5 Nội Dung Cơ Bản Của Phong Trào Toàn Dân Đoàn Kết Xây Dựng Đời Sống Văn Hóa
Đoàn kết tham gia phát triển kinh tế, tích cực giúp nhau giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống, khuyến khích làm giàu chính đáng là một trong 5 nội dung cơ bản của phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa.
Đoàn kết tham gia phát triển kinh tế, tích cực giúp nhau giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống, khuyến khích làm giàu chính đáng là một trong 5 nội dung cơ bản của phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa.
Đoàn kết tham gia phát triển kinh tế, tích cực giúp nhau giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống, khuyến khích làm giàu chính đáng là một trong 5 nội dung cơ bản của phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa.
Đoàn kết tham gia phát triển kinh tế, tích cực giúp nhau giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống, khuyến khích làm giàu chính đáng là một trong 5 nội dung cơ bản của phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa.
Đoàn kết tham gia phát triển kinh tế, tích cực giúp nhau giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống, khuyến khích làm giàu chính đáng là một trong 5 nội dung cơ bản của phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa.
Đoàn kết tham gia phát triển kinh tế, tích cực giúp nhau giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống, khuyến khích làm giàu chính đáng là một trong 5 nội dung cơ bản của phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa.
Những phong trào xây dựng đời sống văn hóa luôn là những phong trào quan trọng và luôn được đặt lên hàng đầu. Do đó, để thực hiện tốt phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa trước hết phải nắm được những nội dung cơ bản của phong trào này.
Thứ nhất: Đoàn kết tham gia phát triển kinh tế, tích cực giúp nhau giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống, khuyến khích làm giàu chính đáng.
– Vận động nhân dân các dân tộc trong tỉnh giúp nhau phát triển kinh tế, thoát nghèo bền vững, vươn lên làm giàu hợp pháp, thực hiện quy hoạch và chỉnh trang khu dân cư, hiến đất, góp công xây dựng cơ sở vật chất và kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn.
– Ở đô thị: Vận động nhân dân thực hiện nghiêm các quy định về quy hoạch đô thị, phát triển, đa dạng hóa ngành nghề dịch vụ và sản xuất kinh odanh, bảo tồn và phát triển ngành nghề truyền thống.
– Ở nông thôn: Vận động nông dân tham gia các tổ hợp tác xã, hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới, hỗ trợ tổ chức liên kết giữa các hợp tác xã và hộ nông dân với doanh nghiệp để phát triển các chuỗi liên kết có sức cạnh tranh và hiệu quả.
Thứ hai: Đoàn kết tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, xây dựng cảnh quan môi trường sáng, xanh, sạch, đẹp.
– Vận động nhân dân các dân tộc trong tỉnh tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường, xử lý chất thải sản xuất và sinh hoạt đảm bảo vệ sinh môi trường, trồng cây xanh, xây dựng các mô hình công nhà sân vườn, đường làng, ngõ xóm, khu phố sáng – xanh – sạch – đẹp.
– Vận động nhân dân giữ gìn, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học, phát huy hiệu quả các hoạt động tự quản của cộng đồng trong việc giám sát công tác quản lý đất đai, khai thác tài nguyên thiên nhiên của các cơ quan, tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp ở địa phương; sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường, sử dụng đồ dùng tiết kiệm năng lượng.
Thứ ba: Đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, chăm lo sự nghiệp giáo dục, phát triển nguồn nhân lực, chăm sóc sức khỏe nhân dân; xây dựng gia đình văn hóa; phát huy truyền thống đền ơn, đáp nghĩa, tương thân, tương ái, xây dựng người dân giàu lòng nhân ái, văn minh.
– Vận dụng nhân dân các dân tộc trong nước thực hiện tốt các quy định về nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội, mỗi hộ gia đình có trách nhiệm trong việc xây dựng gia đình hạnh phúc, góp phần xây dựng khu dân cư lành mạnh, an toàn.
– Tiếp tục phối hợp thực hiện duy trì chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 05 tuổi, phổ cập giáo dục Tiểu học và Trung học cơ sở, giúp đỡ động viên học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn vươn lên trong học tập.
– Thường xuyên tổ chức các hoạt động giáo dục truyền thống đạo lý uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa, chăm sóc các gia đình chính sách, người có công, phụng dưỡng Mẹ Việt Nam anh hùng.
– Phát huy hiệu qủa phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, gắn các hoạt động văn hóa với “Học tập và làm theo tư tưởng, đjao đức, phong cách Hồ Chí Minh” xây dựng nếp sống người dân chấp hành pháp luật, sống tình nghĩa, nhân ái, vì mọi người, nói lời hay, làm việc tốt, phong cách đẹp.
Thứ tư: Đoàn kết chấp hành pháp luật, bảo đảm trật tự an toàn xã hội.
– Vận động nhân dân các dân tộc trong tỉnh thực hiện tốt hương ước, quy ước của thôn, bản, tổ phố, sống và làm việc theo pháp luật, tích cực phòng, chống tội phạm, các tệ nạn xã hội, giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội, không vi phạm quy định của pháp luật về an toàn giao thông.
– Vận động nhân dân cam kết không sử dụng chất câm, thuốc kháng sinh quá quy định trong chăn nuôi, không sử dụng phân bón, hóa chất bảo vệ thực phẩm sai quy định, cam kết không kinh doanh, chế biến thực phẩm không an toàn.
Thứ năm: Đoàn kết phát huy dân chủ, tích cực tham gia giám sát và phản biện xã hội, góp phần xây dựng hệ thống chính trị cơ sở trong sạch vững mạnh.
– Tích cực nghiên cứu và nâng cao chất lượng phản biện của Mặt trận tổ quốc. Phát huy vai trò làm chủ của nhân dân các dân tộc, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở. Hoạt động của Ban Thanh ttra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư cộng đồng đạt hiệu quả cao. Tích cưhc tham gia góp ý với cán bộ Đảng viên, với chi bộ, chi đoàn, chi hội các đoàn thể trong khu dân cư.
– Tích cực đấu tranh với những hành vi tham nhũng, lãng phí của cán bộ, đảng viên, đấu tranh với các phần tử lợi dụng dân chủ, có hành vi gây rối trật tự xã hội, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
– Kết quả của phong trào sẽ được đánh giá thông qua:
+ Chất lượng và số lượng gia đình được công nhận gia đình văn hóa, với các tiêu chí phù hợp với yêu cầu về xây dựng nông thôn mới và đô thọ văn minh.
+ Số lượng và tác dụng của các công trình, phần việc mà Mặt trận tổ quốc Việt Nam ở xã, phường, thị trấn, Ban công tác Mặt trận ở khu dân cư, các tổ chức thành viên đã thực hiện, góp phần thiết thực hoàn thành các tiêu chí xã nông thôn mới và phường, thị trấn văn minh.
+ Chất lượng và số lượng các khu dân cư được công nhận khu dân cư văn hóa với các tiêu chí phù hợp với yêu cầu xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh.
Trên đây là 5 nội dung cơ bản của phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa.