3 chỉ số đánh giá nhanh tình trạng dinh dưỡng của cơ thể
Chỉ số khối cơ thể (BMI)
Phân loại
Nguy cơ bệnh tật
Với trẻ em từ 6-19 tuổi (so với chuẩn cùng tuổi, cùng giới)
>1SD
Thừa cân
>2SD
Béo phì
<-2SD
Suy dinh dưỡng độ I
< -3SD
Suy dinh dưỡng độ II
Với người trưởng thành (từ 19 tuổi trở lên)
18,5-25
Bình thường
Khỏe mạnh, không có nguy cơ
17-18.5
Gầy độ I ( mức độ nhẹ)
-
Giảm khả năng miễn dịch,
-
Tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn (viêm phổi, rối loạn tiêu hóa, nhiễm virus); suy nhược cơ thể;
-
Tăng nguy cơ trầm cảm;
-
Giảm khả năng lao động, giảm chức năng sinh dục (giảm số lượng và chất lượng tinh trùng, rối loạn kinh nguyệt, khó thụ thai, buồng trứng đa nang), giảm tuổi thọ;
-
Vết thương lâu lành, nguy cơ loãng xương.
16-17
Gầy độ II ( mức độ trung bình)
<16
Gầy độ III (mức độ nặng)
25-30
Thừa cân
-
Tăng nguy cơ bị bệnh đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, THA, ung thư phổi, bàng quang, trầm cảm, các bệnh xương khớp,…
-
Giảm chức năng sinh dục (giảm số lượng và chất lượng tinh trùng, rối loạn kinh nguyệt, khó thụ thai, buồng trứng đa nang), giảm trí thông minh…
30-35
Béo phì độ I
-
Ngoài các nguy cơ như thừa cân, béo phì độ I còn tăng 3 đến 5 lần nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp, khó thở về đêm, ung thư đường tiêu hóa, sỏi mật, sỏi thận, bệnh xương khớp ….
35-40
Béo phì độ II
Tương tự các nguy cơ như thừa cân, béo phì độ I, béo phì độ II tăng 6-10 lần nguy cơ bị bệnh đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp, khó thở về đêm, ung thư đường tiêu hóa, sỏi mật, sỏi thận, bệnh xương khớp …
>40
Béo phì độ III
Tổng hợp các nguy cơ của thừa cân và béo phì độ I, II.