5 bước đánh giá rủi ro – STVN (Công ty TNHH An toàn lao động Việt Nam)

Rủi ro chính là sự kết hợp giữa mức độ nguy hiểm và tần suất xảy ra hoặc có thể xảy ra.
Đánh giá rủi ro tại nơi làm việc là một trong những công cụ chính giúp nâng cao điều kiện an toàn và sức khỏe nghề nghiệp tại nơi làm việc. Do đó, hoạt động này đóng vai trò qua trọng trong việc bảo vệ người lao động và doanh nghiệp, cũng như tuân thủ pháp luật ở nhiều nước. Nó giúp mọi người tập trung vào những rủi ro có nguy cơ gây tác hại lớn tại nơi làm việc.

Thực hiện tốt đánh giá rủi ro tại nơi làm việc chính là biện pháp bảo vệ người lao động, hạn chế số vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
1. Khái niệm đánh giá rủi ro
Đánh giá rủi ro đơn giản là việc kiểm tra cẩn thận những điều gì có thể gây hại tới mọi người tại nơi làm việc. Nó giúp cân đối xem liệu chúng ta đã thực hiện đủ các biện pháp phòng ngừa hay chưa; liệu có cần thêm các biện pháp phòng ngừa khác để tránh tổn hại tới mọi người, bao gồm người lao động và cộng đồng.

2. Các bước đánh giá rủi ro
Theo ILO, có 5 bước đánh giá rủi ro tại nơi làm việc:
Bước 1: Xác định các mối nguy hiểm
Bước 2: Xác định những người có thể bị ảnh hưởng và ảnh hưởng như thế nào
Bước 3: Đánh giá rủi ro – xác định và quyết định các biện pháp kiểm soát rủi ro về an toàn và sức khỏe
Bước 4: Ghi lại người chịu trách nhiệm thực hiện biện pháp kiểm soát rủi ro và khung thời gian.
Bước 5: Ghi lại những phát hiện, giám sát và rà soát việc đánh giá rủi ro và cập nhật khi cần thiết.
Trong tất cả các trường hợp, người sử dụng lao động phải đảm bảo rằng người lao động và/hoặc đại diện của họ tham gia hoàn toàn vào quy trình này. Họ sẽ có thông tin hữu ích về việc làm như thế nào để việc đánh giá rủi ro một cách toàn diện và hiệu quả hơn.
* Một số lưu ý khi đánh giá rủi ro
– 
Mối nguy hiểm là bất cứ điều gì có khả năng gây hại, như hóa chất, điện, làm việc trên cao, máy móc không được bảo vệ, ngăn kéo để mở, công việc yêu cầu cao và căng thẳng
– Rủi ro là khả năng, có thể cao hoặc thấp, mà một người nào đó có thể bị ảnh hưởng bởi những mối nguy hiểm đã nêu trên và những mối nguy hiểm rủi ro khác cùng với một dấu hiệu về mức độ nghiêm trọng của những mối nguy hiểm này.
a) Bước 1: Xác định các mối nguy
Việc đầu tiên là cần xác định những tổn hại mà người lao động làm việc tại doanh nghiệp cũng như khách đến thăm có thể gặp phải. Có thể thực hiện bằng cách khảo sát nơi làm việc và xác định các mối nguy. Nếu không xác định các mối nguy hiểm thì không thể kiểm soát được những mối nguy này. Khi bạn làm việc lâu dài ở cùng một nơi, bạn rất dễ bỏ qua một số mối nguy hiểm, vậy nên cần:
– Đi xung quanh khu vực làm việc và nhìn vào những nơi có thể gây nguy hiểm. Bạn phải đảm bảo rằng tất cả các hoạt động làm việc thường xuyên và không thường xuyên đều được xem xét, ở tất cả các khu vực.
– Đảm bảo người lao động hoặc người đại diện của họ mô tả những mối nguy hiểm trong công việc của họ. Chính người lao động cũng có thể chia sẻ cách phòng ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, họ có thể để ý những điểm mà người sử dụng lao động hoặc đơn vị đánh giá rủi ro không nhìn thấy ngay lập tức.
– Các hiệp hội nghề nghiệp cũng có thể đưa ra lời khuyên hữu ích vì vậy, nên liên lạc với họ
– Kiểm tra các hướng dẫn của nhà sản xuất, nhà cung cấp hoặc các bảng dữ liệu về hóa chất vì chúng có thể rất hữu ích trong việc xác định các mối nguy hiểm một cách dễ dàng và đặt chúng vào hoàn cảnh với đúng thực tế.
