4 nguyên tắc thiết kế ban công nhà ở vừa đẹp vừa hợp phong thủy

Ban công nhà ở là không gian giúp đón gió, đón sáng tự nhiên và đảm bảo phong thủy cho nhà ở. Để tận dụng tối đa những công năng đó, gia chủ nên tìm hiểu thiết kế ban công như thế nào cho hợp lý? Hãy cùng Homedy tìm lời giải đáp qua bài viết dưới đây. 

Tầm quan trọng của thiết kế ban công

Ban công chính là nơi hưởng ánh sáng, khí trời trọn vẹn nhất. Có thể nói khu vực này ảnh hưởng không nhỏ tới gia đình bạn. Nếu khéo léo trong thiết kế, bạn có thể biến không gian thô cứng, nhàm chán thành một khu vườn nhỏ hay nơi để thường thức cuộc sống. Chắc chắn các thành viên trong gia đình bạn sẽ cảm thấy thư thái và thoải mái hơn đó.

Một ban công đẹp sẽ giúp không gian sống của gia đình bạn trở nên ấn tượng và thu hút hơn. Có rất nhiều cách để làm việc này như cho thêm bộ bàn ghế nhỏ cùng tách trà nhâm nhi, hay trồng những cây xanh mang đến cuộc sống thư thái… Tuy nhiên, tất cả các cách này cần tuân thủ theo những nguyên tắc nhất định. 

bancong
Biến ban công thành những góc “chill” ấn tượng

4 nguyên tắc thiết kế ban công đẹp và hợp lý

Khi thiết kế ban công, dù căn hộ/ngôi nhà có diện tích lớn hay nhỏ cũng cần phải tuân theo những nguyên tắc nhất định. Dưới đây là 4 nguyên tắc được ứng dụng nhiều nhất trong thiết kế:

Đảm bảo kích thước ban công tiêu chuẩn

Trong Quyết định số 04/2008/QĐ-BTBXD của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, tại mục 2.8.10. Phần nhà được phép nhô quá chỉ giới đường đỏ trong trường hợp chỉ giới xây dựng trùng với chỉ giới đường đỏ, thì kích thước ban công phải đáp ứng các yêu cầu nhất định.

Vì vậy, khi bạn thiết kế xây dựng ban công cần đảm bảo các yêu cầu sau:

– Trong khoảng không lấy từ mặt vỉa hè lên tới độ cao 3,5m, mọi bộ phận của nhà đều không được nhô ra quá chỉ giới đường chỉ đỏ, trừ các trường hợp: Từ độ cao 1m trở lên, tất cả các bậu cửa, gờ chỉ, phần trang trí được phép vượt đường đỏ không quá 0,2m.

– Trong độ cao từ 3,5m (so với mặt vỉa hè) trở lên, các bộ phận cố định của ngôi nhà như ban công, ô-văng, sê-nô, mái đua… được vượt quá chỉ giới đường đỏ theo các điều kiện sau:

Độ vươn ra được đo từ chỉ giới đường đỏ tới mép ngoài cùng của phần nhô ra, phải được nhỏ hơn chiều rộng vỉa hè ít nhất 1,0m, phải đảm bảo các quy định về an toàn mạng lưới điện và tuân thủ quy định về quản lý xây dựng áp dụng cụ thể cho khu vực;

Vị trí độ cao và độ vươn ban công phải thống nhất hoặc tạo được nhịp điệu trong hình thức công trình kiến trúc.
Trên phần nhô ra chỉ được làm ban công, không được che chắn tạo thành lô-gia hay buồng ở.
Đối với nhà mặt phố có vỉa hè, ban công cần có độ cao so với vỉa hè là lớn hơn hoặc bằng 3,5m, cách mép vỉa hè tối thiểu 1m.

Xác định phong cách trước khi thiết kế ban công

Trong nguyên tắc thiết kế ban công, việc xác định phong cách thiết kế rất quan trọng. Điều này giúp bạn khai thác hợp lý diện tích không gian mà không làm mất tính thẩm mỹ của ngôi nhà. 

Ví dụ: Bạn chọn phong cách thiết kế ban công Á Đông, cách thiết kế sẽ theo xu hướng mềm mại kết hợp với cây xanh tự nhiên.

Nếu bạn chọn phong cách thiết kế ban công châu Âu, cách thiết kế sẽ hướng đến những đường thẳng và nội thất hiện đại.

thiet-ke-ban-cong
Thiết kế ban công hơi hướng Á Đông

Thiết kế ban công phù hợp phong thủy

Tùy theo tuổi, mệnh của gia chủ mà nguyên tắc thiết kế ban công sao cho hợp phong thủy sẽ khác nhau. Phần lớn, các ngôi nhà sẽ lựa chọn ban công hướng Đông để mang tài lôc cho gia đình. Bởi đây là hướng mặt trời mọc mang lại nguồn năng lượng tích cực và cũng mang đến ánh sáng tốt lành buổi sáng. Từ đó, giúp các thành viên gia đình có thêm nguồn năng lượng tích cực. 

Ngoài ra, hướng Nam cũng là hướng được lựa chọn nhiều để xây ban công bởi mang đến không khí trong lành, mát dịu và phong thủy tốt.

2 hướng Bắc và Tây nên tránh. Vì nếu xây ban công hướng Bắc ngôi nhà sẽ hứng những cơn gió lạnh, mưa bão của thời tiết thất thường, ảnh hưởng đến sức khỏe. Ban công hướng Tây bị ánh nắng mặt trời chiếu cả ngày, khó tản nhiệt, làm không khí trong nhà không tốt.

Thiết kế ban công đảm bảo tính tiện dụng

Bạn hoàn toàn có thể thiết kế ban công đảm bảo tính tiện dụng bằng cách chú ý đến nhu cầu giải trí của gia đình. Ví dụ, nếu bạn yêu thích ngồi ngắm thiên nhiên, có thể thiết kế ban công kèm bộ bàn ghế nhỏ. Nếu bạn thích có nguồn rau sạch, có thể thiết kế ban công thành nơi trồng rau đê gần gũi với thiên nhiên. 

thiet-ke-ban-cong-1
Thiết kế ban công mang tính tiện dụng

Những lưu ý khi trồng cây xanh ở ban công nhà đẹp

Cây xanh giúp ban công trở nên đẹp và thu hút hơn. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách trồng cây xanh hợp lý. Dưới đây là một số hướng dẫn: 

Lựa chọn cây trồng có khả năng chịu nhiệt, chịu nắng: vì ban công là nơi đón nhiều nắng gió nên khi trồng cây bạn nên lựa chọn được những loại cây có sức chịu nắng tốt như xương rồng, hoa 1o giờ, hoa đá, hoa sứ,…

Lựa chọn kích thước cây trồng: vì ban công là nơi có kích thước rất nhỏ nên bạn chỉ nên lựa chọn những loại cây trồng có kích thước phù hợp để trang trí giúp làm nổi bật không gian xanh của bạn.

Trồng cây dây leo ban công: nếu bạn có ý tưởng trang trí ban công bằng cây dây leo thì nên lựa chọn những cây chịu hạn tốt, có kích thước nhỏ để tránh tạo sức nặng lớn lên giàn. Một số loại cây phù hợp như tóc tiên, huỳnh anh, huỳnh đệ,…

Hãy ứng dụng những nguyên tắc thiết kế ban công trên để lên ý tưởng thiết kế một ban công ấn tượng, đẹp và hợp phong thủy nhất. Chúc bạn có được một  ban công ưng ý!