5 điều bạn cần biết về phong tục gói bánh tét ngày Tết
Phong tục gói bánh tét ngày Tết là không thể thiếu đối với mỗi
gia đình Nam Bộ vào mỗi dịp Tết Nguyên đán. Cứ mỗi đêm 29, 30 Âm lịch, có phải
bạn đều cùng gia đình quây quần bên nổi bánh tét xanh không? Thế nhưng bạn đã
hiểu được tường tận về những nét đặc trưng cũng như ý nghĩa của phong tục gói
bánh tét ngày Tết chưa? Hãy cùng chúng tôi xem ngay bài viết 4 điều bạn cần biết về phong tục gói bánh
tét ngày Tết dưới đây nhé.
Mục lục bài viết
1. Sự tích đòn bánh tét ngày Tết Nam Bộ
Đòn bánh tét được tạo ra từ sự hình tượng hóa của yếu tố Linga của thần Siva cùng với tín ngưỡng nông nghiệp vốn có
Đòn bánh tét có nguồn gốc từ người Chăm Pa trong lịch sử ở
vùng đất Nam Bộ từ thế kỉ thứ II sau Công nguyên. Nền văn hóa ẩm thực của người
Chăm khi đó rất phong phú. Dần dần, đòn bánh tét trở thành sản phẩm của quá
trình giao lưu, tiếp biến văn hóa Việt Chăm. Đây cùng được xem là sự kế thừa những
giá trị của lớp tiền nhân đi trước để lại.
Đòn bánh tét được tạo ra từ sự hình tượng hóa của yếu tố
Linga của thần Siva cùng với tín ngưỡng nông nghiệp vốn có. Và cũng dần dà,
bánh tét đã trở thành một phong tục của nhân dân ta từ lúc nào cũng không rõ.
Đây chỉ là một trong những sự tích về đòn bánh tét của người
Nam Bộ thôi, vẫn còn những sự tích về phong tục này nữa.
2. Ý nghĩa của phong tục gói bánh tét ngày Tết
Đòn bánh tét mang ý nghĩa nhân sinh cao cả
Ý nghĩa của đòn bánh tét cũng khiến chúng ta thật tự hào khi nghĩ về. Đòn bánh tét mang ý nghĩa nhân sinh cao cả: Ví như bánh tét được bọc nhiều lá như người mẹ bọc đứa con của mình vào lòng. Bên cạnh đó, bánh tét nhân xạnh nhụy vàng gợi đến màu xanh của đồng quê, đến niềm mơ ước “An cư lạc nghiệp”, đến một mùa xuân bình an cho tất cả mọi người. Và suy cho cùng thì những ý nghĩa đó chính là đề cao sức lao động của con người, của con người với thiên nhiên, sự hòa hợp của đất trời, hướng về nguồn gốc của tổ tiên.
Khung cảnh cả gia đình thức chờ quanh nồi nấu bánh tét cũng đã nói lên phần nào ý nghĩa của phong tục gói bánh tét ngày Tết rồi.
>>> Có thể bạn quan tâm: Khám phá 4 nét đặc trưng trong phong tục ngày tết ở miền Bắc
3. Cách gói bánh tét ngày Tết chuẩn hương vị Tết cổ truyền
Để gói bánh tét bạn cần chuẩn bị gạo nếp, thịt ba chỉ không da, đậu xanh, hành tím, tỏi, nước mắm, bột nêm, đường, muối, hạt tiêu, lá dong hoặc lá chuối, dây lạc
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu
Bạn cần chuẩn bị gạo nếp, thịt ba chỉ không da, đậu xanh, hành
tím, tỏi, nước mắm, bột nêm, đường, muối, hạt tiêu, lá dong hoặc lá chuối, dây
lạc. (Bạn chuẩn bị với số lượng vừa đủ và với tỉ lệ phù hợp nhé)
- Gạo nếp vo sạch, ngâm nước để qua đêm, sau đó đổ
ra khay đựng và để ráo. Sau khi gạo nếp đã ráo nước rồi thì cho muối vào và trộn
đều. - Đậu sạch vò sạch, ngâm qua đêm rồi xả lại bằng
nước lạnh, hấp chín và tán nhuyễn, xào nhanh qua với hành tím và một chút muối. - Thịt ba chỉ không da rửa sạch, cắt miếng mỏng và
dài. - Hạt tiêu, củ hành, tỏi giã nhuyễn rồi trộn chung
vào thịt ba chỉ ướp cùng các gia vị phía trên trong khoảng 2 tiếng.
Bước 2: Gói bánh tét
- Lá dong hoặc lá chuối làm sạch, để ráo rồi trải
ra mâm. Bạn cho gạo nếp vào, dàn đều và lần lượt cho đậu xanh, thịt ba chỉ vào
giữa. - Gấp 2 mí lá ngoài lại với nhau, cuộn tròn và
dùng dây lạc buộc lại ở giữa. - Bẻ một đầu lá dằn xuống, cắt bớt phần lá dư.
- Gấp đầu lá thành hình vuông, đặt hai miếng lá bịt
đầu chéo nhau. - Dùng dây lạc buộc lại cho chặt và tương tự như
thế với đầu còn lại. Sau đó, bạn dùng dây lạc buộc đòn bánh tét ở những khoảng
cách vừa đủ.
Bước 3: Nấu bánh tét
- Bạn chuẩn bị sẵn một nồi nước sôi, lót lá dong
hoặc lá chuối quanh nồi để tạo màu xanh cho bánh rồi cho bánh tét đã nấu vào. - Bạn canh lửa đều và thay nước trong quá trình nấu
bánh. Tốt nhất nên thay nước lần đầu sau 1 tiếng nấu bánh thôi nhé. Và nấu cho
đến lúc bánh đã chín. - Khi bánh đã chín, bạn vớt bánh ra và nhớ rửa sạch
bãnh bằng nước mát, sau đó để bánh ở nơi thoáng mát hoặc treo bánh lên.
4. Những lưu ý về phong tục gói bánh tét ngày Tết
Trong quá trình gói bánh, bạn nên cột bánh bằng dây lạc với lực vừa đủ
- Nhân bánh tét theo thời gian được sáng tạo thành
nhiều loại như chuối, dừa, trứng muối. Nhưng truyền thống nhất vẫn là bánh tét
nhân đậu xanh và thịt mỡ. - Trong quá trình gói bánh, bạn nên cột bánh bằng
dây lạc với lực vừa đủ. Nếu cột lỏng thì bánh sẽ bị đổ ra, nếu cột quá chặt thì
bánh sẽ bị sống.
Trên đây là 4 điều bạn cần biết về phong tục gói bánh tét ngày Tết của người Nam Bộ. Tết Nguyên đán gần đến rồi, bạn đã chuẩn bị về quây quần cùng gia đình bên nồi bánh tét yêu thương chưa nhỉ? Chúc bạn có một kì nghỉ Tết thật hạnh phúc bên gia đình nhé.
>>> Xem thêm: 5 điều có thể bạn chưa biết về phong tục lì xì ngày Tết