30 mẫu chữ thư pháp Tết 2022 đẹp nhất cho nhà mình may mắn cả năm
Vào những ngày chuẩn bị bước sang năm mới, việc tìm kiếm và sử dụng những hình ảnh mang âm hưởng ngày Tết cổ truyền luôn được mẹ rất quan tâm. Chữ thư pháp Tết cũng rất được ưa chuộng, được xem là một trong những hình ảnh không thể thiếu làm cho không khí năm mới thêm vui vẻ, rộn ràng và ấm cúng hơn. Ở bài viết này, mẹ hãy cùng tìm hiểu và lựa chọn những mẫu chữ thư pháp ngày Tết uyển chuyển, tinh tế và phù hợp nhất cho gia đình mình nhé.
1. Chữ thư pháp Tết – Nét đẹp văn hóa truyền thống Việt Nam
1.1. Tinh hoa của nghệ thuật viết: Chữ thư pháp Tết
Thư pháp không chỉ đơn giản là một loại hình nghệ thuật viết chữ, mà trong từng nét bút nét mực đều phải thể hiện được tâm ý, cốt cách của người viết. Hay nói cách khác đây là cách truyền tải nội tâm của người viết lên các loại chất liệu. Chính vì vậy, giá trị của chữ thư pháp không nằm ở việc liệu nó có đẹp hay không mà giá trị được tính ở cái tâm của người viết, thư pháp quý do tác giả có tâm và có tầm.
Vào ngày Tết truyền thống, người Việt Nam thường có phong tục chúc Tết đầu năm mới, đó là khi mẹ và gia đình sẽ dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp nhất, bỏ lại năm cũ và sẵn sàng chào đón một sự khởi đầu mới, mục tiêu mới. Do vậy, thư pháp được xem là món quà, là lời nhắc nhở, răn dạy để tất cả mọi người luôn một lòng hướng về những điều tốt đẹp, có ý chí và niềm tin để hoàn thành mục tiêu trong tương lai.
Chính vì vậy, mẹ và gia đình hãy trân trọng và tiếp nối truyền thống viết chữ ngày Tết để các bé về sau có thể hiểu, yêu thích và duy trì nét đẹp văn hóa này mãi về sau.
1.2. Chữ thư pháp Tết ý nghĩa: Tục xin chữ đầu năm gửi gắm mong ước
Xin chữ đầu năm là việc làm mang nhiều ý nghĩa văn hóa, thể hiện sự trọng chữ nghĩa trọng tri thức và cũng là mong muốn xin được con chữ lấy may mắn, cầu một năm tài lộc, phúc thọ đầy nhà. Thông thường, mẹ sẽ xin chữ thư pháp Tết của thầy đồ – là người được trọng vọng vì có học thức, tài cao, nét chữ của thầy rất đẹp và truyền tải được những dòng ý nghĩa mà mẹ mong muốn.
Mẹ có thể xin chữ Hán hoặc chữ Quốc Ngữ của thầy đồ ở các ngôi chùa hay thậm chí là trên những con phố vào dịp Tết đến, xuân về để cầu mong may mắn, bình an và phúc lộc thọ cho bản thân và gia đình. Thời gian xin chữ sẽ thường vào ngày mùng 3 Tết là ngày Tết thầy theo quan niệm của dân gian, hoặc mẹ cũng có thể xin sớm hơn. Một số địa điểm xin chữ: Văn Miếu Quốc Tử Giám, Phố ông đồ TP.HCM, Đền Ngọc Sơn, Chùa Hương…
2. Bộ chữ thư pháp Tết Nhâm Dần 2022 đẹp và ý nghĩa nhất: Gợi ý cho nhà mình may mắn an lành cả năm
Góc của mẹ sẽ gợi ý bộ chữ thư pháp Tết đẹp và ý nghĩa nhất mang lại nhiều may mắn an lành cho gia đình trong năm mới nhé:
2.1. Chữ thư pháp Tết cho người đi học
Mục lục bài viết
2.1.1. Trí – Chữ thư pháp Tết hỗ trợ đường học vấn
Trí (智) theo cổ nhân nghĩa là trí tuệ, thông minh, giỏi giang, tài trí…là một trong những chữ thư pháp Tết được nhiều người lựa chọn cho bé. Với mong muốn con phải học tập chăm chỉ, có trí là chú ý tới hành vi của bản thân, có ý thức trách nhiệm, biết hổ thẹn khi làm điều sai trái và luôn lo sợ nhân cách, phẩm chất của bản thân mình bị vấy bẩn. Khi con có thể làm được điều đó thì dù có khó khăn đến đâu cũng đều có thể hoàn thành nhiệm vụ mà mình gánh vác một cách tốt nhất.
