3 chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh không thể thiếu cho doanh nghiệp
2022-11-29
Trong kinh doanh,việc lựa chọn các chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiêp mình phụ thuộc vào yếu tố nào là then chốt đối với sự thành công của doanh nghiệp. Nhưng có nhiều người chưa biết nên chọn chỉ tiêu nào cho phù hợp để đánh giá cho công ty mình.
Dưới đây, Nhanh.vn sẽ chia sẻ các chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Nội dung chính [hide]
Mục lục bài viết
1. Khái niệm hiệu quả kinh doanh
Hiệu quả kinh doanh được hiểu theo nghĩa chung nhất là các lợi ích kinh tế – chính trị mà các tổ chức, cá nhân đạt được trong quá trình hoạt động của mình. Đối với tất cả các doanh nghiệp, các đơn vị sản xuất kinh doanh hoạt động trong nền kinh tế nhà nước Việt Nam, với các cơ chế quản lý khác nhau thì có các nhiệm vụ mục tiêu hoạt động khác nhau.
Nhóm các chỉ tiêu gồm:
- Nhóm các chỉ tiêu đo lường hiệu quả sản xuất – kinh doanh: chỉ tiêu như doanh thu, lợi nhuận, mức sinh lời,…
- Nhóm chỉ tiêu đo lường hiệu quả về tài chính: Báo cáo tài chính, thể hiện khả năng sinh lời và vị thế tài chính của doanh nghiệp như: lợi nhuận ròng, các tỷ số sinh lời, tổng tài sản,…
- Nhóm các chỉ tiêu đo lường hiệu quả kinh tế – xã hội: tạo việc làm cho người lao động, tăng thu ngân sách, nâng cao đời sống cho ngươi lao động,…
Đọc thêm: Quy trình phân tích báo cáo tài chính
2. Các chỉ tiêu đánh giá
2.1. Chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận
Khi bắt đầu xem một bảng báo cáo, điều không thể thiếu mà các nhà phân tích quan tâm đầu tiên là lợi nhuận. Lợi nhuận là thứ tuyệt đối, là mục tiêu để đánh giá xem doanh nghiệp của bạn có hoạt động hiệu quả hay không?
Chỉ tiêu lợi nhuận
Được tính theo công thức:
𝚷= TR- TC
Trong đó: 𝚷: Lợi nhuận
TR: Tổng doanh thu
TC: tổng chi phí
Khi lợi nhuận càng cao thì doanh nghiệp làm ăn càng có lãi. Tuy nhiên thì đây cũng không phải là cái để đánh giá hết hiệu suất trong kinh doanh của doanh nghiệp. Trong hoạt động sản xuất ở một doanh nghiệp liên doanh cũng như các hoạt động kinh doanh của các công ty khác người ta sẽ phải so sánh với tiêu chí chi phí đã sử dụng và vốn kinh doanh với doanh thu để phản ánh hiệu quả của hoạt động kinh doanh.
2.2. Chỉ tiêu hiệu quả về tài chính
- Hệ số thanh toán ngắn hạn
CT: Tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn
- Hệ số thanh toán nhanh:
CT: (Tài sản lưu động – Hàng tồn kho)/Nợ ngắn hạn.
- Khả năng thanh toán lãi vay:
CT: Lợi nhuận trước thuế và lãi (EBIT)/Chi phí trả lãi vay
Nếu chỉ số <1: khả năng doanh nghiệp bị lỗ
chỉ số =2: doanh nghiệp an toàn.
- Khả năng hoàn trả nợ vay:
CT: (Lưu chuyển tiền thuần từ HDKD + thuế thu nhập+ chi phí trả lãi vay)/Chi phí trả lãi vay
Nếu chỉ số < 1: doanh nghiệp bị lỗ
chỉ số tối thiểu =2: an toàn.
- Khả năng thanh toán lãi vay:
(LNTT + Khấu hao + CP trả lãi vay)/(tiền trả nợ gốc + CP lãi vay)
Tỷ số >1: khả năng công ty hoàn lãi vay cao, <1 thì khả năng công ty đã vay quá nhiều, khó có khả năng chi trả.
- Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE)
ROE = LNST/VCSH bình quân
Nếu ROE cao thì chứng tỏ hiệu quả sinh lời của doanh nghiệp là tốt bởi vốn chủ sở hữu bỏ ra đã tạo ra mức lợi nhuận sau thuế tốt
- Tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA)
ROA = LNST/Tổng TS bình quân.
ROA càng cao càng tốt vì cho thấy doanh nghiệp đang kiếm được nhiều lợi nhuận từ tổng tài sản.
2.3. Chỉ tiêu đo lường về kinh tế – xã hội
- Tạo công ăn việc làm cho người lao động ở nhiều mức độ: Nước ta là nước đang phát triển, tình trạng kém về kỹ thuật và thất nghiệp vẫn còn phổ biến. Để tạo công ăn việc làm cho người lao đông và để thoát khỏi đói nghèo lạc hậu thì đòi hỏi doanh nghiệp phải tự tìm tòi đưa ra các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, mở rộng quy mô sản xuất, tạo công ăn việc làm cho người lao động.
- Nâng cao mức sống cho người dân: Ngoài việc tạo công ăn việc làm cho người dân đòi hỏi các doanh nghiệp phải làm ăn hiệu quả để góp phần nâng cao mức sống cho người lao động. Để làm việc đó thi đòi hỏi doanh nghiệp được thể hiện qua các chỉ tiêu như: gia tăng thu nhập bình quân trên đầu người, gia tăng đầu tư xã hội, mức tăng trưởng phúc lợi xã hội,…
Bài viết trên đây đã tổng hợp những giải pháp quan trọng để đo lường hiệu quả kinh doanh cho các doanh nghiệp ở mọi lĩnh vực. Mong rằng tài liệu này sẽ mang lại nhiều ý nghĩa trong việc kinh doanh của các bạn.