt Nam coi trọng tính ổn định, tránh xung đột trong quan hệ.
Văn hóa tổ chức Việt Nam tập trung vào tiêu chí đoàn kết, thống nhất hơn là nhấn mạnh vào sự ganh đua mạnh mẽ để tạo ra hiệu quả cao. Các mâu thuẫn trong tổ chức được giải quyết thiên về “dĩ hòa vi quý”, không triệt để, nhiều khi theo lối “hòa cả làng”, đúng sai không rõ ràng. Đặc điểm này khiến văn hóa trong các tổ chức Việt Nam nói chung, doanh nghiệp nói riêng mang nữ tính nhiều hơn, không “nam tính, mạnh mẽ” như chú trọng nhiều vào cạnh tranh và hiệu quả như Nhật, Anh, Mỹ hay thậm chí Trung Quốc, Ấn Độ.
Văn hóa doanh nghiệp ở Mỹ mang tính cạnh tranh cao hơn Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam
Việt nắm chắc được 3 cấp độ của văn hóa doanh nghiệp giúp cho chủ doanh nghiệp bóc tách được các thành phần quan trọng trong văn hóa doanh nghiệp. Từ đó, đưa ra chiến lược phát triển tập trung trong các giai đoạn khác nhau của doanh nghiệp, giúp cho chủ doanh nghiệp vận hành các giá trị văn hóa doanh nghiệp đặc biệt là văn hóa lấy con người làm trung tâm được dễ dàng hơn.
3 cấp độ của văn hóa doanh nghiệp tạo thành các lớp văn hóa khác nhau. Lớp ngoài khá dễ thích nghi và dễ thay đổi. Lớp càng sâu, càng khó điều chỉnh nó. Tuy nhiên chúng luôn hòa quyện và tương thích, hỗ trợ nhau để cùng hướng tới việc thể hiện đặc trưng riêng của doanh nghiệp đó.