#5 Hoa ban thờ ngày Tết – cắm hoa gì mang lại tài lộc
Mục lục bài viết
Hoa trên ban thờ ngày Tết – Cắm hoa gì để mang lại tài lộc, may mắn cho năm mới
Hoa ban thờ ngày Tết là một chi tiết rất quan trọng và được chuẩn bị từ trước. Tuy nhiên, nhiều người phân vân không biết nên bày loài hoa nào trên ban thờ ngày Tết để chuẩn phong thuỷ, mang lại tài lộc, may mắn cho năm mới. Bài viết dưới đây Minh Đường gửi đến bạn danh sách các loài hoa cắm trên bàn thờ dịp Tết và ý nghĩa phong thuỷ của chúng.
1. Những loài hoa nên cắm trên bàn thờ ngày Tết
1.1. Hoa đào, hoa mai
Cứ độ Tết về là hoa đào, hoa mai lại nở rộ. Hai loài hoa này không chỉ gắn liền với dịp Tết nguyên đán mà còn in đậm vào kí ức mỗi người con đất Việt. Bởi vậy mà người ta thường nói: thấy mai, thấy đào mới là thấy Tết.
HOA ĐÀO
Hoa đào – loài hoa mang nhiều sắc độ, phải kể đến như đào đá, đào phai, bích đào, bạch đào,… Đào thường nở vào đầu xuân, lúc mà thời tiết có phần ấm áp hơn, cũng là lúc đào nở rộ nhất, khoe sắc hồng thắm trong ngày Tết cổ truyền. Vì khí hậu và vị trí địa lý nên miền Bắc chuộng chơi đào hơn miền Trung và miền Nam.
Hoa Đào là biểu tượng của Tết miền Bắc
Hoa đào không chỉ tô sắc thắm cho ngày Tết mà khi đặt hoa ban thờ ngày Tết còn mang ý nghĩa vô cùng đặc biệt. Nhờ sắc hồng mà loài hoa này có khả năng xua đuổi bách quỷ, mang lại an yên thái bình cho bách dân.
Cùng với đó, từ những cánh hoa xếp lớp, mỗi cành đều rất nhiều hoa nên hoa đào còn là biểu tượng cho sự sinh sôi nảy nở, thịnh vượng, cát tường. Hoa đào thường được dùng phổ biến để trang trí bàn thờ ngày Tết miền Bắc
HOA MAI
Hoa mai vẫn luôn nổi bật, tỏa sáng trong nắng với ánh vàng rực rỡ. Với người miền Nam, hoa mai được chuộng hơn cả. Khí hậu nước ta phân tách rõ rệt giữa miền Nam và miền Bắc, miền Nam quanh năm nóng, ẩm – điều kiện thích hợp cho hoa mai sinh trưởng và phát triển. Vì thế mà hoa mai như một mĩ hoa, biểu tượng của Tết miền Nam.
Người ta không chỉ chưng hoa mai ở phòng khách như loại cây kiểng mà khi đặt hoa thắp hương ngày Tết cũng vô cùng ý nghĩa. Hoa mai được biết đến là một trong bộ tứ: tùng – cúc – trúc – mai. Là loài hoa đặc trưng cho mùa xuân, mai hiện lên với dáng vẻ yêu kiều, hoà cùng nắng ban mai, là biểu tượng của phú quý, tiền tài.
Hoa mai là biểu tượng của Tết miền Nam
Bên cạnh đó, vì hình dáng của mai tuy mảnh nhưng lại vô cùng rắn chắc nên mai còn là biểu tượng của người chính nhân quân tử.
Hoa mai hay hoa đào, tuỳ vào mỗi vùng miền sẽ có cách chơi khác nhau nhưng khi đặt hoa thờ Tết đều mang ý nghĩa thiêng liêng, cao cả. Hoa mai thường được dùng để trang trí bàn thờ ngày Tết miền Nam
1.2. Hoa đồng tiền
Hoa đồng tiền – loài hoa vô cùng quen thuộc, chỉ cần nhắc đến tên đã gợi lên dáng vẻ, hoa đồng tiền vì thế mà được mọi người ưa chuộng, là hoa bày ban thờ ngày Tết.
