3 Cách trọn tìm Dụng thần Bát tự đơn giản

3 Cách trọn tìm Dụng thần Bát tự đơn giản

Cách chọn dụng thần có rất nhiều, như là: phù ức, thông quan, điều hậu, bệnh dược… Trong đó phù ức và thông quan (hoặc là lưu thông) là hai cách chính, còn các cách khác đều là phụ. Vì dụng thần là mấu chốt để phân tích tứ trụ và phán đoán vận mệnh, nên các thư tịch về lý luận mệnh học đều đề cập tới vấn đề này.

1 chọn Dụng thần theo thập thần

Để làm rõ tính cần thiết của việc đơn giản hóa chọn dụng của thập thần, trước hết cần dẫn luận thuật về nguyên tắc của các sách mệnh học đối với phù ức dụng thần:

(1). Nhật chủ vượng mà ấn nhiều, chọn tài tinh làm dụng thần. .

(2). Nhật chủ vượng mà tỷ kiếp nhiều, chọn quan sát là dụng thần.

(3). Nhật chủ nhược mà thực thương nhiều, chọn ấn thụ làm dụng thần.

(4). Nhật chủ nhược mà tài tinh nhiều, chọn tỷ kiếp làm dụng thần.

(5). Nhật chủ nhược mà quan sát nhiều, chọn ấn thụ hoặc thực thương làm dụng thần.

Năm điều kiện trên đây đã khái quát rõ ràng về nguyên tắc chọn dụng của phù ức dụng thần. Trong năm điều đó, trừ điều thứ 5 “Nhật chủ nhược mà quan sát nhiều, chọn ấn thụ làm dụng thần” là thuộc về cách chọn dụng trong hóa kỵ ra, những cái còn lại đều là cách chọn dụng chế kỵ. Những nguyên tắc và phương pháp chọn dụng ấy, có tác dụng rất lớn trong việc giúp người học chọn dụng thần chuẩn xác. Nhưng mà, qua thực tế, tôi đã nhận ra, nguyên tắc, phương pháp tuy tốt, nhưng trong thực tiễn thì rất khó mà nắm bắt được.

Cụ thể là gặp một mệnh cục, vẫn không thể chọn dụng thần chuẩn xác. Vì những nguyên tắc và phương pháp đó là sự khái quát mạnh mẽ nhất về mặt lý luận, cũng chính là một giả thiết cực kỳ đơn giản, là sự thể hiện cho phân loại khái quát về mệnh thức đơn giản nhất; mà khi ứng dụng vào thực tế, thì lại phức tạp vô cùng; hầu như khó mà gặp được mệnh cục đơn giản. Ví dụ chỉ một câu “thân nhược tài nhiều dụng tỷ kiếp”, vừa là nói thân nhược tài nhiều không thể thắng tài, dùng tỷ kiếp để chế đi tài quá nhiều đó, làm cho tài ít mà thân cường, để đạt được mục đích thân và tài cân bằng.

Phương pháp này quả thực rất tốt, nhưng trong mệnh cục cụ thể, làm gì chỉ có thân nhược tài nhiều? Mệnh có thân nhược, có tài, lại có thực thương hoặc quan sát, hoặc thực thương, quan sát, tài đều hỗn tạp, khiến bạn bối rối không phân biệt được rút cục là tài nhiều hay thực thương nhiều hay quan sát nhiều. Một mệnh cục, giả sử chỉ có hai loại ngũ hành là tốt rồi, còn có thể phân biệt được thân cường như thế nào, thân nhược như thế nào. Nhưng trong thực tế, một mệnh cục với tứ trụ, bát tự, thường là tam hành, tứ hành, ngũ hành, thập thần hỗ tạp, có lúc còn khiến cho thân nhược hay thân cường khó mà biện luận được, huống chi lại còn có tỷ lệ nhiều hay ít của từng ngũ hành. Ông Lý Hồng Thành có một phương pháp có thể sử dụng được. Ông đem chia tám chữ trong tứ trụ thành năm phần bằng nhau, mỗi phần hai loại ngũ hành; nếu loại ngũ hành nào chỉ có một, thì đó là thiên nhược; có hai thì chính là thiên vượng, có ba thì là quá vượng.

Phương pháp này liên quan tới con số, mọi người đều có thể dùng. So với các phương pháp khác, thì phương pháp này cụ thể, lại dễ dàng hơn rất nhiều. Nhưng tôi vẫn cảm thấy, như thế là mơ hồ, chưa chắc đã tìm được chuẩn xác. Vì như thế chỉ thấy được các con số bề mặt mà không nhìn được vượng-suy thực chất. Theo các sách mệnh thông thường, hưu tù giảm một nửa, một chữ chỉ tính là nửa chữ; vượng tướng tăng gấp đôi, một chữ lại thành hai chữ. Như thế, cùng là một chữ mà khoảng cách giữa vượng tướng và hưu tù đã tăng thành 4 lần. Huống hồ lại còn đội trời đạp đất, có cái thì sinh phù nhiều khắc tiết ít, có cái thì khắc tiết nhiều sinh phù ít, có cái lại toàn là sinh phù hoặc toàn là khắc tiết, có cái hư phù, có cái đa căn…

Như thế, nghĩa là cùng một chữ trong mệnh, sức mạnh vốn nhỏ, lại thành tăng gấp 5, 6, 7 lần. Vì thế nếu chỉ đơn thuần xét từ con số, cũng là không chuẩn xác. Để giải quyết vấn đề khó khăn này, tôi đã hao tổn tâm sức tìm ra một cách thức đơn giản chọn dụng cho thập thần. Cách thức này, cho dù là vượng suy hoặc chọn dụng thần chuẩn xác, đều có thể giản hóa quy thành mệnh thức đơn giản nhất là thân vượng cái gì nhiều, thân nhược cái gì nhiều, từ đó mà có thể áp dụng trực tiếp năm điều kiện chọn dụng thần đã đề cập trong phần trên, có thể xem được một cách khái quát vượng suy của nhật can và tính chuẩn xác đối với dụng thần. Trong phần này, tôi giới thiệu với bạn hữu, đồng thời nhận định rằng, ứng dụng phương pháp này, đối với sự cường nhược của nhật can hay là của từng loại ngũ hành trong mệnh, hay là chọn dụng thần chuẩn xác, đều có tác dụng vô cùng to lớn.

“Trăm nghe không bằng một thấy”, vẫn là xem xét các tổ trụ, sẽ rõ được thế nào là cách đơn giản hóa chọn dụng cho thập thân đối với sự phán đoán vượng suy của nhật can và độ chính xác khi chọn dụng thần. 

Ví dụ 1: Canh Ngọ, Giáp Thân, Tân Mùi, Nhâm Thìn.

Năm
Tháng
Ngày
Giờ

Canh Ngọ 
Giáp Thân 
Tân Mùi
Nhâm Thìn 

Mệnh tạo này, có ba Kim, hai Thổ; Thủy, Hỏa, Mộc mỗi cái một. Rõ ràng là Kim nhiều nhất rồi tới Thổ, Thổ sinh Kim, thân vượng dễ nhận thấy, thân vượng hợp khắc, tiết, hao. Nhưng cuối cùng là dùng Hỏa khắc, dùng Mộc tiết hay dùng Thủy hao? Ba hành đó đều chỉ có một chữ, về số lượng mà nói, thật khó định đoạt. Nếu dùng cách đơn giản hóa chọn dụng thần, sẽ vô cùng rõ ràng, không có gì phiền phức.

Bước đầu tiên, dựa theo “Lục Thập Giáp Tý Tự Nhiên Cơ Số Biểu” để tính ra số của bát tự trong mệnh, rồi lại theo “Nguyệt Lệnh Vượng Biểu Suy Tăng Giảm Suất” cùng với thiên can, địa chỉ sinh, khắc, chế, hóa, hình, xung khắc, hợp, để tính ra con số cụ thể của ngũ hành bát tự.
Thuyết minh cách tính toán:

Cách tính ở đây không giống với tính toán trong số học. Nguyên nhân là vì để đơn giản, đã bỏ bớt vài bước. Nay lấy hai chữ “Canh, Tân” làm ví dụ để bạn hữu theo dõi:

Phần thống kê bảng điểm số của ngũ hành và can chi chúng tôi sẽ cập nhật sau

7+0=7V

18+18=36-6=30 kiếp Canh Ngọ Tị Thiên ấn 16-3=131=12V Đinh thất sát 13+13=26-6=20

20-20=0 Canh kiếp tài 7-1=6-6=0 18-9=9-2=7-1=6y Tài Giáp Thân 2+1=3-3=0 Nhâm thương quan 16+0=16 Thiên ấn 8-2=6.

40+30=70-8=62-7=55 V Tân Mùi Đinh thất sát 3-1=2 Ngo Mùi cách hợp không luận.

Ất thiên ấn 14-2=12-12=0 Chính ấn 7-3=4-4=0

18+9=27+6=33-33=0 Thương Nhâm Thìn Ất thiên ấn 2+1=3-3=0

Quý thực thần Thân Nhâm Thìn tam hợp Nhâm Thủy =817

Cách tính chữ “Canh”: 18 +8 +36, 36 lại trừ đi 6 còn 30.

Cách tính chữ “Tân” 40 + 30 =70, 70 trừ 8 còn 62, 62 lại trừ 7 còn 55.

Các dạng khác đều tính tương tự.

Quá trình tính toán như trên quá phức tạp, quá nhiều chữ số, nên tôi chọn cách đơn giản là thuật lại như trên, đều là phép trừ, chỉ cần hiểu ý nghĩa là được. Rất mong bạn hữu lượng thứ.

Bước thứ hai, tính toán các dạng ngũ hành trong mệnh cục cùng với “đảng ta”, “đảng khác”:

Vì đây là con số tổng hợp được tính ra dựa theo nguyệt lệnh vượng biểu, can chi sinh, khắc, chế, hóa, hình, xung khắc, hợp mà ra, vượng suy giữa các ngũ hành trong đó đều là bình đẳng, nên khi giản hóa, giống như là số dư sau dấu phảy trong số, chỉ cần số của ngũ hành từng cặp đối lập giảm trừ lẫn nhau là được. Ví dụ, thân tỷ kiếp và tài dễ giảm trừ lẫn nhau, tỷ kiếp và quan sát giảm trừ lẫn nhau, quan sát và thực thương, thực thương và ấn thụ, ấn và tài đều thế cả. Nếu lần thứ nhất chưa được thì tiếp tục lần thứ hai, lần thứ ba. Cho tới tận khí số giảm đó thành mệnh thức đơn giản nhất thì dừng lại. Cụ thể như sau:

0 18+18=36 Cách tính toán chữ “Canh”:
36-6=30
40+30=70

Cách tính toán chữ “Tân”:
2 70-8=62
3 62-7=55

63 Đảng khác
107 Đảng ta

Tài tinh 8-8=0, Thất sát 18-18=0 . Trước hết, tài tinh trừ 8 còn 0, ấn thụ trừ 8 còn 15. Sau đó, thất sát trừ 18 còn 0, thương quan trừ 18 còn 63. Tới đây đã là mệnh thức đơn giản nhất, không thể tiếp tục nữa. Vì thế, cộng thân tỷ kiếp và ấn thụ lại là 100, chính là mệnh thức đơn giản nhất của thân vượng thương quan nhiều. Dựa theo mệnh lý định luận, thân vượng hợp tiến thuận, nên thân vượng thương quan nhiều dụng tài.

Thông qua cách giản hóa mệnh cục ở trên, chúng ta có thể thấy rõ một vài ưu điểm sau:

Thân vượng rất rõ ràng, không cần phải làm bất cứ phân tích, phán đoán nào.

Dụng thần rất rõ ràng, không cần phải chọn lựa gì.

Sở dĩ rất rõ ràng mà không phí lực, là vì có các con số thể hiện rõ ràng: đảng ta là 100, đảng khác là 63.

Thông qua cách tính toán con số ngũ hành của ví dụ trên, chúng ra hoàn toàn nhận thức rõ một vài các ưu điểm sau:

Bất cứ một mệnh cục nào, cho dù ngũ hành phức tạp đến đâu, hoặc là các ngũ hành trong mệnh cục về cơ bản là cân bằng với nhau, thông qua giản hóa, đều có thể trở thành một mệnh thức đơn giản nhất, ví dụ như là hình thức thân vượng cùng với gì đó, hoặc là thân nhược cùng với gì đó.

Bất cứ một mệnh cục có ngũ hành phức tạp tới đâu mà cân bằng, thì rất khó để có thể phân định được nhật can là cường hay nhược. Nhờ có giản hóa, hoàn toàn không quá mất sức mà vẫn nhận thức rõ được vượng-suy của nhật can.

Một mệnh cục rất phức tạp, cho dù ngũ hành có cân bằng tới đâu đi nữa, cũng khó mà tìm được dụng thần. Mà thông qua giản hóa, không hề hao phí tinh lực mà vẫn tìm ra được dụng thần chuẩn xác.

Phương pháp hóa giản ngũ hành mệnh cục này, đã giải quyết được hai vấn đề khó khăn lớn trong mệnh lý học: nắm bắt chuẩn xác vượng-suy của nhật chủ và xác định chuẩn xác dụng thần; hơn nữa cách làm này cũng rất đơn giản.

Cách làm đơn giản mà có hiệu suất cao đó, là nhờ căn cứ vào các con số khách quan, đưa mệnh lý học vào phạm trù số học, là sự khái quát khoa học tối cao về mệnh lý học.

Nếu không dùng cách tính toán theo các con số mà vẫn dùng phương pháp phân tích truyền thống, vượng suy của nhật chủ và chọn lựa dụng thần, chính là hai tảng đá lớn chắn lối vào của mệnh học. Người đã nắm bắt được mệnh học cũng mất rất nhiều thời gian, tinh lực mà vẫn không đạt được sự chuẩn xác; có người thì học đã lâu mà vẫn không nắm bắt được điều cốt lõi, đến ngay cả vượng suy của nhật chủ bản thân cũng như chọn dụng thần cho bản thân cũng không làm rõ được, nên vẫn giẫm chân tại bước đầu tiên trên con đường mệnh học.

Tôi cũng giống như mọi người, đã từng hao tổn tâm sức vì hai tảng đá lớn trên; nhưng bản thân vốn là người thân vượng tỷ kiên nhiều, cá tính cương liệt, không tin tà, không sợ quỷ, cũng không ngại khó khăn vất vả. Trải qua rất nhiều nghiên cứu và khảo nghiệm thực tế đã tìm ra được cách hóa giản thập thần. Từ đó về sau, phán đoán vượng suy của nhật chủ và chọn dụng thần đều dễ dàng được giải quyết. Vì thể tôi mạnh dạn trình bày ở đây để bạn hữu cùng tham khảo. Do trình độ còn hạn chế, khó tránh khỏi sai sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn hữu.

2 Hóa tiết kỵ thần

Thường thì, xét đoán chuẩn xác vượng suy của nhật can từ đó tìm ra kỵ thần của mệnh cục.

Nếu kỵ thần nhiều mà mạnh, mệnh có thể chế, thì dùng cách thức chế kỵ chọn dụng. Nếu mệnh không thể chế, chỉ có thể dùng cách thức hóa kỵ chọn dụng mà không thể chọn phương cách chế kỵ.

Vấn đề mấu chốt là, trong tình huống nào có thể chế, tình huống nào không thể chế. Cái gọi là có thể chế, chính là kỵ thần trong mệnh nhiều, nhưng sức mạnh để chế kỷ thần hơn hẳn ky thần, vì thế có thể chọn cách thức chế kỵ chọn dụng.

Ví dụ tài nhiều thân nhược dụng tỷ kiếp, như thế mệnh cần có tỷ kiếp, hơn nữa tỷ kiếp có căn, hành vận tại thời điểm thích đáng lại hành tỷ kiếp vận hoặc tới nơi tỷ kiếp vượng, như thế mới có thể dùng tỷ kiếp để chế. Nếu mệnh có kỵ thần lại thấu xuất, lại tam hợp hoặc tam hội thành kỵ thần cục, như thể gọi là ky thần quá vượng quá nhiều.

Trong tình huống này, thần chế kỷ thần nhất định là hưu tù vô khí, nếu dùng thần tử tuyệt vô lực để chế thần vượng tướng lại nhiều, không những không thể chế, mà ngược lại còn kích động kỵ thần phẫn nộ, như thế gọi là phạm vượng, vô cùng nguy hại cho nhật chủ. Tình huống ấy, chế là có hại, không thể dùng chỉ có thể thuận theo tính tình của kỵ thần, hóa kỵ, tiết kỵ, để vượng khí tự nhiên trôi đi, mà quá trình trôi đi đó lại rất tự nhiên làm hạo tiết sức mạnh của kỷ thần. Điều này hoàn toàn thông thuận, hợp lý. Điều này giống như hồ chứa nước sắp tràn, thế nước lại đang lên, bên ngoài mưa to gió lớn, lại chuẩn bị có lũ quét. Lúc này, trừ việc để cho nước tràn ra, thì có thể tạo ra mấy cái lỗ để nước theo đó tràn ra, như thế hồ chứa nước mới an toàn được. Ngược lại, nếu dùng đất, cát để ngăn đập, nâng độ cao để chặn nước, thì kết quả là, không những không chắn được lũ quét hung bạo, mà ngược lại còn làm lở để gây ra tại họa, gây ra hậu quả nghiêm trọng về người và của.

Mệnh lý và cách giải quyết sự việc như nhau, nay thần lại tam hợp tam hội, hoặc tương tự với tam hợp tam hội, thì chỉ có thể tiết chứ không thể chế. Đó gọi là nếu chế có lợi thì dùng chế, nếu chế có hại thì chỉ có thể dùng hóa. Chúng ta cùng xét một ví dụ về mệnh lý dưới đây:

Năm
Tháng
Ngày
Giờ

Nhâm Thìn 
Nhâm Tý
Canh Tuất 
Đinh Hợi

Nhật chủ Canh Tuất sinh vào tháng Tý, thương quan đương quyên, Tý cư ở Hợi thành tạm hợp Thủy cục, thấu xuất, Thủy cục hợp hóa cơ bản thành công; trụ giờ thấu quan gần thân là chế lẫn nhau, Nhâm Thủy gần thân vượng mà tiết, lại tọa dưới Tuất chủ thiên ấn sinh thân, Tuất lại thuộc Hỏa khổ, tuy có thể chế Thủy nhưng không thể sinh Kim. Giờ Giáp, Tuất lại là mộ khố của Canh Kim, thực chất nhật chủ Canh Kim thân nhược nhập mộ. Vì thế nhật chủ suy nhược rõ ràng. Theo đạo lý thông thường thì nên là thân nhược, thực thương nhiều, tất phải dụng ấn để chế thực thương sinh thân mới là tốt.

Nhưng lại không biết rằng Ty Thủy thương quan đương lệnh, lại là tam hợp hội, chính là nước Côn Lôn cao xa vạn trượng, thế hung mãnh không thể ngăn trở. Hơn nữa, bốn phía đều bị bao vây, chỉ có một chút Tuất Thủ yếu ớt, hư nhược, cô độc, làm sao có thể ngăn trở được thế như lũ ống đây? Rõ ràng là kỵ thần Thủy của mệnh cục này quá vượng quá nhiều, chỉ có thể tiết hóa không thể chế, lấy Giáp Mộc thiên tài trong chi giờ là Hợi làm dụng thần. Giáp Mộc trường sinh ở Hợi, trong mệnh không thấy, nếu vận hiện được Thủy trong Giáp, Ất tiết Thủy, chủ mệnh nhất định sẽ tung hoành tứ hải.

Giáp vận, chủ mệnh còn quá nhỏ. Bắt đầu từ Dần vận tới Ất vận, trong 15 năm, chủ mệnh và tài thần có thể nói là vô cùng “tâm đầu ý hợp”, phát tài trở thành triệu phú. Từ 8-17 tuổi là đại vận Quý Sửu, Hợi, Tý, Sửu tam hội Thủy phương, kỵ thần đắc thế, mệnh chủ hay ốm đau, bệnh tật, có thể nói là đã từng bước tới quỷ môn quan, vì thế, người nhỏ thấp, học lực kém. 

Mệnh cục này dùng Giáp Mộc làm dụng thần, rất nhiều người không đồng ý. Giáp Dần, Ất Mão vẫn có thể trở thành triệu phú cũng có rất nhiều người không tin. Lý do là vì thân nhược không thắng được tài, Giáp Dần, Ất Mão vận, chỉ có thể là thân nhược tài nhiều thân càng suy, gặp tài tất họa. Về lý thông thường mà nói, nếu phân tích như thế là không sai. Nhưng mà, việc mệnh chủ phát tài thành triệu phú lại là sự thực. Đây là một kiểu mệnh cục đặc thù, người đoán mệnh cần ghi nhớ:

Phàm thực thương nguyệt lệnh mà lại thành thực thương cục, hoặc tương tự thực thương cục, hoặc thược thương nhiều thấu, chỉ cần mệnh có tài, tài có căn, thì bất kể thân cường hay thân nhược, khi hành tài vận, không ai là không phát tài lớn. Mệnh trên đây, Dần, Mão vận thuộc không vong, nếu không phát tài không chỉ dừng ở mức là triệu phú. Mệnh cục ấy, “Trích Thiên Túy” gọi là thuận cục, bất kể nhật can vượng suy, hành tài vận là phát tài. Mệnh cục này, về lý thì không dễ mà giải thích.

Bạn đọc chỉ cần biết rằng: kỵ thần quá vượng quá nhiều, chỉ hợp với hóa tiết, không hợp khắc chế, hoặc dùng ngũ khí lưu thông là được. Tiêu chuẩn quá nhiều quá vượng là thần đường lệnh hội cục hoặc nhiều mà thấu. Giống như chúng ta thường nói, tỷ kiếp vượng mà nhiều, chỉ hợp với thực thương thấu mà không hợp dùng quan sát chế đi; các sách mệnh thông thường đều nói tỷ kiếp nhiều có thể lấy quan sát làm dụng thần, kỳ thực không đúng (điều này chúng ta sẽ nói rõ hơn ở phần sau); đồng thời, thân vượng tài cường tài nhiều, cũng dùng quan sát để hóa, nhưng tất cần có thân cường làm điều kiện; thân nhược chỉ hợp dùng tỷ kiếp để chế tài, vì thân nhược tài khắc sát, sát khắc thân. Ân thụ vốn không có lý hóa tiết, nhưng nếu nhật can hư phù, lúc này ấn lại trở thành kỵ thần, chỉ có thể dùng tỷ kiếp để hóa ấn kỵ, mà không thể dùng tài tình để khắc ấn.

Tổng kết lại, mệnh mà kỵ thần nhiều, nếu thần chế kỷ thần cường vượng, có lực thì chế có lợi; nếu kỵ thần quá nhiều mà chế thần hư nhược, chế vô lực thì chế là tổn hại. Lúc này, cần cân nhắc tới hóa tiết trước tiên.

3 Khí lưu thông quan

Khí lưu thông quan chọn dụng pháp thoạt nhìn có vẻ rất giống với cách thức thông quan chọn dụng của các sách mệnh khác, thực chất là khác biệt. Từ góc độ ngũ hành khí thế lưu thông không gặp trở ngại mà nói, thì hai phương pháp giống nhau. Nhưng các sách mệnh thông thường đều là mệnh cục có hai dạng ngũ hành, hơn nữa hai dạng ngũ hành đó có sức mạnh tương đương thì mới chọn thần thông quan là dụng. Ví dụ, Thổ-Mộc tranh đấu, chọn Hỏa thông quan. Thủy Hỏa tương tranh, chọn Kim thông quan; Kim Mộc đối đầu, chọn Thủy thông quan. Nếu xét từ góc độ này, thì thông quan trong các sách mệnh khác và khí lưu thông quan trong phần này khác biệt. Mà điểm khác biệt là, không cần tới hai loại ngũ hành cân bằng,

Thực sự cân bằng là điều khó mà tồn tại. Đồng thời cũng không thể hạn chế một mệnh cục chỉ có hai loại ngũ hành. Vì thế, quan điểm của tôi là, chỉ cần có hai loại ngũ hành tương chiến, thì đều có thể dùng phương pháp khí lưu thông quan chọn dụng thần. Trên góc độ này, thì phương pháp khí lưu thông quan và phương pháp thông quan trong các sách khác là tương đồng, vì thế sẽ không đề cập tới. Điều mà tôi muốn đề cập tới, là vượng khí tới một dạng ngũ hành nào đó thì ngừng lại, ở giữa bị ngăn trở, tất cần có khí lưu thông quan để quét sạch trở ngại, đó là dụng thần.

Vốn đã đề cập tới trong phần “Loại Tượng Khí Thế Chọn Dụng Luận Mệnh Pháp” trong cuốn “Chị Tú Mệnh Lý”, chính là phương pháp khí lưu thông quan chọn dụng luận mệnh. Điều được đề cập tới trong phần này, là từ một góc độ khác, được coi là phần bổ sung cho phần trong cuốn “Chi Tú Mệnh Lý”.

Vượng khí tới thân thì ngừng, có minh có ám. Minh, tức rõ ràng, là vừa nhìn thấy đã nhận ra, mọi người đều có thể nhìn thấy: còn ám, thì hầu như mọi người không hay. Trước hết nói về “minh” vượng khí tới thân mà ngừng lại. Đây là mệnh của nữ giới.

Năm
Tháng
Ngày
Giờ

Bính Ngọ
Đinh Dậu 
Bính Tý 
Giáp Ngọ

Bính nhật chủ tuy tọa dưới chính quan, lại sinh dưới chính tài nguyệt lệnh, nhưng tài vượng quan tướng, hơn nữa đều xuất can. Địa chỉ có chi giờ, chi năm hai dương nhẫn, thiên can lại lộ xuất Bính tý kiếp, Giáp Mộc thiên ấn. Dậu Kim chính quan tuy đương lệnh mà vượng, tiếc là bị Đinh Hỏa che mất, Tý Thủy chính quan xung Với vượng Ngọ, rất rõ ràng là toàn bộ bát tự là tượng khí thế của vượng Hỏa. Bát tự không có Thổ, vượng khí tới thân là ngừng, không thể lưu thông; ấn tại giờ sinh lại gần thân tương sinh, nên mệnh chủ không phải là người phát tài. May có tài thần đường lệnh, thương quan vượng tướng, chỉ cần hành vận thiên can thấu xuất Thổ, đó chính là tài vận tốt, nên khi chọn dụng thần, trước hết phải xét tới chính là lưu thông của vượng khí.

Giờ Tý, Ngọ đã có thương quan là dụng thần. Tiếc là dụng thần này, mãi tới vận trình năm 12 tuổi mới đáo vị, nên là mệnh được hưởng phúc của con cái. Còn mệnh của bản thân, chỉ có lưu niên Mậu, Kỷ là tài vận tốt. Mà cứ trong 10 năm thì chỉ có 2 năm đó, nên cần nhanh nhạy nắm bắt thời cơ, không nên lãng phí. Đó cũng chính là tác dụng khi xem bát tự.

Mệnh này thể hiện rất rõ vượng khí tới thân thì ngừng lại; điều này thì không ai có ý kiến khác. Dưới đây là một mệnh hoàn toàn ngược lại, rõ ràng là sát cực vượng mà khắc thân, nhưng thực chất vẫn là vượng khí tới thân thì ngừng; cũng vì thế mà gây ra tranh luận mạnh mẽ khi luận về vượng-suy của nhật chủ cũng như khi chọn dụng thần. Bạn đọc cũng nên phân tích nhiều mệnh cục, để tích lũy kinh nghiệm, nâng cao trình độ.

ví dụ thứ 2:

Năm
Tháng
Ngày
Giờ

Quý Mão
Tân Dậu
Ất Hợi
Ất Dậu

Mệnh này, nếu phân tích theo các sách mệnh lý thông thường, thì sẽ là:

Ất Mộc nhật chủ tọa ở Hợi, là ở tử địa, sinh ở tháng Dậu tuyệt lệnh, chi ngờ cũng ở tuyệt địa, duy có chi năm lộc vượng, lại bị Dậu Kim Cương lệnh tương xung, Ất Mộc hoàn toàn không có căn. Can giờ tuy thấu tỷ kiên, nhưng bị vượng Dậu chèn ép, bản thân khó bảo toàn, lấy đâu là sức mạnh để trợ giúp cho nhật can; can tháng gần thân thấu xuất thất sát đương lệnh, sát cực vượng, Ất Mộc nhật chủ suy nhược nào dám ngăn cản sát lệnh. May mà can năm Quý Thủy ấn thụ được vượng căn trong Hợi là có thể sinh thân, nhưng lại cách xa nhật can, may có Tân Kim thất sát là mẹ, có thể vượt qua nhà mẹ để mà sinh cho Ất Mộc, có điều do cách xa nên lực tương sinh kém.

Tổng hợp phân tích trên đây, mệnh cục này là nhật can cực nhược mà sát cực vượng, cần lấy can năm Quý Thủy ấn tinh hóa sát sinh thân là dụng thần. Phân tích trên đây, theo các sách mệnh là hợp tình hợp lý; qua thảo luận, cũng có rất nhiều cao nhân ủng hộ cách phân tích này. Có điều, cách phân tích trên đây lại hoàn toàn sai lầm.

Đây là một mệnh mà nhật can cường, vượng khí tới thân thì ngừng lại. Tôi phân tích về mệnh cục này như sau: ( Ất Mộc nhật chủ tọa ở Hợi, giả tử nhưng là trường sinh thật. Trong Hợi có tàng Nhâm, Giáp, Nhâm Thủy là chính ấn của Ất Mộc, vượng ở Hợi. Giáp Mộc là kiếp tài của Ất Mộc trường sinh ở Hợi, Ất nhật can thân tọa ở trường sinh kiếp và đế vượng chính ấn, là vượng sinh vượng trợ. Thất sát tuy đương lệnh nhưng lại tọa lệnh vượng thấu, chính là nơi phát nguồn của khí lưu cho bản mệnh. Sinh, khắc, chế, hóa của mệnh cục này phân thành hai đường.

Trước tiên xem thiên can, Tân Kim thất sát sinh Quý Thủy ấn thụ, Quý ấn sinh Mão Mộc, sinh tới lộc của nhật chủ thì dừng. Lại xét địa chỉ, Dậu Kim trong hai chi tháng, giờ, sinh nhật chi Hợi Thủy, Hợi Thủy sinh Ất Mộc, sinh tới nhật can thì dừng. Lại xét hình xung, tháng Dậu xung năm Mão, mà tháng Dậu lại sinh nhật chị Hợi Thủy, là tham sinh quên xung, nên là Dậu Kim không xung Mão Mộc. Chi giờ Dậu Kim ức chế Ất Mộc, nhưng giờ Dậu lại sinh chi giờ Hợi Thủy, cũng là tham sinh quên khắc, nên Dậu Kim không khắc Ất Mộc. .

Tổng hợp lại phân tích trên đây, thiên can và địa chỉ trong mệnh, đều là vượng sát sinh ấn, ấn lại sinh thân, không có hình, xung khắc, hại; toàn cục đều là loại sát, ấn, thân tương sinh, không có bóng dáng của thực, thương, là một bát tự vượng khí tới thân thì ngừng, tất cần thương quan lưu thông vượng khí làm dụng thần.

Lưu ý: đây là dụng thần thực thượng lưu thông thố tú, không phải là dụng thần thực thương chế sát. Mệnh không có thực thương, may mà trong ba đại vận Mậu Ngọ, Đinh Tị, Bính Thìn, thực thương dụng thần đều đáo vị (tức là bắt đầu từ năm 27 tuổi); trong 30 năm đó, là 30 năm tài vận tốt. Còn trong các khoảng thời gian còn lại, chủ mệnh vô duyên với tài. Đây là mệnh của một cao nhân trong ngành dự đoán, người đó nói: “đúng thế, bắt đầu vào vận Ngọ, việc dự đoán của tôi rất tốt đẹp, thu nhập cao. Trước đó thì thật là thê thảm”.

Vì sao cùng một mệnh cục, mà mọi người lại dùng thân nhược dụng ấn, lấy hóa sát sinh thân làm dụng thần, còn tôi lại là thân vượng dụng thực thương, lấy tiết hóa thổ tú làm tôn chỉ? Chính là vì mọi người quá câu nệ theo sách cũ, rơi vào đầm lầy giáo điều lý luận sai, khiến bát tự hoàn toàn tách biệt, không liên hệ gắn bó với nhau.

Theo cách nói của ông Lý Hồng Thành, là chỉ dừng ở trạng thái lý luận giáo điều không thoát ra được. Còn bản thân tôi, không bị câu nệ bởi giáo điều đó, ở trong trạng thái động, liên hệ toàn bộ bát tự thành một chỉnh thể, xem xét nội dung thực chất của bát tự, khí thế lưu thông loại tượng của ngũ hành để bắt đầu, vì thế nắm được vấn đề cốt lõi; nên có thể nhận biết rõ ràng vượng-suy của nhật can và chọn dụng thần chuẩn xác.

Bất cứ một ngũ hành nào trong mệnh mà vượng khí tới thân là ngừng, thì đều cần dùng phương pháp khí lưu thông quan là dụng. Vì thế, phàm mệnh có bốn hoặc ba ngũ hành, ngũ hành khuyết thiếu đó, thường đều có khả năng trở thành dụng thần. Vượng khí tới thân mà dùng dụng thực thương, vượng khí tới quan sát dừng dùng ấn thụ, đó là hai dạng thông dụng vạn năng.

Vượng khí tới ấn mà dừng, nhật can hư phù vô căn không nhận được sinh có thể dùng cách này, nhật can vượng tướng thì theo tòng cường, lấy cường thần là dụng. Vượng khí tới thực thương mà dừng, phần trên đã nói qua, bất kể nhật can suy nhược thế nào, chỉ cần thực thương đương lệnh, thì đều dùng phương pháp này. Vượng khí tới tài mà dừng, nếu thân vượng dùng phương pháp này, lấy quan sát để hóa; thân nhược thì không thể dùng cách này, dùng cách chế kỷ tỷ kiếp; vì tài tình sát mà dừng, chế thân nhược là thành tại.

Phần này còn có một điểm cần đặc biệt nói rõ, chính là nguyên tắc chọn dụng trong các sách mệnh truyền thống:

“thân vượng tỷ kiếp nhiều dụng quan sát”. Đó là cách chế ky chọn dụng. Nếu chỉ xuất phát từ phương diện chế kỷ, thì có vẻ là đúng; nếu là từ góc độ kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, nhất là trên phương diện thực tiễn, thì nó là phiến diện, chỉ đúng trong một số ít trường hợp, còn đại đa số là không đúng.

Vì thế nguyên tắc chọn dụng ấy, đã làm hại không ít người, có thể nói đó là một cách chọn dụng không chuẩn xác, cần phải sửa chữa lại, tránh cho người đời sau mắc sai lầm. Cách sửa chữa sai lầm đó, theo ý kiến tôi như sau:

  1. Tỷ kiếp đương lệnh lại nhiều mà không thực sự vượng, chỉ có thể dùng thực thương, không thể dùng quan sát. Tuyệt quan tuyệt sát không chế được vượng tỷ kiếp, mà chỉ kích động tỷ kiếp bạo phát tới đoạt tài, làm ảnh hưởng tới cha, tới vợ. Quan sát ngược lại trở thành kỷ thần, chế nó đi là tốt.

  2. Ấn đường lệnh mà tỷ kiếp nhiều lại không tòng cường, chỉ chọn thực thương làm dụng thần, không thể chọn quan sát. Vì sát, ấn, thân liên tiếp tương sinh, vượng khí tới thân dừng lại, cái quý của quan sát lại hóa thành kỵ thần rồi.

  3. Thực thương đương lệnh mà tỷ kiếp nhiều, thân và quan sát đều vượng thì có thể dùng quan sát, chế tỷ kiếp lại hộ tài. Nếu quan sát hưu tùy thân vượng thực thương ít có thể dùng | thực thương; thực thương nhiều dùng tài. Thân nhược dùng ấn.

  4. Tài đường lệnh mà tỷ kiếp nhiều, thân vượng có thể dùng quan sát, chế kiếp; thân nhược chỉ có thể dùng tỷ kiếp mà không dùng quan sát; tài bị chặn, chế nhật chủ, không chết thì cũng tàn tật.

  5. Quan sát đường lệnh tỷ kiếp nhiều, chỉ có dùng kiếp, không thể dùng quan sát. | Tổng kết lại là, cho dù cái gì đương lệnh, tứ trụ bát tự là một thể hoạt động thống nhất, phàm vượng khí tới thân mà dừng, chỉ có thể dùng thực thương thổ tú lưu thông, không có ấn thì dùng quan sát là được; nếu có ấn thấu, chỉ có thể dùng thực thương, không thể dùng quan sát. Thân vượng tỷ kiếp nhiều, thường dùng thực thương, ít dùng quan sát.

Vấn đề này tại sao tôi cứ nhắc đi nhắc lại mãi thế? Bởi vì thông qua tiếp xúc với rất nhiều người làm dự đoán, đều là “thân vượng tỷ kiếp nhiều dùng quan sát”, rất khó mà dùng tới thực thương. Nay đưa ra hai ví dụ để chứng minh.

Ví dụ thứ nhất là mệnh tạo của đạo hữu: Mậu Dần, Giáp Dần, Giáp Tuất, Giáp Tý. Tôi đã tiếp xúc với rất nhiều các nhân sĩ hoạt động trong lĩnh vực dự đoán, đều lấy Tân Kim chính quan trong Tuất làm dụng, không có ai dùng thực thương. Hai là một mệnh của nam giới là Giáp Thìn, Đinh Sửu, Tân Dậu, Kỷ Sửu, hầu hết đều chủ trương tài vượng sát nhược là dụng, hoặc chủ trương lấy Giáp Mộc làm dụng, không có ai dùng thực thương. Kỳ thực cả hai mệnh tạo này, đều là vượng khí tới thân mà dừng, đều chỉ có thể dùng thực thương, không thể dùng quan sát hoặc tài. Ngược lại, tài, quan, sát trong mệnh của năm Giáp Thìn đều là kỵ thần.

Vì thế tôi dám khẳng định định luận “thân vượng tỷ kiếp nhiều dùng quan sát” là hai người. May mắn là những năm gần đây cũng có một số người đã nhìn nhận ra vấn đề này. Như ông Ngô Minh Tu trong “Bát Tự Mệnh Lý Tinh Hoa” viết: “Phàm nhật can vượng, hợp tiết hơn hợp khắc. Trụ mà có cả quan sát, thực thương, nên dùng thực thương…”.

Quan sát ngược lại là kỵ thần. Ông Thiệu Vĩ Hoa trong cuốn “Tứ Trụ Dự Đoán Đáp Nghi Hội Biên” cũng có luận thuật về vấn đề liên quan, đã nhận định rằng định luận “thân vượng tỷ kiếp nhiều dùng quan sát” là sai. Vì thế, tôi cho rằng, định luận trên nên thay đổi thành:

Thân vượng tỷ kiếp nhiều, thông thường dùng thực thương, không có ấn mà quan sát có lực thì có thể dùng quan sát, còn lại các trường hợp khác đều dùng thực thương.