2.1.2. Thư pháp Tết ý nghĩa: Chữ Tài
Chữ Tài ở đây là tài trong tài năng, là khả năng làm được những công việc hoặc một nghề nào đó có ích cho xã hội với chất lượng tốt và hiệu quả cao. Mẹ xin chữ thư pháp Tết là chữ Tài mong cho con lớn lên có óc sáng tạo, tìm tòi cái mới, thường am hiểu lý thuyết chuyên sâu về một lĩnh vực nào đó và có năng lực thực hành giỏi. Con hãy vận dụng chữ đi cùng với cái “Đức” và cái “Tâm” để nó thật sự có ích, có ý nghĩa và mang giá trị nhân văn sâu sắc.
2.1.3. Nhẫn: Chữ thư pháp Tết giúp con kiên trì
Chữ Nhẫn (忍) nghĩa là nhẫn nhịn, chịu đựng, thể hiện sự thong dong, không nóng nảy. Xin chữ thư pháp “Nhẫn” để mong rằng bé yêu sẽ rèn luyện được tính cách bền bỉ, phải học cách nhẫn nại, trong một số trường hợp sẽ còn phải nhịn nhục, nhịn đau, kìm hãm bản thân vì lợi ích chung.
2.1.4. Đạt – Cầu mong công thành danh toại
Chữ Đạt (达) nằm trong từ thành đạt, ý muốn thể sự thành công trong tương lai. Tặng cho bé chữ thư pháp Tết này với mong ước bé lớn lên sẽ thông minh, sáng suốt, và thành đạt trong công việc và cuộc sống.
2.1.5. Hiếu – Chữ thư pháp Tết sâu sắc
Hiếu (孝) được hiểu là hiếu thảo, hiếu thuận, lòng biết ơn đối với công lao sinh thành và dưỡng dục của bố mẹ. Đây là chữ thư pháp Tết có ý nghĩa vô cùng sâu sắc, mong con lớn lên sẽ hiểu được tấm lòng của bố mẹ, dạy cho con đạo lý làm người phải biết ghi nhớ công lao, biết phụng dưỡng đấng sinh thành.
2.1.6. Thư pháp Tết đẹp: Chữ Đăng
Chữ Đăng nằm trong từ đăng khoa, đăng quang, ý chỉ sự đỗ đạt cao, đứng đầu khoa bảng. Trong con đường học vấn, chữ Đăng giống như mong muốn đạt được những điều tốt lành, vì vậy chúng thường được làm quà tặng cho các sĩ tử, quà thăng chức được đề bạt lên một vị trí lãnh đạo cao hơn.
2.1.7. Khoa: Chữ thư pháp Tết về thi cử
Chữ Khoa nằm trong khoa cử, hàm ý chỉ sự đỗ đạt trong thi cử. Chữ thư pháp Tết này mang ý nghĩa về con đường học vấn của bé. Mong con sau này sẽ học tập tốt, đạt được nhiều thành tích cao trong các kỳ thi con nhé!
2.1.8. Thư pháp Tết dạy làm người: Chữ Đạo
Chữ đạo thường đi kèm với đức, là một cụm từ chỉ phẩm chất quý giá, là giá trị mà mỗi người cần có. Do vậy, chữ “Đạo” thể hiện lời răn dạy về đạo đức, sống chuẩn mực, có kỷ luật, kỷ cương chính là có nét đẹp trong đời sống và tâm hồn.