Đúng như tên gọi, hoa đồng tiền là loài hoa đem lại tiền tài, may mắn đến cho gia chủ. Khi đặt hoa để ban thờ ngày Tết như một lời mong cầu cả năm luôn sung túc đủ đầy.
Không chỉ đẹp ở tên gọi, hoa đồng tiền còn đa dạng với vô vàn sắc màu: đỏ, tím, cam, hồng phớt, trắng,… gia chủ có thể lựa chọn màu theo sở thích hoặc màu hợp với bản mệnh. Hoa thắp hương ngày Tết nên chọn những màu sắc rực rỡ như cam, đỏ, hồng để mang lại cảm giác ấm cúng, thịnh vượng.
Lưu ý dành cho gia chủ khi chọn hoa đồng tiền làm hoa thắp hương ngày Tết: tránh bày quá nhiều màu sắc, đặc biệt là khi kết hợp cùng với các loài hoa khác để tránh bị rối mặt, nên chọn những màu sắc chủ đạo và bám sát để tạo nên tổng thể hoà hợp nhất.
1.3. Hoa cúc
Ở Việt Nam, cúc được xếp vào hàng tứ quý: Tùng – Cúc – Trúc – Mai. Người xưa yêu cúc bởi đây là loài “Diệp bất ly chi, hoa vô lạc địa”. Cúc là loài cây ngay cả khi héo tàn thì lá cũng không rụng, cánh không lìa, như người quân tử suốt đời không lìa xa lý tưởng của mình.
Hình dáng của hoa cúc đặc trưng với những cánh hoa mỏng, dẹt, xếp lớp chồng lên nhau, chính vì thế mà hoa cúc còn là biểu tượng của sự trường thọ, tăng phúc phần, có khả năng trợ giúp ổn định khí trường từ trường.
Hoa cúc là biểu tượng của sự trường thọ rất thích hợp để làm hoa bàn thờ ngày Tết
Hoa cúc khá dễ trồng nên hầu hết trên mọi miền Tổ quốc nên đây là hoa quen thuộc, mọi người đều chưng hoa để ban thờ ngày Tết. Đặc biệt ở miền Trung, vào dịp Tết nguyên đán, trước cửa nhà đều trưng chậu hoa cúc.
1.4. Hoa sen
Hoa sen – Hoa Của Sự Tinh Khôi, Thuần Khiết. Nét đẹp văn hoá phi vật thể của Việt Nam vô cùng phong phú, trong đó phải kể đến hoa sen.
Càng hiểu sâu hơn về loài hoa này, ta càng thấu hiểu vẻ đẹp, giá trị vô hình mà đoá sen mang lại. Là ý nghĩa nhân sinh cao quý, là vẻ đẹp thanh bạch, kiên cường trong phong thuỷ.
Hoa sen đen lại sự thanh tịnh trong tâm hồn
Hoa sen hiện lên với vẻ thanh cao, thuần khiết, thoát tục, gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn, như tư tưởng, lối sống mà con người hướng tới: vượt qua mọi khó khăn, giông bão của cuộc đời để rồi sống an nhiên, toả sáng như đoá sen hồng.
Hoa sen gắn liền với hình ảnh Nhà Phật, tương truyền rằng: Ngài đi bảy bước có bảy đóa sen đỡ chân Ngài, vì thế hoa sen thường được thấy trên những vật phẩm thờ Phật.
Tuy nhiên, dùng hoa sen làm hoa bày bàn thờ ngày Tết không phổ biến tại miền Bắc mà chỉ phổ biến tại miền Nam.
1.5. Hoa dơn
Hoa dơn hay còn gọi là hoa lay ơn là loại hoa có thân dài thẳng đứng, hoa nở xuôi dọc theo thân cây. Hoa dơn có nhiều màu sắc như màu da cam, đỏ, xanh phấn, màu hồng, màu vàng. Hoa dơn mang ý nghĩa tình cảm gắn bó keo sơn, sự chung thuỷ.
