5 bí mật trong thiết kế nội thất nhà phong cách nhật bản | Vatgia Hỏi & Đáp

Ngày nay những ngôi nhà với phong cách thiết kế Nhật Bản đang dần được ưa chuộng bởi sự kết hợp tuyệt vời giữa yếu tố tự nhiên vào trong nhà để mang đến sự tao nhã, thanh tịnh trong thiết kế. Bạn có từng thắc mắc điều gì đã làm nên sự cuốn hút bất ngờ của phong cách thiết kế đó chưa? Hãy cùng tìm hiểu những bí mật trong thiết kế nội thất nhà theo phong cách Nhật Bản nhé.

1. Tạo những khoảng trống trong ngôi nhà

Với xu hướng tối giản trong từng đường nét trang trí, người Nhật thường rất ít sử dụng nội thất cầu kỳ, rườm rà để tránh sự lộn xộn, rối rắm cho không gian sống của mình. Và nếu bạn quan sát kỹ hơn những ngôi nhà theo phong cách Nhật thì sẽ thấy trong phòng khách họ không trang trí bất kỳ thứ gì trên sàn nhà mà thường trải chiếu tatami – Dòng chiếu này được làm từ rơm khô sẽ mang đến sự thanh lịch đơn giản và thân thiện cho không gian sống.

Những vật dụng tối thiểu có trong nội thất phòng khách như: bàn bằng gỗ, đệm ngồi, tủ đựng đồ, hay 1 số loại futon – loại thảm bông mỏng sẽ được xếp lại cẩn thận và cất giữ trong tủ oshiire có màu sắc tương đồng với màu bức tường, tạo được không gian mở rộng và không thể làm xao nhãng, phân tâm sự chú ý của người khác. Và với một lối trang trí đơn giản như vậy thì khi dọn dẹp vệ sinh bạn sẽ ít tốn công sức hơn rất nhiều đó.

2. Ngôi nhà luôn có tính thống nhất

Những ngôi nhà ở Nhật Bản sẽ thường không phân chia ngăn cách các phòng bằng tường ngăn mà sẽ thường sử dụng fusuma – Đây là những tấm trượt rất nhẹ có chức năng hoạt động như cửa và tường. Dòng cửa này được làm từ thanh tre, giấy gạo để tạo ra sự thống nhất và xuyên suốt cho ngôi nhà cũng như thuận tiện trong việc di chuyển qua lại giữa các gian phòng..

Hơn nữa, Fusuma còn có thể di chuyển vô cùng linh hoạt thế nên sẽ giúp người Nhật dễ dàng thay đổi diện tích phòng cũng như phong cách trang trí trong ngôi nhà của họ bất cứ khi nào họ muốn. Và cũng chính vì tính linh hoạt này nên có thể tối ưu hóa không gian nhà ở cho người sử dụng. Một gian phòng sẽ có thể biến thành phòng ngủ vào ban đêm và phòng khách vào ban ngày chỉ với vài thao tác di chuyển đồ đạc đơn giản.

3. Đưa thiên nhiên vào trong ngôi nhà

Nếu bạn có để ý trong phong cách thiết kế này sẽ thường có những khu vườn trồng cây xanh kết nối với không gian nhà ở ngay phía trước cửa chính. Nên chỉ cần ngồi trong nhà là bạn đã có thể dễ dàng ngắm được khu vườn thân yêu của mình. Và giữa khu vườn và căn nhà được ngăn cách bởi tấm cửa trượt để bạn có thể dễ dàng đưa thiên nhiên vào trong nhà khi điều kiện thời tiết tốt.

Nhằm giúp cho ngôi nhà luôn trở nên tươi mát, gần gũi với tự nhiên thì nội thất nhà phong cách nhật bản luôn sử dụng những dòng vật liệu thân thiện với thiên nhiên từ gỗ, tre, giấy tráng, bông…vừa rẻ hơn mà còn có thể dễ dàng sửa chữa thay thế khi chẳng may hỏng hóc.

4. Đưa ánh sáng vào trong ngôi nhà

Trong bất kỳ phong cách thiết kế nào thì yếu tố ánh sáng đưa vào phòng luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu.Trong thiết kế nội thất nhà phong cách nhật bản luôn có những khoảng sáng lờ mờ được xuyên qua những bức tường để phản chiếu vào trong ngôi nhà nhằm đảm bảo nguồn ánh sáng tự nhiên cho căn nhà của bạn.

Những bức tường đều được làm từ những dòng vật liệu bán trong suốt nhằm khuếch tán ánh sáng qua những khung ván.

5. Đưa phong cách tối giản trong nhà ở

Những ngôi nhà Nhật thường không quá chú trọng đến yếu tố bên ngoài mà thay vào đó họ càng chú ý hơn đến sự thoải mái, nhẹ nhàng trong tâm hồn của mình. Khi thiết kế một ngôi nhà như vậy thì thứ bạn quan tâm là những thứ đồ đơn giản và cần thiết hằng ngày mà không cần quá cầu kỳ và sử dụng quá nhiều những tông màu sáng sặc sỡ.

Còn những món đồ trang trí quan trọng như các bản điêu khắc thu nhỏ, chữ viết tượng hình hieroglyph sẽ thường được để ở một nơi cố định gọi là tokono. Tất cả đều được sắp xếp hữu ích vì nó sẽ giúp được chủ nhân ngôi nhà hướng đến tư duy nghệ thuật, và trân trọng những điều đẹp đẽ trong nhà.

Hy vọng với bài viết trên đây có thể giúp bạn có được một phong cách thiết kế nội thất nhà ở phù hợp nhất với không gian sống và sở thích của bản thân nhé!