2.1.9. Đức – Chữ thư pháp Tết cần nhớ nằm lòng
Chữ Đức (徳) là đức độ, hay có thể hiểu đó chính là đạo đức, là nét đẹp của sự bình yên không có chấp niệm làm trái với luân thường đạo lý. Thay cho lời muốn nói, bố mẹ tặng chữ thư pháp cho con mới mong ước bé lớn lên mang trong mình nét đẹp của tính cách con người hiền lành, thiện lương, sống theo đạo làm người. Sống ở đời phải biết trên dưới trước sau, biết đúng sai phải trái để cuộc sống ngày một văn minh hơn.
2.1.10. Chữ Thành mong con mọi điều suôn sẻ
Chữ Thành (成) có thể được hiểu theo ý nghĩa của từ hoàn thành, hàm ý làm chuyện gì cũng trọn vẹn. Xin chữ Thành đầu năm cầu chúc cho năm mới học hành, thi cử thuận lợi đạt kết quả cao. Thêm vào đó, thành còn là hy vọng về những thành công trong tương lai.
2.2. Chữ thư pháp Tết cho người đi làm
2.2.1. Thư pháp Tết cầu thành công: Chữ Đắc
Đắc nghĩa là đúng, cụ thể trong trường hợp mẹ đoán trúng một điều gì đó. Sử dụng từ “Đắc” trong thư pháp thể hiện nhiều ý nghĩa xâu xa, rộng lớn. Đó không đơn thuần chỉ là mong muốn về dự đoán đúng trong tương lai mà còn là sức mạnh thật sự của một người có cách sống đúng đắn. Trong cuộc sống, nếu lúc nào cũng nghĩ mình đúng đắn thì một ngày nào đó, chính điều ấy lại trở thành con dao hai lưỡi chĩa vào chính mình. Vì vậy, phải sống có tâm thế, có đức độ và có cách nhìn đúng đắn trong mọi vấn đề.
2.2.2. Lộc – Chữ thư pháp Tết khai vận
Lộc (禄) được hiểu là phước lộc, tài lộc hay cụ thể hơn đó chính là tiền tài. Treo chữ thư pháp Tết này, gia đình trong năm mới sẽ hái được nhiều lộc non, gặp nhiều điều may mắn, làm ăn “tiền tài như nước” phát tài, phát lộc, giàu có sum vầy.
2.2.3. Tín – Chữ đầu trong làm ăn
Tín (信) là sự tin cậy lẫn nhau, không thất hứa, phải thực hiện đúng với lời nói, cam kết của bản. Nếu mẹ muốn gia đình sống theo chữ tín, giữ gìn cốt cách của bản thân để làm nên những điều tốt đẹp thì xin chữ đầu năm là chữ tín hoàn toàn phù hợp. Kẻ không giữ chữ tín là kẻ nhu nhược, thiếu bản lĩnh, làm việc gì cũng thất bại chính vì vậy hãy kiên định với danh dự của bản thân, nói được làm được để bản thân được mọi người xung quanh yêu quý và tôn trọng.
2.2.4. Phát: Chữ thư pháp Tết mang vinh hoa phú quý
Chữ phát (发) chính là phát triển, phất lên trong cuộc sống, trong kinh doanh…có thêm nhiều tiền tài và trở nên giàu có. Vào dịp Tết, Trong nhà treo chữ thư pháp “phát” hàm ý mong muốn cuộc sống được phất lên trở nên sung túc, giàu sang phú quý. Ý nghĩa năm mới nhận nhiều tin vui, đạt nhiều tài lộc.
2.2.5. Thư pháp Tết về sức mạnh tập thể: Chữ Hòa
Hòa nghĩa là hòa hợp, hòa thuận, đôi khi trong một số trường hợp mẹ có thể hiểu đó là vui vẻ, bằng nhau, đều nhau. Tuy nhiên, viết chữ thư pháp Tết chữ Hòa thay lời muốn nói của mẹ đến bé yêu rằng: Sống phải giữ được sự hòa hợp, vui vẻ thì phước lộc mới sinh sôi nảy nở, cuộc sống hạnh phúc được dài lâu, thăng hoa và viên mãn.
