4 GIÁ TRỊ CỐT LÕI PHẢI CÓ TRONG VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP
Nội dung
Văn hóa doanh nghiệp gần như là điều xa xỉ trong giai đoạn đầu của một dự án. Tuy nhiên đây là điều mà bạn không thể trì hoãn. Thiết lập văn hoá doanh nghiệp hiệu quả ngay từ ngày đầu là điều cần thiết bởi vì khi doanh nghiệp của bạn bắt đầu phát triển; các giá trị bạn đã “cài đặt” sẽ nhanh chóng lan truyền đến các thành viên mới. Vì văn hóa về bản chất là một hệ thống phân cấp giá trị ngầm định hướng hành vi; nên điều quan trọng là phải xem xét những giá trị cốt lõi bạn muốn nuôi dưỡng và lan tỏa trong tổ chức mới của mình.
1. Văn hoá doanh nghiệp: Khuyến khích “sai lầm”
Khi bạn đang làm việc trên đỉnh cao của một lĩnh vực sáng tạo. Bạn sẽ thấy phương pháp tốt nhất để đạt được nó là thử và sai.
Thử nghiệm nên nằm trong DNA của một công ty khởi nghiệp.
Do đó, khuyến khích thử nghiệm và nuôi dưỡng khả năng chấp nhận rủi ro cao là một ý tưởng rất tốt. Thử nghiệm mang đến sự học hỏi; những người khởi nghiệp thành công nhất là những người học hỏi nhanh nhất.
Việc phạm sai lầm là điều đáng được mong đợi; nhưng không nên khuyến khích việc lặp lại những sai lầm tương tự. Trong cuốn sách “Các nguyên tắc” của mình, Ray Dalio viết rằng đây chính xác này là một trong những văn hoá doanh nghiệp chính giúp ông phát triển DN của mình từ một công ty khởi nghiệp nhỏ thành một trong những quỹ đầu cơ lớn nhất thế giới.
2. Văn hoá doanh nghiệp: Lỏng lẻo trong khuôn khổ – Sự sáng tạo ra đời
Bạn sẽ nghiêm khắc như thế nào trong phép tắc xưng hô, về nghi thức ăn mặc, giờ bắt đầu, v.v.?
Mặc dù những khía cạnh này của văn hóa doanh nghiệp tưởng chừng có vẻ nhỏ bé; nhưng lại vô cùng quan trọng vì chúng định hình thái độ của các thành viên trong doanh nghiệp của bạn và những thái độ này sẽ quyết định hành vi.
Mặc dù có những ưu và khuyết điểm riêng đối với mỗi quyết định; nhưng nhìn chung, bạn nên cố gắng xây dựng một nền văn hoá “lỏng lẻo”, thay vì chặt chẽ.
Một văn hóa chặt chẽ – hay một văn hóa tuân thủ nghiêm ngặt các chuẩn mực xã hội; nói chung là tốt hơn cho hiệu quả, nhưng nó không khuyến khích sự sáng tạo. Nếu bạn muốn các thành viên trong nhóm của mình sáng tạo; họ cần cảm thấy rằng họ không bị bó buộc mọi lúc và họ có quyền tự do đưa ra quyết định của riêng mình và tham gia vào công việc của họ.
3. Ý thức về sự khẩn cấp
Bắt đầu một công ty khởi nghiệp là đang chạy ngược lại thời gian. Vì vậy, bạn không có thời gian để mất. Bạn cần thực hiện càng nhiều thử nghiệm càng tốt nếu bạn muốn tìm ra các giải pháp khả thi.
Sự cân bằng giữa vui chơi, sáng tạo và tính cấp bách là điều khó có thể đạt được vì chúng có thái độ trái ngược nhau. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn đúng.
Sáng tạo cần tự do, nhưng điều này không nên bị hiểu sai – tự do không có nghĩa là thiếu áp lực. Ngược lại – áp lực có thể là một nhân tố sáng tạo, vì nó thúc đẩy mọi người hành động, thay vì lý thuyết.
Thời hạn kèm theo ngày ra mắt hoặc các cuộc họp quan trọng cũng như các mục tiêu KPI là một số công cụ bạn có thể sử dụng để xây dựng cảm giác cấp bách.
4. Khen thưởng
Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng; đạo đức làm việc là rất quan trọng đối với các công ty khởi nghiệp. Nguồn lực quý giá nhất của các dự án ở giai đoạn đầu là thời gian và nỗ lực của cả nhóm. Dành nhiều thời gian và nỗ lực hơn chỉ đơn giản là mang lại nhiều năng suất hơn. Và vì các nhóm khởi nghiệp giai đoạn đầu còn nhỏ nên nỗ lực của một người có thể có tác động lớn đến thành công chung của dự án.
Mặc dù có nhiều cách để thúc đẩy sự làm việc chăm chỉ; nhưng có hai cách quan trọng nhất:
Đầu tiên, bạn cần dẫn dắt bằng ví dụ. Là người sáng lập, bạn không thể thiếu cam kết hơn những người khác trong nhóm.
Thứ hai, bạn cần khen thưởng những người thể hiện thái độ đúng đắn. Bạn có thể làm điều này đơn giản bằng cách khen ngợi họ, nhưng phần thưởng rõ ràng cũng rất quan trọng. Tiền thưởng hiệu suất là những công cụ quan trọng để thúc đẩy sự làm việc chăm chỉ trong doanh nghiệp.