– Rút kinh nghiệm từ các bệnh nghề nghiệp và tại nạn lao động đã xảy ra. Việc này giúp bạn xác định được những mối nguy hiểm tiềm ẩn mà hiện ra không rõ ràng.
– Bên cạnh những mối nguy hiểm liên quan đến an toàn, hãy chú ý tới những mối nguy hiểm lâu dài đối với sức khỏe.
b) Bước 2: Xác định những người có thể bị ảnh hưởng và ảnh hưởng như thế nào
Người đánh giá rủi ro cần xác định được với mỗi mối nguy hiểm, ai là người bị ảnh hưởng và ảnh hưởng như thế nào. Với mỗi nhóm, bạn hãy xác định xem họ có thể bị ảnh hưởng như thế nào, tức là loại tổn thương hoặc bệnh nghề nghiệp có thể xảy ra:
– Một số lao động có yêu cầu đặc thù như người lao động trẻ, lao động mới phụ nữ đang nuôi con nhỏ hoặc đang mang thai, người khuyết tật có thể phải đối mặt với những rủi ro đặc thù.
– Nhân viên tạp vụ, khách đến thăm, các nhà thầu, công nhân bảo dưỡng… là những người có thể không ở nơi làm việc toàn thời gian.
– Liệu những  người khác trong cộng đồng có bị ảnh hưởng vì những hoạt động của doanh nghiệp hay không
– Nếu như tổ chức của bạn dùng chung nơi làm việc với cơ quan khác, hãy chú ý việc hoạt động của tổ chức có ảnh hưởng tới họ không, cũng như họ có ảnh hưởng đến bạn không và ảnh hưởng như thế nào, hai bên nên cùng nói chuyện, trao đổi.
– Hãy hỏi người lao động xem liệu còn đối tượng nào khác chưa được liệt kê không.
c) Bước 3: Đánh giá rủi ro – xác định và quyết định về các biện pháp kiểm soát rủi ro an toàn và sức khỏe
Khi đã phát hiện được mối nguy hiểm, người đánh giá phải quyết định sẽ làm gì với những mối nguy hiểm đó.
Trước hết, hãy xem xét những biện pháp kiểm soát rủi ro về an toàn và sức khỏe đã được áp dụng và tổ chức thực hiện ra sao. Sau đó, bạn hãy so sánh với chuẩn thực hành tốt và rà soát xem liệu bạn có thể cải thiện điểm nào để nâng cao tiêu chuẩn tại nơi làm việc. Để làm được việc này, người đánh giá rủi ro nên xem xét:
– Chúng ta có thể loại bỏ hoàn toàn mối nguy hiểm được không?
– Nếu không loại bỏ được, làm thế nào chúng ta có thể kiểm soát rủi ro để mối nguy hại không có khả năng xảy ra?
Khi kiểm soát rủi ro, bạn hãy làm theo từng bước, nếu có thể thì bạn hãy làm theo trình tự sau:
– Thử dùng phương án ít rủi ro hơn (ví dụ như chuyển sang sử dụng hóa chất ít độc hại hơn); thay thế rủi ro.
– Tránh tiếp cận mối nguy hiểm (bố trí nhân viên bảo vệ…)
– Tổ chức công việc làm sao để giảm việc tiếp xúc với mối nguy hiểm, áp dụng các phương pháp làm việc an toàn
– Cung cấp các thiết bị chăm sóc
– Cấp phát phương tiện bảo vệ cá nhân (quần, áo, giày dép, kính bảo vệ…) miễn phí có người lao động.
Việc nâng cao an toàn và sức khỏe cho người lao động là một biện pháp hữu hiệu mà lại rất tiết kiệm. Người sử dụng lao động và người lao động cùng nhau thực hiện đánh giá rủi ro sẽ giúp đảm bảo rằng các biện pháp kiểm soát rủi ro sẽ phát huy hiệu quả trong thực tế và không nảy sinh những mối nguy hiểm mới. Bạn nên ghi nhớ rằng tất cả người lao động, kể cả cán bộ quản lý, đều cần được đào tạo về các biện pháp kiểm soát rủi ro đang được áp dụng để đảm bảo an toàn rằng những biện pháp này được triển khai phù hợp.
d) Bước 4: Ghi lại người chịu trách nhiệm thực hiện biện pháp kiểm soát rủi ro và khung thời gian
Nếu người đánh giá quyết định thêm các biện pháp kiểm soát bổ sung, người đó phải thực hiện hành động đảm bảo các biện pháp đó được thực hiện hành động đảm bảo cho từng cá nhân cụ thể, cũng như phân bổ khung thời gian để thực hiện. Ngày thực hiện cũng cần được ghi lại.
Hoàn thành đánh giá rủi ro là một bước quan trọng, nhưng hành động dựa trên kết quả của đánh giá rủi ro lại sẽ tạo ra sự thay đổi nhằm xóa bỏ hoặc hạn chế tới mức thấp nhất các rủi ro và nguy cơ liên quan tới công việc.
Người đánh giá rủi ro có thể sẽ xác định được một số biện pháp kiểm soát mới cần thiết và doanh nghiệp có thể không có nguồn lực để thực hiện tất cả các biện pháp đó ngay lập tức. Doanh nghiệp có thể ngay lập tức thực hiện một số biện pháp kiểm soát bổ sung với nguồn lực hạn chế ví dụ như đảm bảo tăng cường công tác quản lý, bỏ/định tuyển lại cáp treo… Các biện pháp khác sẽ xếp theo thứ tự ưu tiên dựa trên mức độ rủi ro.
Nên xây dựng kế hoạch hành động để làm những việc quan trọng trước, kế hoạch hành động có thể gồm các mục như:
– Một số cải tiến ít tốn kém và dễ thực hiện ngay, đóng vai trò là giải pháp tạm thời cho đến khi có biện pháp kiểm soát đáng tin cậy hơn được áp dụng
– Các giải pháp dài hạn đối với những rủi ro có nhiều khả năng gây tai nạn lao động hay bệnh nghề nghiệp
– Những giải pháp dài hạn đối với các rủi ro có khả năng gây hậu quả nghiêm trọng
– Sắp xếp tập huấn cho người lao động về những rủi ro chính còn tồn tại và cách thức kiểm soát chúng
– Kiểm tra thường xuyên để đảm bảo rằng những biện pháp kiểm soát vẫn được duy trì.
e) Bước 5: Ghi lại những phát hiện, giám sát và rà soát đánh giá rủi ro và cập nhật khi cần thiết
Ghi lại và trình bày các phát hiện, viết ra những gì người đánh giá xác định được và quyết định từ bước 1 đến bước 4. Bản ghi này nên luôn sẵn sàng để người lao động, người giám sát và thanh tra lao động có thể tiếp cận được.
Cần phải sắp xếp để giám sát hiệu quả các biện pháp kiểm soát rủi ro. Một cách thực hiện điều này là thông qua các cuộc kiểm tra tại nơi lm việc. Thậm chí, khi tiến hành bước 3, người đánh giá có thể xác định nhu cầu phải thực hiện các cuộc kiểm tra nơi làm việc hàng ngày/ hàng tuần/ hàng tháng như một trong các biện pháp kiểm soát bắt buộc.
Chỉ một số ít nơi làm việc là không bao giờ thay đổi. Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, thường có các thiết bị mới, vật tư và quy trình mới được đưa vào sử dụng và điều này có thể dẫn đến những mối nguy hiểm mới. Do vậy, bạn cần phải liên tục rà soát những gì đang được thực hiện. Khoảng mỗi năm một lần, bạn nên rà soát tổng thể xem các đánh giá trước đó còn hiệu lực hay không. Việc này sẽ đảm bảo rằng các tiêu chuẩn về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp vẫn đang được cải tiến hoặc ít nhất là không bị tụt hậu.
Nên kiểm tra lại cuộc đánh giá rủi ro lần nữa xem có sự thay đổi nào không? Còn điểm nào cần cải thiện không? Người lao động có xác định được những vấn đề khác không? Những cuộc điều tra tai nạn lao động hoặc sự cố suýt tai nạn lao động xác định được những bất cập trong quản lý vệ sinh an toàn lao động hay không? Bạn phải đảm bảo rằng việc đánh giá rủi ro luôn được cập nhật.
Trong năm, nếu có thay đổi lớn thì nên rà soát lại đánh giá rủi ro ngay lúc lập kế hoạch thay đổi – việc này giúp đảm bảo không phát sinh những mối nguy hiểm mới sẽ áp dụng các biện pháp kiểm soát rủi ro hiệu quả.