4 rủi ro thường gặp khi cho trẻ chơi xe điện cân bằng • Hello Bacsi

2. Chấn thương sọ não

Khi đi xe điện cân bằng, nguy cơ té ngã là rất cao. Nếu không được bảo hộ kỹ, khi ngã, đầu của người chơi sẽ dễ bị đập xuống đất, dẫn đến hôn mê, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến chấn thương sọ não. Thực tế, những tai nạn như thế này không phải là điều hiếm gặp. Tháng 10/2016, trên khu vực phố cổ Hà Nội, một cô gái đi xe điện cân bằng đã bị trượt ngã, đập đầu xuống đất nằm bất tỉnh. Cô gái trẻ sau đó được đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội).

Xe điện cân bằng

3. Gãy xương

Gãy tay là một trong số những tai nạn phổ biến nhất. Vào đầu năm 2017, tại phố đi bộ hồ Gươm, một bé trai 8 tuổi đã ngã gãy tay khi chơi xe điện cân bằng. Nguyên nhân gây ra tình trạng này thường là do trẻ chống tay xuống đất khi gặp phải sự cố trong quá trình thao tác.

Bên cạnh đó, một số bạn trẻ tuổi teen còn có tâm lý thử thách và chinh phục. Vì vậy, trẻ thích thực hiện các động tác khó như nhảy bật khi đang di chuyển, trượt trên chướng ngại vật như lan can… Đây là những động tác nguy hiểm, rất dễ bị va đập, té ngã và gây ra các chấn thương nghiêm trọng như gãy chân, tổn thương dây chằng…

4. Trầy xước, bong gân

Lúc mới bắt đầu, do chưa quen, té ngã là chuyện bình thường. Nếu không mang các vật dụng bảo hộ, ở mức độ nhẹ, trẻ có thể bị trầy xước chân tay, bầm giập, để hồi phục cũng phải mất từ 1 đến 2 tuần. Nếu nặng hơn như bong gân, trật khớp, thời gian hồi phục sẽ kéo dài từ 4 đến 8 tuần.

Nguyên tắc an toàn khi cho trẻ chơi xe điện cân bằng

Không chỉ Việt Nam, các vụ tai nạn do xe điện cân bằng cũng xuất hiện rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới. Theo Hiệp hội An toàn tiêu dùng Mỹ (PSCS), tại quốc gia này trong tháng 12/2015 đã có 12 sự cố liên quan đến xe điện tự cân bằng. Chính vì vậy, để đảm bảo an toàn khi cho trẻ chơi trò chơi này, bạn cần nhớ một số lưu ý sau:

  • Nếu có ý định “đầu tư” cho trẻ một chiếc xe điện cân bằng, bạn nên chọn loại xe có chất lượng tốt để tránh hiện tượng cháy nổ, có thể gây ra những tai nạn đáng tiếc cho cả trẻ và gia đình.

  • Khi cho trẻ chơi, bạn cũng nên chú ý mua cho trẻ một đôi giày thích hợp, có độ bền cao, đế phẳng làm bằng cao su để tăng độ bám khi đứng trên ván trượt. Tránh cho trẻ đi dép lê hoặc dép quai hậu bởi những loại dép này có thể gây đau gót và dễ té ngã.

  • Khi chơi, bạn nên yêu cầu trẻ dùng các thiết bị bảo hộ như mũ bảo hiểm, tấm đệm đầu gối và khuỷu tay để tránh bị các chấn thương nghiêm trọng nếu lỡ té ngã.

  • Cho trẻ chơi ở những khu vực bằng phẳng, những nơi dành riêng cho các hoạt động trượt ván, đi xe điện. Không chơi ở nơi đông người, nơi có các vết nứt lớn, mương, rãnh, ổ gà để tránh nguy cơ gây tai nạn cho cả bản thân lẫn người xung quanh.

  • Không cho trẻ dưới 5 tuổi chơi xe điện cân bằng vì ở độ tuổi này, trẻ chưa có sự phối hợp tốt trong vận động nên dễ gặp phải các chấn thương. Với trẻ từ 6 đến 12 tuổi, cần phải có cha mẹ hay người thân giám sát khi chơi.

Ngân Phạm/ HELLO BACSI