Hoa dơn là một trong những loài hoa ban thờ ngày tết phổ biến tại Việt Nam
Người Việt Nam thường thích cắm hoa lay ơn ngày Tết bởi loài hoa này rất lâu tàn, chơi được hết Tết mà không cần phải chăm sóc quá kỹ. Bên cạnh đó, loài hoa này cũng có rất nhiều ý nghĩa tâm linh, phong thủy tốt đẹp phù hợp với văn hóa của người Việt.
1.6. Hoa hồng đỏ
Hoa hồng đỏ được biết đến là loài hoa biểu trưng cho tình yêu đôi lứa. Bên cạnh ý nghĩa này, sắc đỏ của hoa hồng còn mang đến may mắn, tài lộc, giúp gia chủ làm ăn phát đạt vì thế được mọi người ưa chuộng bay trên bàn thờ ngày Tết.
Hoa hồng rất hợp với không khí Tết
Hoa hồng có hương thơm nhẹ dịu, không bị nồng nên khi bày trên ban không chỉ đem đến sắc màu rực rỡ mà còn toát lên mùi thơm dễ chịu.
1.7. Hoa hải đường
Tương tự như hoa mai, hoa đào, hoa hải đường là loài hoa được mọi người ưa chuộng và là nét đặc trưng của ngày Tết cổ truyền dân tộc. Hoa hải đường thuộc chi Trà, màu hoa hồng đậm, nhuỵ hoa vàng, cánh dày, tròn và xếp lớp rõ ràng.
Không chỉ được chưng trong chậu lớn, hoa hải đường còn là hoa bày ban thờ ngày Tết bởi ý nghĩa vô cùng đặc biệt trong phong thuỷ. Sắc hồng của hoa mang đến sự ấm cúng, tươi vui, tô điểm thêm cho ngày Tết.
Hoa hải đường cũng là một loài hoa ban thờ ngày Tết quen thuộc với nhiều người
Hoa hải đường chính là ngụ ý của “phú quý mãn đường”: vinh hoa, phú quý đến đầy nhà, cầu chúc cho mọi người trong gia đình làm ăn phát đạt, vạn sự như ý.
2. Những loài hoa không nên cắm vào dịp Tết
Mỗi loài hoa đều đẹp và mang ý nghĩa theo cách khác nhau. Tuy nhiên, có những loài hoa chỉ hợp để trang trí nhà cửa ngày Tết nhưng không được đặt trên ban. Minh Đường gửi đến bạn danh sách loài hoa không nên bày trên bàn thờ để tránh mạo phạm, mất lộc.
2.1. Hoa phong lan
Hoa lan, phong lan, địa lan,.. hay các dòng họ lan có nhiều màu sắc, mang vẻ đẹp mĩ miều, loại hoa này vô cùng bền, khi nở hoa có thể giữ được hơn tháng nhưng không nên đặt trên bàn thờ gia tiên hay ban thờ Phật.
Chữ “phong” khiến cho hoa phong lan thành một loài hoa không được dùng làm hoa bàn thờ ngày Tết
Chữ “phong” gần nghĩa với phong tình, phong trần, mang ý nghĩa không trang ngiêm nên không đặt hoa ban thờ ngày Tết.
2.2. Hoa Ly
Hoa ly khi nở vô cùng đẹp, búp hoa nở to, mang vẻ kiêu sa, kiều diễm nhưng loài hoa này không nên đặt trên ban. Chữ “ly” gắn liền với ly biệt, ly tán, chia ly, trái ngược với tinh thần sum vầy ngày Tết nên không được đặt trên ban thờ.
Bên cạnh đó, hoa ly khi nở có mùi thơm nồng, khi đặt trên bàn, hoà cùng mùi nhang dễ gây đau đầu, buồn nôn, chóng mặt.
2.3. Hoa móng rồng
Hoa móng rồng hay còn được gọi là hoa lan cua. Hoa móng rồng có hương thơm vô cùng dễ chịu, người ta thường lấy hoa móng rồng để ép lấy tinh dầu hay ướp trà nhưng đây là loại hoa không nên thắp hương trên ban.
Đúng như tên gọi, ngoại hình của hoa giống như móng rồng – loài thú đứng đầu bộ tứ linh, mang sức mạnh, uy quyền và là biểu tượng của vua chú nên không nên bày trên ban thờ gia tiên hay ban thờ Phật.
