4 Lưu Ý Khi Sửa Chữa, Nâng Cấp Kèn Còi Xe Ô Tô Ở HCM 2023

Khi muốn điều chỉnh âm thanh của còi ô tô cần làm gì?

Ở xe máy hay ô tô, còi xe luôn giữ một vai trò khá quan trọng. Còi xe cũng giống như tín hiệu thông báo khi muốn xin đường, báo cho người điều khiển xe khác biết mình đang di chuyển…Còi xe hiện nay có 2 loại là còi hơi và còi điện. Nếu như còi hơi dùng trên các loại xe tải lớn thì còi điện lại dùng trên ô tô. Rất nhiều chủ xe lựa chọn nâng cấp còi xe ô tô của mình để nó thêm hoàn thiện hơn. Bài viết dưới đây sẽ là lưu ý khi sửa chữa, nâng cấp kèn còi xe ô tô. Bạn đừng vội bỏ qua những thông tin thú vị dưới đây nhé.

Còi xe ô tô cũng là một hệ thống khá quan trọng trên xe

Còi điện ô tô có cấu tạo như thế nào?

Mạch còi điện bao gồm: Còi điện, rơ le còi, khóa điện, ắc quy và nút bấm còi. Khi bạn bật khóa điện và ấn nút bấm còi. Lúc này rơ le còi sẽ đóng tiếp điểm (A) của rơ le để đưa điện vào bên trong còi. Khi này còi sẽ hoạt động và phát ra âm thanh. Khi bạn ngừng bấm nút còi, tiếp điểm của rơ le mở cách mạch điện sẽ làm còi ngừng kêu.

Cấu tạo của còi điện gồm những bộ phận chính như: Nam châm điện, vỏ, tụ điện, tiếp điểm, trụ điều khiển, tấm thép từ, đĩa rung, màng rung, cơ cấu điều chỉnh âm thanh.

Còi điện ô tô cấu tạo gồm nhiều bộ phận khác nhau

Vị trí các chi tiết trong còi điện theo đúng sơ đồ:

1.Loa còi điện;          

  1. Đĩa rung;

  2. Màng thép;

  3. Vỏ còi;

  4. Khung thép,

  5. Trụ đứng;

  6. Tấm thép lò xo;

  7. Lõi thép từ;

  8. Cuộn dây;

10, 12. Ốc hãm;                 

  1. Ốc điều chỉnh;

  2. Trụ điều khiển;

  3. Cần tiếp điểm tĩnh;

  4. Cần tiếp điểm động;

  5. Tụ điện;

  6. Trụ đứng tiếp điểm;

  7. Đầu bắt dây còi;

  8. Núm còi;

  9. Điện trở phụ;

  10. Ắc quy

Kèm còi điện bao gồm rất nhiều linh kiện bên trong

+ Note: 3 Lưu ý khi sửa chữa, thay thế dây an toàn trên ô tô

Khi muốn điều chỉnh âm thanh của còi ô tô cần làm gì?

Âm thanh của còi xe sẽ phụ thuộc vào biên độ và tần số dao động của màng còi. Vì vậy khi khoảng cách khe hở giữa 2 tiếp điểm thay đổi. Cũng đồng nghĩa với việc làm thay đổi tần số đóng mở của tiếp điểm và biên độ dao động của màng.

Thêm vào đó, sức căng của lò xo lá và khe hở giữa lõi thép, khung thép cũng là yếu tố gây ảnh hưởng đến khả năng đóng mở của tiếp điểm. Vì vậy, khi bạn muốn điều chỉnh âm thanh còi điện to hay nhỏ thì bạn có thể điều chỉnh bộ phận ốc điều chỉnh. Sự điều chỉnh này giúp thay đổi tần số dao động của còi. Hoặc bạn cũng có thể điều chỉnh sức căng của lò xo lá và khe hở dưới khung thép, lõi thép.

4 kinh nghiệm điều chỉnh, sửa chữa còi điện ô tô khi còi không kêu

Khi còi điện ô tô không kêu, bạn có thể thử điều chỉnh, sửa chữa nó như sau:

  • Bạn sẽ nối thêm một đoạn dây mát. Lúc này bạn nên cạo sạch nơi gắn còi để nó có thể tiếp xúc với dây mát tốt hơn.

  • Bạn có thể dùng đèn thử một đầu nối mát đầu kia để chạm vào đầu nối BAT. Nếu như nó không xẹt lửa thì chắc chắn bị hở mạch từ ắc quy đến. Còn nếu nó bị xẹt lửa thì bạn dùng đầu dây này để chạm vào đầu H, nếu còi kêu thì có thể xác định là rơ le còi bị hỏng.

  • Nếu thử các biện pháp trên mà còi vẫn không kêu, bạn cần chạm dây này vào cọc bắt dây của còi. Nếu lúc này còi kêu là hở mạch từ rơ le đến còi, còn eneus còi vẫn không thể kêu thì là còi xe bị hỏng.

  • Nếu trường hợp còi ô tô kêu liên tục ma không tắt được thì nguyên nhân là do chạm mát ở đoạn dây rơ le đến nút bấm còi.

Có thể chỉnh sửa còi ô tô nếu nó không kêu hay kêu không thể tắt được

Cách sửa chữa còi điện khi tháo rời

Khi còi điện đã tháo rời, bạn có thể sửa chữa bằng những cách sau:

  • Nếu còi bị cháy, đứt, hở mạch cuộn dây điện từ thì bạn cần cuốn lại dây hoặc thay luôn một cuộn dây mới.

  • Nếu tiếp điểm bị cháy rỗ và tiếp xúc không tốt, không tiếp điện thì cần vệ sinh sạch sẽ tiếp điểm.

  • Còi cũng cần được thay mới khi các lò xo bị yếu, giảm tính đàn hồi, gãy.

Có thể nói, còi xe ô tô là một bộ phận không thể thiếu trên xe. Nó là thiết bị giúp những người điều khiển giao thông khác nhận ra sự có mặt của mình trên tuyến đường. Đồng thời còi xe ô tô còn hỗ trợ xe xin đường dễ dàng hơn. Vì vậy, nếu còi xe bị trục trặc, hư hỏng thì bạn không thể bỏ qua.

Trên đây là thông tin mà chúng tôi muốn chia sẻ đến các bạn về lưu ý khi sửa chữa, thay thế còi xe ô tô. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn có cái nhìn cụ thể hơn và biết cách để bảo quản, bảo dưỡng còi xe của mình thật tốt.

Bạn đang xem bài viết 4 Lưu Ý Khi Sửa Chữa, Nâng Cấp Kèn Còi Xe Ô Tô trong chuyên mục Blog Tổng Hợp của Thanh Phong Auto. Mọi ý kiến đánh giá để dịch vụ các bạn có thể để lại bình luận ngay bên dưới bài viết. Đừng quên xem thêm các bài viết hay khác và chia sẻ đến mọi người cùng biết nhé!