30 Tiêu chí đánh giá năng lực, Lãnh đạo Quản lý nào cũng phải có!
31/05/2018 04:26 by Admin
Vị trí lãnh đạo, quản lý ở bất kì doanh nghiệp đặc biệt tối quan trọng và không phải ai cũng có đủ khả năng ngồi lên đó được. Người làm lãnh đạo, quản lý sẽ có những tiêu chí quản lý rất riêng biệt và TimeSoft.vn sẽ giới thiệu đến bạn 30 tiêu chí đánh giá năng lực lãnh đạo quản lý ở bài viết dưới đây:
Bạn không nên bỏ lỡ >>
HỌC NGHỀ SPA không? liệu đây phải nghề “HÁI RA TIỀN”?
[25+] Bí quyết thiết kế Spa mini cho không gian nhỏ trở nên rộng rãi
Bảng MÔ TẢ công việc và NỘI QUY nhân viên Spa nhất định bạn PHẢI BIẾT
Có nênkhông? liệu đây phải nghề “HÁI RA TIỀN”?[25+] Bí quyết tcho không gian nhỏ trở nên rộng rãiBảng MÔ TẢ công việc vànhất định bạn PHẢI BIẾT
Tiêu chí đánh giá năng lực lãnh đạo quản lý
NHÓM I: Các tiêu chí năng lực lập kế hoạch, tổ chức và điều phối
1. Lập và thực hiện kế hoạch dựa trên các trách nhiệm và chỉ tiêu đã được giao cho bộ phận.
2. Thường xuyên giám sát và đánh giá tiến độ, hiệu quả công việc so với các chỉ tiêu. Thực hiện các hành động cần thiết để đảm bảo hoàn thành công việc.
3. Phản ứng thích hợp trước sự cố vượt khỏi phạm vi trách nhiệm được giao và báo cáo lên cấp cao hơn khi cần thiết.
4. Tích cực tham gia và đề xuất các cuộc họp khi cần thiết cùng với các bộ phận khác nhằm đồng thuận và thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ/kế hoạch/ dự án được giao.
NHÓM II. Các tiêu chí đánh giá năng lực quản lý công việc và dự án
5. Thể hiện tinh thần làm chủ công việc: Chủ động nhận trách trách nhiệm đối với các công việc, dự án được giao (bao gồm các dự án, công việc gấp, không nằm trong kế hoạch hoặc nhiệm vụ, trách nhiệm mới).
6. Lên kế hoạch, sắp xếp thứ tự ưu tiên và quản lý thời gian của các hoạt động một cách hiệu quả nhằm đạt được mục tiêu công việc được giao
7. Quản lý bản thân và các nguồn lực vì lợi ích tốt nhất của công ty
8. Đảm bảo các dự án và hoạt động được thực hiện, đáp ứng được các mục tiêu kỳ vọng đã đồng thuận.
9. Quan sát và đưa ra các ý kiến phản hồi để giúp cải thiện hiệu quả công việc của mọi người (kể cả bản thân), các quy trình và hệ thống.
Nhóm III. Các tiêu chí đánh giá năng lực giao tiếp và cộng tác
10. Tích cực tạo điều kiện, duy trì giao tiếp cởi mở và thích hợp với những người khác để họ tham gia và đóng góp ý kiến, phản hồi thông tin.
11. Trình bày thông tin thực tế và súc tích và gây ảnh hưởng đến những người khác theo cách thích hợp vì lợi ích của công ty (bằng cả lời nói và văn bản).
12. Tìm các cách tích cực (hai bên cùng có lợi) để thương lượng, thuyết phục những người khác vì lợi ích tốt nhất của tổ chức.
13. Liên tục nỗ lực mở rộng mạng lưới quan hệ trong hoặc ngoài tổ chức.
14. Nhiệt tình chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức và phương pháp làm việc tốt nhất với những người khác trong tổ chức.
Nhóm IV. Các tiêu chí thể hiện tầm vóc và hình ảnh cho toàn thể
15. Thể hiện bản thân là một người đáng tin cậy.
16. Sẵn sàng đón nhận cơ hội học hỏi, ý kiến phản hồi và dùng những điều đó để hoàn thiện bản thân.
17. Cân nhắc các hậu quả xảy đến cho những người khác và tổ chức trước khi hành động.
18. Xây dựng và sử dụng mối quan hệ tích cực với những người khác trong và ngoài công ty nhằm phục vụ công việc.
19. Có khả năng kiềm chế cảm xúc bản thân.
Nhóm V. Các tiêu chí quản lý nhân sự và công việc
20. Có các buổi nói chuyện mang tính huấn luyện, kèm cặp để cải thiện hiệu quả công việc của Team.
21. Xây dựng và nuôi dưỡng môi trường Nhóm tích cực, tôn trọng các giá trị khác biệt và tôn vinh sự thành công chung của tập thể.
22. Thường xuyên truyền đạt đến nhóm nhân viên của mình: điều gì là quan trọng và lý do nó quan trọng, cập nhật cho họ thông tin về các kế hoạch cũng như các sự thay đổi một cách tích cực.
23. Theo dõi và đo lường hiệu quả làm việc của từng nhân viên bằng những cách phù hợp, nhằm ghi nhận đúng các đóng góp sự nổ lực của các cá nhân cho hiệu quả của Team.
24. Đưa ra ý kiến phản hồi thường xuyên và chân thành về hiệu quả cộng việc cho nhân viên. Đồng thời giúp nhân viên xây dựng kế hoạch cả thiện, phát triển năng lực và hiệu quả làm việc.
25. Đảm bảo bản thân và những người khác trong phạm vi quản lý tuân thủ, làm đúng các thủ tục, quy trình, quy định công ty.
26. Đưa ra và thực thi các hành động nhằm giúp cải thiện/ nâng cao hiệu quả của nhóm.
>> Xem thêm: Phần mềm quản lý nhân sự TimeHRM với 12 chức năng quản lý mở rộng cho các doanh nghiệp
Nhóm VI. Các tiêu chí quản lý sự thay đổi
27. Cổ vũ, tuyên truyền các lợi thế của sự thay đổi
28. Làm rõ các cơ hội tiềm năng và ưu thế tương lai của các thay đổi được đề xuất
29. Xác định sự thay đổi sẽ ảnh hưởng đến vai trò, hiệu quả công việc và các phương pháp làm việc hiện nay của Team như thế nào
30. Thực hiện các thay đổi/chuyển đổi theo cách hữu hiệu nhất cho công việc/chức năng của mình và Team.
Như vậy, chúng ta đã thấy rằng ở vị trí quản lý có rất rất nhiều những tiêu chí đánh giá năng lực, và người làm quản lý sẽ phải đối diện với rất nhiều áp lực. Một trong những áp lực lớn nhất của người làm quản lý, đó là quản lý nhân sự – nhân sự là nòng cốt của mọi đơn vị, tổ chức và phát triển vững mạnh.
TimeSoft giới tiệu đến bạn phần mềm quản lý nhân sự TimeHRM:
Phần mềm quản lý Nhân sự TimeHRM – Giải pháp quản lý nhân sự, tính lương, chấm công hiệu quả nhất cho mọi doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức, đoàn thể!
TimeHRM có gì? – Cung cấp tới 12 chức năng quản lý nhân sự mở rộng, đáp ứng mọi nhu cầu quản lý, từ quản lý bộ phận, quản lý ngày công, quản lý bảng lương, quản lý bảo hiểm,…Kết hợp với máy chấm công chuyên dụng, TimeHRM chắc chắn sẽ là sự lựa chọn thông minh nhất của người quản lý!