2.4. Hoa nhài, hoa sứ
Hoa nhài và hoa sứ đều là những loại hoa có màu trắng trang nhã, tinh tế, hương thơm nhẹ dịu. Hai loài hoa này vô cùng hợp để trồng ở vườn hoặc trước cửa nhà, nhưng không phải loài hoa thờ Tết.
Hoa nhài đại diện cho tình yêu đôi lứa, không mang ý nghĩa may mắn hay tài lộc nên không được bày biện trên bàn thờ mỗi dịp tết đến xuân về.
Theo quan niệm ngày trước, hình dáng hoa sứ giống như bộ phận nhạy cảm của nữ giới nên không được bày trên ban.
Bên cạnh đó, hai loài hoa này có màu trắng tinh khiết nhưng lại mang ý nghĩa về cuộc sống vất vả, khổ đau, là điều là không ai mong muốn, vì thế mà không được bày trên bàn thờ gia tiên hay bàn thờ Phật.
2.5. Hoa cúc vạn thọ
Cũng là hoa cúc nhưng cúc vạn thọ lại có mùi nồng, hoắc, không phù hợp để trên bàn thờ ngày Tết.
Tuy cũng là một loài hoa cúc nhưng do mùi nồng hắc nên Cúc vạn thọ không thể là một loài hoa ban thờ ngày Tết
2.6. Hoa phù dung
Phải nói rằng, hoa phù dung mang vẻ đẹp kiêu sa, kiều diễm. Phù dung trong tiếng Hán đồng âm với “phú vinh” nghĩa là giàu có, vinh hiển. Trong các tác phẩm nghệ thuật, đặc biệt trên gốm sứ, thường thấy nghệ nhân vẽ hoa phù dung và hoa mẫu đơn với nhau thành “vinh hoa phú quý”, nhằm chỉ nghĩa cát tường.
Hoa phù dung tuy đẹp nhưng lại mang nhiều ý nghĩa xấu
Tuy nhiên, đẹp kiều diễm là vậy, ý nghĩa phong thuỷ mĩ miều là vậy nhưng hoa phù dung lại vô cùng mong manh, là loài hoa sớm nở tối tàn. Vòng đời hoa phù dung vô cùng ngắn, chỉ vỏn vẹn một ngày, vì thế mà còn được ví như cuộc đời những người con gái lận đận trong tình duyên, hồng nhan mà bạc phận.
Vì ý nghĩa sâu xa này mà chúng ta không nên chưng hoa làm hoa ban thờ ngày Tết
3. Những lưu ý khi cắm hoa ban thờ ngày Tết
Nếu như bạn đã chọn được loại hoa phù hợp để trang trí bàn thờ ngày Tết thì nên lưu ý những điều sau đây để tránh những sai phạm với bề trên và để mang lại tài lộc, may mắn cho gia đạo.
3.1 Cách chọn hoa ban thờ ngày Tết
Hoa để ban thờ ngày Tết thường được bày khá sớm và để xuyên những ngày đầu năm mới nên khi chọn hoa, bạn không nên chọn hoa đã nở rộ,hoa phải thật tươi, cánh đều, không bị dập, héo úa, tránh tình trạng chưa đến Tết thì hoa đã tàn hoặc tàn vào ngày đầu năm dễ gây ra điềm không may.
Khi chọn hoa bàn thờ ngày Tết, nên chọn những nơi bán hoa uy tín, tránh hoa ướp đá, chỉ có nụ chứ không thể nở, điều này vừa gây mất thẩm mỹ vừa ảnh hưởng đến bề trên.
3.2 Không năm cắm quá nhiều loại hoa ban thờ ngày Tết
Trước khi mua hoa, bạn nên có kế hoạch sẽ mua những loại hoa nào, cách cắm ra sao để có danh sách hoa phù hợp.
Không nên cắm quá nhiều loại hoa trên ban, mỗi hoa đều mang vẻ đẹp riêng nhưng sự kế hợp không khéo giữa hình khối và màu sắc dễ gây nên cảm giác lộn xộn, không đồng nhất vì thế mà mất mỹ quan cho không gian thờ.