2.2.6. Cát: Chữ thư pháp Tết vạn sự như ý
Cát (吉) chỉ sự tốt lành, là điềm lành mang đến sự may mắn, bao hàm cả những việc vui mừng. Mẹ treo chữ thư pháp Tết viết chữ Cát mong muốn về một năm mới luôn lạc quan, vui vẻ, các thành viên trong gia đình sống một cuộc sống dài lâu và hạnh phúc.
2.2.7. Khởi – Chúc bạn lập nghiệp thành danh
Khởi trong câu châm ngôn được khá nhiều người Việt biết đến “Vạn sự khởi đầu nan” mang ý nghĩa là sự khởi đầu. Đây là lời khuyên bảo dù mọi việc khởi đầu đôi lúc không dễ dàng nhưng hãy cố gắng thì kết quả cũng sẽ đạt được như mong đợi. Chữ thư pháp “Khởi” còn mang ý nghĩa là sự bắt đầu chào đón một năm mới, một năm đầy hy vọng và may mắn.
2.2.8. Tài: Chữ thư pháp Tết giúp tiền vào như nước
Chữ Tài (才) biểu trưng cho tài năng, là khả năng làm được một việc chất lượng nào đó. Xin chữ đầu năm mẹ nên chọn chữ tài để thể hiện mong muốn con sẽ thành đạt trong công việc và cuộc sống.
2.2.9. Thư pháp Tết cầu thành công: Chữ Vượng
Chữ Vượng (旺) có nghĩa là thịnh vượng, phát tài phát lộc. Viết chữ ngày Tết với chữ Vượng là thể hiện sự phát triển đi lên. Mẹ có thể tặng bố với mong muốn gia đình mình sẽ làm ăn ngày một đi lên, có được nhiều tài lộc, tình cảm và yêu thương chân thành của các thành viên ngày một lớn hơn.
2.2.10. Phú: Chữ thư pháp Tết cầu tài
Chữ Phú chính là phú quý, hàm ý thể hiện ý muốn cầu tài, cầu lộc. Xin chữ đầu năm là chữ “Phú” mong ước mọi người trong gia đình luôn mạnh khỏe, có tinh thần, sức khỏe tốt để luôn thuận lợi trong công việc để tạo nên một cuộc sống ấm no, giàu có.
3. Chữ thư pháp Tết cho cha mẹ, ông bà
3.1. Thư pháp Tết ý nghĩa: Chữ Phúc
Phúc (福) là phúc đức, tốt lành. Khi xưa, khi nhắc tới chữ Phúc, mẹ chỉ nghĩ là may mắn nếu được ăn no đủ. Nhưng bây giờ, chữ thư pháp Tết “Phúc” mang rất nhiều ý nghĩa khác nhau. Đó vừa là sự vui mừng, nhưng cũng vừa thể hiện khát khao về một cuộc sống và tương lai tốt đẹp, gia đình bình an, hạnh phúc đủ đầy.
3.2. Thọ: Chữ thư pháp Tết cho bậc sinh thành
Chữ Thọ (寿) nghĩa là trường thọ, thường được dùng để chỉ tuổi tác, lời chúc về sự sống lâu dài. Bé xin chữ ngày Tết với chữ Thọ mong muốn bố mẹ, ông bà sức khỏe dồi dào, sống thật lâu về sau để vui cười, hạnh phúc bên con cháu.
3.3. Chữ An mong ba mẹ vui khỏe
Khi nhắc tới chữ thư pháp An (安), mẹ sẽ nghĩ ngay đến an lành – đó là điều mà bất kỳ ai, bất kỳ gia đình nào cũng mong muốn. Chữ An là hy vọng về một cuộc sống an toàn, an nhiên, bình lặng, không hối hả, xô bồ hay tấp nập. Khát khao về một năm mới với nhiều điều tốt đẹp, bình an, gia đình khỏe mạnh thay vì xảy ra những điều xấu.
3.4. Tâm: Chữ thư pháp Tết tỏ lòng
Tâm (心) là tấm lòng là con tim của con người. Mẹ mong con sống phải có lòng bao dung, có sự độ lượng luôn biết nghĩ cho người khác và không đặt lợi ích cá nhân lên trên hết. Biết đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để hiểu và hành xử cho đúng trong mọi vấn đề xảy ra trong cuộc sống.
3.5. Thư pháp Tết cho năm mới yên ả: Bình
Chữ Bình cũng giống như ý nghĩa của bình an, được mẹ lựa chọn khá nhiều để trưng bày trong nhà vào dịp Tết. Bình an có lẽ là điều mà bất kỳ ai cũng đều mong muốn: Bình an là câu chúc của người ở lại dành cho người ra đi, là câu chúc tốt lành trong ngày Tết hay là mong muốn có một cuộc sống bình an. Trong phong thủy nó cũng có tác dụng trong việc xua đuổi những điều không may mắn đón nhận những điều tốt đẹp mang lại sự an nhiên, yên bình cho gia đình.
3.6. Cha, Mẹ: Chữ thư pháp Tết nhớ ơn phụ mẫu
Mẹ có thể lựa chọn chữ thư pháp Tết là cha mẹ nhằm mục đích giáo dục bé luôn nhớ ơn sinh thành, dưỡng dục của ông bà bố mẹ, từ đó sống hiếu thuận, kính trên nhường dưới gia đình êm ấm. Mẹ còn có thể tặng tranh thư pháp chữ cho cha mẹ của mình để thể hiện được tấm lòng kính hiếu của con cháu với cha mẹ đồng thời cũng răn dạy chính bản thân mình luôn nhớ ơn công lao cha mẹ để chăm sóc phụng dưỡng.
3.7. Thư pháp Tết hiện đại: Chữ Gia đình
Gia đình luôn mang một ý nghĩa thiêng liêng, cao cả hơn bao giờ hết. Trong trái tim mỗi người, gia đình luôn là điều quan trọng nhất, là tổ ấm là nơi nuôi dưỡng mỗi con người. Treo chữ “Gia đình” vào dịp Tết cổ truyền thể hiện sự trân trọng và tình yêu chân thành, mong cho gia đình mình sẽ luôn ấm êm, hạnh phúc bên nhau qua rất nhiều mùa xuân về.
3.8. Thư pháp Tết chào năm Nhâm Dần: Chữ Xuân
Chữ Xuân không còn quá xa lạ với bất cứ ai, xuân không chỉ là sự báo hiệu cho một năm cũ đã qua mà còn là hy vọng về một năm mới tươi đẹp phía trước đang chờ đón. Treo chữ Xuân trong nhà vào ngày Tết như đón trọn không khí Tết tươi vui, hạnh phúc về với gia đình, mong ước về một năm mới bình an, may mắn.
3.9. Duyên – Chữ thư pháp Tết mang lại mối quan hệ mới
Duyên (缘) có nghĩa là duyên phận, nguyên do của một mối quan hệ nào đó giữa người này với người kia. Duyên còn nghĩa là số phận, là định mệnh đã sắp đặt hay còn gọi là hữu duyên, có duyên phận.
3.10. Sống – Chữ thư pháp nhắc ta tận hưởng mỗi ngày
Chữ Sống có thể hiểu là sự sống nhưng hàm ý của nó không hề đơn giản như vậy. Không chỉ thể hiện một sức sống mãnh liệt, nó còn mang ý nghĩa là lời nhắc nhở, răn dạy của mẹ về cách sống cho bé yêu. Con phải sống có đức độ, có tình người, biết yêu thương và chia sẻ để tạo nên một cuộc sống ý nghĩa và hạnh phúc.
Mong rằng bài viết sẽ giúp mẹ có thể lựa chọn được chữ thư pháp Tết mang ý nghĩa phù hợp với mong muốn của mẹ và gia đình. Để biết thêm thật nhiều thông tin bổ ích giúp mẹ chuẩn bị chu đáo hơn vào dịp Tết Nguyên Đán 2022, mẹ đừng quên tiếp tục theo dõi Góc của mẹ nhé!
Tham khảo thêm:
Tổng hợp các câu thơ chúc Tết cho bé cực hay
Hoạt động ngày Tết cho cả gia đình trong mùa dịch