4 ứng dụng an toàn được hacker khuyên dùng

Tất cả thông tin người dùng được bảo mật theo quy định của pháp luật Việt Nam. Khi bạn đăng nhập, bạn đồng ý với Các điều khoản sử dụng và Thoả thuận về cung cấp và sử dụng Mạng Xã Hội .

Hãy đăng nhập để comment, theo dõi các hồ sơ cá nhân và sử dụng dịch vụ nâng cao khác trên trang Tin Công Nghệ của Thế Giới Di Động

Bạn vui lòng chờ trong giây lát…

4 ứng dụng an toàn được hacker khuyên dùng

08/06/13

2 bình luận

Hẳn bạn có biết vụ lùm xùm về việc cơ quan an ninh Mĩ theo dõi người dùng di động. 9 ông lớn công nghệ bị “khai thác dữ liệu” bao gồm Microsoft, Yahoo, Google, Facebook, AOL, Skype, YouTube, Apple và PalTalk.

Google và Facebook khẳng định còn chưa hề nghe đến chương trình theo dõi này. Không chỉ các ông lớn, ngay cả người dùng cũng bất ngờ. Dĩ nhiên là người dùng luôn biết chính phủ giám sát hoạt động của mình nhưng chi tiết, gắt gao như vụ việc vừa rồi thì thật… sốc.

Cây bút Violet Blue đã liên lạc với vài người, nhờ họ “tư vấn” xem liệu có cách nào “giảm nhẹ” sự theo dấu hay không. Những người được hỏi đều là chuyên gia làm việc trong môi trường bảo mật cao. Sau vài tràng cười, họ cung cấp tên của 4 ứng dụng đã được kiểm tra, chạy thử và đang được cài đặt trong smartphone của chính mình.

Cùng xem các ứng dụng an toàn được chính

Và sau đây là 4 ứng dụng “thường ngày” được các chuyên gia an ninh mạng sử dụng và “giới thiệu”. Ba ứng dụng cho Android đều miễn phí, 2 ứng dụng đầu tiên sắp có phiên bản cho iOS còn ứng dụng cho iOS có giá 0.99 USD.

1. TextSecure :: Private SMS/MMS (Android)

TextSecure :: Private SMS/MMS

TextSecure mã hóa tin nhắn văn bản SMS và tin nhắn đa phương tiện MMS trên điện thoại trước khi truyền nó đi vào mạng di động. Giao diện TextSecure hoàn toàn tương đồng với ứng dụng nhắn tin truyền thống, rất dễ sử dụng.

TextSecure cung cấp một ứng dụng nhắn tin an toàn, riêng tư thay thế ứng dụng gốc. Tất cả tin nhắn sẽ được mã hóa ngay lập tức khi TextSecure được cài vào smartphone – các tin nhắn cũ vẫn còn lưu một bản trong máy (không mã hóa) và bạn có thể quyết định có xóa chúng hay không.

TextSecure là ứng dụng nhắn tin SMS/MMS duy nhất sử dụng giao thức mã hóa nguồn mở, sẽ giữ tin nhắn của bạn an toàn cả trong quá trình gửi đi và khi đã lưu trên máy. Mỗi lần mở TextSecure, bạn sẽ được yêu cầu nhập một mật mã đã quy định lúc mới cài đặt thế nên dù có mất điện thoại, tin nhắn của bạn vẫn an toàn.

Gỡ bỏ TextSecure, toàn bộ tin nhắn đã mã hóa cũng sẽ biến mất.

2. RedPhone :: Secure Calls (Android)

RedPhone :: Secure Calls

Một ứng dụng khác đến từ nhóm đã phát triển TextSecure, RedPhone là ứng dụng mã hóa cuộc gọi giữa 2 đầu, đảm bảo cuộc trò chuyện của bạn không bị nghe lén. Cũng như TextSecure, RedPhone dùng số điện thoại thông thường để gọi và nhận cuộc gọi. Thay vì mở ứng dụng gọi điện mặc định, giờ đây bạn mở RedPhone.

Để thực hiện cuộc gọi qua bảo mật cao nhất qua RedPhone, yêu cầu cả 2 máy gọi và máy nghe đều phải cài RedPhone, còn không thì chỉ bảo mật… nửa vời. Ngoài ra chỉ có thể thực hiện cuộc gọi khi mở đang dùng wifi hoặc 3G vì RedPhone thực hiện thêm thao tác định danh qua internet.

3. Onion Browser (iOS)

Onion Browser

Onion Browser là trình duyệt web được bảo mật dựa trên Tor, cung cấp thêm một số công cụ giúp duyệt web an toàn, ẩn danh. Website sẽ không thấy được địa chỉ IP thật của bạn. Kết nối được mã hóa từ trước khi rời thiết bị.

Bạn cũng có thể dùng Onion Browser để vượt qua tường lửa: truy cập toàn bộ internet, cả những nơi Google cũng không tìm thấy (hay gọi Deep Web hay Dark Net) – những trang web chỉ tồn tại trên mạng Tor.

Các công cụ hỗ trợ sự riêng tư còn bao gồm che dấu nhận dạng thiết bị, khóa cookie từ bên thứ ba, đổi IP và xóa lịch sử, cookie, cache chỉ với 1 chạm.

Onion Browser có thể xem như phiên bản di động cho iOS của Tor Browser trên máy tính.

4. Orbot (Android)

Orbot

Orbot là ứng dụng proxy “tăng lực” cho các ứng dụng khác trong môi trường mạng. Cũng sử dụng hệ thống mạng Tor, Orbot mã hóa dữ liệu và giấu thông tin bằng cách “nhảy” giữa các máy tính. Đây cũng là ứng dụng chính thức của The Tor Project.

Thay vì kết nối trước tiếp vào mạng riêng ảo VPN và proxy. Orbot cần thêm chút thời gian, nhưng “chút” này hoàn toàn xứng đáng vì sau khi Orbot hoàn tất “công việc”, các ứng dụng của bạn hoàn toàn “vô hình” khi tham gia vào internet.

Ví dụ, kết hợp Orbot với Orweb sẽ cung cấp mức bảo mật tối đa khi duyệt web bằng di động. Kết hợp Orbot và Gibberbot, bạn có thể chat với bạn bè một cách an toàn nhất dù người bạn đó đang dùng ứng dụng nào (Facebook, Google, Jabber…) trên bất kì nền tảng nào (Android, iPhone, Mac, Linux, Windows).

Bạn cũng có thể dùng các ứng dụng thông thường thông qua mạng Tor, miễn là ứng dụng có hỗ trợ tính năng dùng proxy.

Nhưng dù có hay không có các ứng dụng này, nếu muốn thì chính phủ, với những công cụ giải mã chuyên dụng cực kì mạnh mẽ vẫn có thể “lần ra” nếu bạn dùng chúng vào mục đích xấu.

Hãy để lại thông tin để được hỗ trợ khi cần thiết (Không bắt buộc):

Anh
Chị

Xổ số miền Bắc