3.3 Hoa cắm trong tiểu lộc bình hoặc lọ hoa thờ ngày Tết
Hoa cắm trong lọ hoa hoặc tiểu lộc bình nên vừa phải không quá nhiều, cắm thẳng không xòe ra hai bên để không che khuất các bậc bề trên.
Có thể chọn hai đến ba loại hoa để phong phú và có nhiều màu sắc hơn, tuy nhiên không cắm quá nhiều màu sẽ dễ bị rối mắt, mất thẩm mỹ.
Trên bàn thờ chỉ đặt tối đa 2 bình hoa, nếu đặt quá nhiều sẽ rất chiếm diện tích, không đủ chỗ để bày biện những lễ vật dâng cúng khác.
3.4 Cách chăm sóc hoa bàn thờ ngày Tết
Thường khi trang trí hoa bàn thờ ngày Tết được làm khá sớm và thời gian chưng hoa lâu nên khi cắm cần có cách để chăm sóc hoa sao cho chơi được lâu nhất.
Nên cắt vát cành hoa để có được bề mặt tiếp xúc với nước nhiều hơn, lượng nước trong bình ở mức vừa phải, tránh ít quá không đủ nước cho hoa, tránh nhiều quá hoa dễ bị úng.
Ngoài ra, bạn có thể cho thêm gói dưỡng hoa để chơi hoa được lâu hơn.
3.5 Cách đặt lọ hoa ban thờ ngày Tết sao cho cân đối
Theo quan niệm ngày xưa “đông bình tây quả” tức là chỉ có một lọ hoa nhưng với thời cuộc hiện tại, vật chất, điều kiện dư dả hơn, nhiều gia đình bày đôi tiểu lộc bình, lọ hoa hai bên ban.
Tuy nhiên, khi bắt đầu cắm hoa, cần phải tính toán thật hợp lý để những tầng hoa không bị đan xen, rối mắt, và không che di ảnh, bộ ngũ sự, tam sự,…
Khi đặt lọ hoa, cần đặt cân đối hai bên ban để thuận tiện cho việc thờ cúng, tránh những lúc thắp hương hay sắp lễ dễ va phải.
Hi vọng với những gợi ý trên của Nội Thất Minh Đường, bạn sẽ dễ dàng tìm được loại hoa và cách chưng hoa thắp hương ngày Tết sao cho phù hợp, chuẩn phong thuỷ, mang lại tài lộc, may mắn cho năm mới.
4. Minh Đường – Đơn Vị Thiết Kế Thi Công Không Gian Thờ Tại Miền Bắc.
Nội thất Minh Đường chuyên nhận thiết và thi công trọn gói nội thất phòng thờ cho các công trình chùa, nhà thờ gỗ, không gian biệt phủ, biệt thự, chung cư, nhà phố,…
Với quá trình học tập, kinh nghiệm trải qua nhiều năm trong nghề, Minh Đường luôn có đội ngũ thợ tay nghề cao, kiến trúc sư chuyên nghiệp, khách hàng đi đến chúng tôi chắc chắn sẽ nhận được những bản thiết kế, mẫu mã mang đậm yếu tố nghệ thuật đạt chuẩn mực về thuần phong mỹ tục Việt Nam.
Chúng tôi tin rằng nội thất Minh Đường sẽ đem lại chất lượng sản phẩm và dịch vụ tốt nhất đem đến cho các bạn những thiết kế phòng thờ uy nghiêm và sang trọng.
Liên hệ với Nội Thất Minh Đường ngay hôm nay để được tư vấn, đặt hàng.
Showroom 1: Số 266D Trần Nguyên Hãn, Lê Chân, Hải Phòng
Showroom 2: Số 396 Lạch Tray, Ngôi Quyền, Hải Phòng
Showroom 3: Số 18 ĐT351, Thị trấn An Dương, Hải Phòng
Hotline: 0913.339.889
Liên kết với chúng tôi:
Facebook: Không gian thờ Minh Đường
Twiter: Đang cập nhật
Instagram: Đang cập nhật
Pinterest: Đang cập nhật
Linkin: Đang cập nhật
Nội thất Minh Đường – Hưng gia vượng tộc
Chia sẻ bài viết: