3 cấp độ văn hóa doanh nghiệp – Kiến thức cơ bản bạn cần biết
Cấp độ văn hóa doanh nghiệp được hiểu là sự cảm nhận từ hiện tượng đến bản chất về văn hóa của doanh nghiệp giúp các nhà lãnh đạo nắm rõ về các bộ phận cấu thành lên nền văn hóa đó. Theo Edgar H. Schein, có 3 cấp độ về văn hóa của doanh nghiệp mà các nhà quản trị cần tìm hiểu và nắm rõ từ đó xây dựng nền văn hóa làm việc hiệu quả cho công ty của mình.
Các chuyên gia Bizfly sẽ giới thiệu đến bạn 3 cấp độ văn hóa doanh nghiệp được các chuyên gia tổng hợp và phân tích. Bạn có thể tham khảo nội dung này trong bài sau.
Mục lục bài viết
Cấp độ 1: Cấu trúc hữu hình doanh nghiệp
Cấu trúc hữu hình doanh nghiệp là một cấp độ của văn hóa doanh nghiệp mà mọi người có thể nhìn nhận một cách trực tiếp khi tiếp xúc với bất kỳ một doanh nghiệp nào. Điều này được thể hiện bởi các yếu tố như sau:
- Cách xây dựng kiến trúc và bài trí đồ đạc
- Sơ đồ doanh nghiệp và cơ cấu tổ chức các phòng ban
- Các văn bản, hồ sơ, chính sách ban hành
- Lễ hội hàng năm của công ty
- Hình ảnh, biểu tượng, trang phục, logo và các tài liệu quảng bá
- Hành vi ứng xử của nhân viên
- Mẫu mã sản phẩm, bao bì, phương thức đóng gói
- Câu chuyện về thương hiệu, doanh nghiệp
Cấp độ văn hóa doanh nghiệp này chịu ảnh hưởng và sự tác động rất lớn từ quan điểm, tầm nhìn của người lãnh đạo và tính chất kinh doanh của tổ chức. Cấp độ này rất dễ thay đổi và không thể hiện rõ ràng những giá trị cốt lõi của doanh nghiệp.
Cấu trúc hữu hình doanh nghiệp
Để hình dung về cấp độ văn hóa cấu trúc hữu hình của doanh nghiệp chúng ta hãy nhìn vào thương hiệu Starbucks. Đây là một trong những thương hiệu coffee nổi tiếng tạo dựng được sự khác biệt về thương hiệu khi thiết kế và tạo dựng được hình ảnh chung cho toàn bộ các cửa hàng, đồng phục nhân viên và mẫu bao bì sản phẩm. Khách hàng luôn cho rằng hãng coffee này luôn cập nhật ý tưởng độc đáo mới và đi trước một bước so với các đối thủ cùng lĩnh vực.
Cấp độ 2: Giá trị được công nhận
Với cấp độ văn hóa cấu trúc hữu hình doanh nghiệp, mọi người có thể nhận thấy một cách rõ ràng khi nghe, nhìn hay tiếp xúc với tổ chức thì ở cấp độ văn hóa doanh nghiệp thứ hai – Giá trị được công nhận thì mọi người lại được cảm nhận thông qua những giá trị được tuyên bố và các biểu hiện bên ngoài của tổ chức. Trong đó:
- Giá trị được tuyên bố là tất cả các giá trị cốt lõi của doanh nghiệp, các chiến lược, quy định hay các quy tắc để định hướng cho sự phát triển lâu dài của một tổ chức. Các nội dung này thường sẽ được doanh nghiệp tuyên bố một cách rộng rãi ra bên ngoài.
- Những giá trị biểu hiện ra bên ngoài: Ở cấp độ này, để nắm rõ về văn hóa doanh nghiệp, mọi người sẽ được cảm nhận thông qua các hệ thống văn bản, cách diễn đạt hay là thể hiện thái độ của nhân viên trong công ty. Với những giá trị này, nhân viên trong công ty có thể xử lý các tình huống cụ thể, đối phó với một số trường hợp đồng thời rèn luyện khả năng ứng xử cho nhân sự mới trong môi trường công ty.
Đặc điểm của cấp độ văn hóa doanh nghiệp giá trị được công nhận so với cấp độ đầu tiên nằm ở khả năng linh hoạt, dễ dàng thay đổi đồng thời thể hiện được phần nào giá trị bên trong của doanh nghiệp một cách hiệu quả.
Ví dụ về cấp độ 2, trong một bài lần trả lời phỏng vấn của Lee Cockerell – Cựu Phó chủ tịch điều hành khu công viên, giải trí Disney đã nói rằng “Sự quan tâm đến từng chi tiết dù là nhỏ nhất chính là một tôn giáo mà chúng tôi đang thực hành”. Điều này như một lời khẳng định với khách hàng rằng, việc đem lại trải nghiệm khách hàng dù là ở những chi tiết nhỏ nhất cũng được Disney thực hiện từ đó thúc đẩy sự ủng hộ thương hiệu của khách hàng cũng như cải thiện doanh thu bán hàng hiệu quả.
Cấp độ 3: Quan điểm chung
Trong bất kỳ một văn hóa doanh nghiệp nào, các quan niệm chung về văn hóa, tôn giáo, phong tục tập quán đều luôn luôn gắn bó lại với nhau và ăn sâu vào trong tâm trí của tất cả các thành viên thuộc nền văn hóa đó. Dần dần các quan niệm này sẽ vô hình trở thành thói quen và chi phối suy nghĩ, hành động, góc nhìn của mọi người.
Quan điểm chung trong văn hóa doanh nghiệp
Nghĩa là khi các thành viên trong cùng một đội ngũ có cùng quan điểm về tôn giáo và chính trị chia sẻ cũng như hành động theo một nền văn hóa chung thì những ý tưởng đi ngược lại với điều này sẽ không được họ chấp nhận, thậm chí là đào thải. Trong 3 cấp độ văn hóa doanh nghiệp thì đây được xem là cấp độ thể hiện được giá trị cao nhất của một doanh nghiệp và văn hóa được coi là tài sản của một tổ chức.
Ngoài ra thì cấp độ này cũng rất khó để nhận ra nhất bởi việc thấu hiểu giá trị nằm ở bên trong cần rất nhiều thời gian để tiếp xúc và đánh giá. Đặc biệt mỗi một văn hóa dân tộc khác nhau lại khiến cho tư tưởng về quan điểm chung sẽ khác nhau.
Ở Việt Nam, quan điểm về giá trị cộng đồng được đề cao vì vậy mà con người thường khiêm tốn và nhường nhịn, tránh xảy ra xung đột trong các mối quan hệ. Trong khi đó, ở các nước phương tây như Mỹ, họ đề cao tính giá trị cá nhân từ đó tạo ra môi trường cạnh tranh khốc liệt và phát triển.
Có thể thấy mỗi một cấp độ văn hóa doanh nghiệp lại tập trung vào các khía cạnh khác nhau từ đó làm nổi bật lên được những giá trị về mặt hữu hình và vô hình của doanh nghiệp trong xây dựng văn hóa công ty. Việc áp dụng các chiến lược triển khai nhằm kết hợp các cấp độ của văn hóa vào với nhau để cùng tạo nên nét đặc trưng trong văn hóa công ty là vấn đề mà các nhà lãnh đạo cần xem xét cũng như có phương án triển khai hợp lý.