36+ Thiết Kế Giếng Trời Đẹp, Tiện Nghi Cho Nhà Phố Xu Hướng 2022
Mục lục bài viết
36+ Thiết Kế Giếng Trời Đẹp, Tiện Nghi Cho Nhà Phố Xu Hướng 2022
Giếng trời đẹp được sử dụng khá phổ biến trong xu hướng thiết kế và trang trí nhà ở hiện đại. Điều này giúp hứng sáng, lấy gió mang đến sự thông thoáng cho không gian, đem đến nguồn sinh khí và tạo phong thủy tốt cho ngôi nhà. Bài viết sau đây của Nội Thất Nhà Đẹp Việt sẽ gợi ý cho bạn một số mẫu giếng trời đẹp, dễ lắp đặt và tối ưu công dụng nhất.
Giếng trời là gì?
Giếng trời là một khoảng không gian được thông từ tầng trệt lên tới mái nhà hoặc các tòa nhà cao tầng, có phương thẳng đứng. Đây là cách làm phổ biến đối với các mô hình nhà cấp 4, nhà phố, nhà ống ở các khu đô thị. Giếng trời không làm phá vỡ kiến trúc vốn có của ngôi nhà mà còn giúp không khí trong nhà được lưu thông, mang lại nguồn sinh khí tránh tình trạng nhà quá bí bách, tù túng.
Ngoài ra giếng trời cũng giúp nhà cửa sạch sẽ và thông thoáng hơn, khắc phục sự chật hẹp của ngôi nhà.
Nguyên tắc thông gió giếng trời
Vị trí và hướng lắp đặt giếng trời
Theo quan niệm phong thủy, giếng trời bên cạnh tính thẩm mỹ cho ngôi nhà còn giúp thu hút tài lộc vào nhà, đem lại may mắn và sức khỏe cho các thành viên trong gia đình. Chính vì vậy mà nguyên tắc thiết kế giếng trời rất được các gia chủ chú trọng.
Nếu nhà bạn khá nhỏ, có thể tiết kiệm diện tích bằng cách lắp đặt giếng trời trong nhà bên cạnh cầu thang, được thiết kế ở vị trí trung tâm ngôi nhà. Điều này giúp ánh sáng tự nhiên và khí trời lan tỏa khắp nhà, mang đến không gian trong lành và mát mẻ.
Hướng đặt giếng trời nên là hướng Đông Nam hoặc hướng Nam, vì đây là những hướng đón được nguồn sáng và luồng không khí ổn định nhất. Kiêng kỵ thi công giếng trời quay về hướng Tây hay hướng Đông.
Thiết kế mái che
Mái che cũng là một bộ phận rất quan trọng khi thiết kế giếng trời, vì vậy gia chủ cần phải lưu ý để tối ưu công dụng của giếng. Nên sử các vật liệu nhẹ làm mái, trong trường hợp làm mái che bằng những vật liệu có trọng lượng nặng cần thiết kế thêm khung giếng để đảm bảo sự chắc chắn và an toàn.
Bên cạnh khi thiết kế giếng trời có mái che nên dùng mái có độ trong suốt để ánh sáng có thể đi vào nhà, lựa chọn mái có độ dốc vừa đủ hoặc dạng vòm để giúp thoát nước mưa và bụi bẩn.
Thiết kế vị trí cửa hợp lý
– Tránh bố trí cửa gió ra và gió vào cùng phía, vì nếu làm vậy gió sẽ quẩn trong lưu thông được. Đối với các căn nhà phố tứ phía đều là nhà san sát nhau, bạn có thể xử lý cửa thoát gió bằng cách chừa một khoảng diện tích nhỏ làm sân sau nhà.
– Thông gió cho các phòng trong nhà bằng những ô trống, cửa sổ càng lớn càng tốt.
– Lỗ hút gió cần được đặt tại vị trí chân tường hoặc vị trí đầu đón gió. Lỗ thoát gió cần được đặt ở điểm cao trong phòng hoặc cuối hướng gió.
– Không được thiết kế phòng chỉ mở cửa một phía.
Kích thước của giếng trời
Giếng trời bao gồm 3 phần là đỉnh, thân và đáy giếng. Không nên xây dựng giếng trời có kích thước quá nhỏ hay quá to, mà nên dao động trong khoảng từ 4m2 đến 6m2. Đối với diện tích giếng trời đẹp chỉ nên chiếm 10% so với diện tích tổng thể của nhà bạn.
Vật liệu làm giếng trời
Các vật liệu được sử dụng để xây dựng giếng trời ngày càng đa dạng và tối ưu hóa nhu cầu người sử dụng. Cho dù là chất liệu gì cũng phải đảm bảo tính thẩm mỹ, giá cả phải chăng nhằm mang lại những lợi ích tốt nhất cho người dùng. Chính những điều này đã cho ra đời tấm lợp giếng lấy sáng polycarbonate.
Loại mái che lấy sáng này được sử dụng phổ biến nhất trong các loại mái che giếng trời hiện có trên thị trường. Bởi chúng sở hữu ưu điểm của kính, đồng thời khắc phục được tất cả nhược điểm của kính. Vật liệu này với vẻ ngoài sang trọng, bền theo thời gian, chịu lực tốt hơn so với kính mà giá thành lại cực kỳ phải chăng. Tất cả những điểm nổi bật trên sẽ mang đến một công trình giếng trời đẹp cho không gian nhà bạn.
Xem thêm: 43+ Mẫu Cầu Thang Nhà Ống 5m Đẹp
Các loại mái che giếng trời
Mái che của giếng là phần khá quan trọng khi thiết kế giếng trời, vừa đảm bảo an toàn cho người sử dụng vừa giúp bụi bẩn hay nước mưa không hắt vào nhà. Dưới đây những loại mái che phổ biến nhất.
Mái che di động
Mái che di động sẽ khiến bạn thoải mái hơn khi sử dụng, chẳng hạn như bạn muốn tận hưởng gió tự nhiên hay muốn ngắm mặt trời đêm đầy sao từ ngôi biệt thự của mình. Trong trường hợp này, mái lợp giếng trời di động sẽ thỏa mãn tất cả các nhu cầu của bạn, có thể điều chỉnh mở ra đóng vào theo ý thích. Tuy nhiên loại mái này sẽ có giá thành đắt hơn một chút.
Mái che cố định
Loại mái che này được sử dụng nhiều nhất, dễ dàng lắp đặt lại có nhiều sự lựa chọn về giá cả. Với kiểu mái che này, gia chủ nên chọn những vật liệu có khả năng lấy sáng và chịu được nhiệt độ tốt. Giải pháp là những tấm lợp lấy sáng poly hay kính cường lực. Ngoài ra nên dán thêm những tấm phim cách nhiệt ở mặt phía trong giếng trời để thoát hơi nóng ra ngoài.
Thiết kế giếng trời không có mái che
Hiện nay xu hướng thiết kế không gian xanh hay tiểu cảnh vào nhà ở rất được ưa chuộng, do đó nhiều gia chủ lựa chọn việc kết hợp giếng trời với phần thông tầng và vườn cây hoặc bể cá trong nhà. Bởi khu vực này không cần mái che để cây xanh, hoa lá được tiếp xúc với môi trường tự nhiên và phát triển. Trang trí thêm cây xanh giúp mang đến không gian thư giãn tuyệt vời, tốt cho sức khỏe và tinh thần của cả gia đình.
Xem thêm: 45+ Mẫu Mặt Tiền Nhà Ống 2 Tầng Hiện Đại
Mẫu thiết kế giếng trời đẹp 2022
Sau đây Nội Thất Nhà Đẹp Việt sẽ gợi ý cho bạn một số mẫu giếng trời đẹp, đơn giản và phù hợp với mọi không gian nhà ở từ nhà phố, nhà ống cho tới các căn biệt thự bề thế, sang trọng. Tùy vào sở thích, nhu cầu cũng như điều kiện kinh tế của gia đình bạn mà sẽ có những sự lựa chọn thích hợp. Cùng khám phá ngay nào.
Mẫu nhà 2 tầng có giếng trời
Nhà có giếng trời cuối nhà
Thiết kế giếng trời cho nhà diện tích nhỏ
Giếng trời đẹp cho biệt thự
Xem thêm: Không Gian Đẹp: Khám Phá Những Yếu Tố Và Gợi Ý Thiết Kế
Như vậy, Nội Thất Nhà Đẹp Việt đã giới thiệu đến bạn những mẫu thiết kế giếng trời đẹp giúp tối ưu không gian và đem lại sự thoáng đãng, mát mẻ cho ngôi nhà của bạn. Ngoài ra để đặt thiết kế và trang trí nội thất theo yêu cầu hay tham khảo thêm nhiều mẫu thiết kế nhà đẹp mới nhất, đừng ngại mà hãy liên lạc với chúng tôi để được tư vấn miễn phí và chi tiết nhất.