5 phần mềm hỗ trợ nổi bật dành cho nông nghiệp

Ứng dụng công nghệ trong nông nghiệp đang ngày thể hiện ưu thế vượt trội so với nông nghiệp truyền thống. 
Tại Việt Nam, sự xuất hiện của các phần mềm hỗ trợ nông nghiệp gần đây đã mang đến những giải pháp toàn diện cho tất cả các khâu, từ chế biến giống, quản lý sản xuất, xuất khẩu…, được nhận định sẽ là xu hướng của ngành nông nghiệp trong tương lai. 

5 phần mềm hỗ trợ nổi bật dành cho nông nghiệp

Ứng dụng công nghệ trong nông nghiệp đang ngày thể hiện ưu thế vượt trội so với nông nghiệp truyền thống. 

Tại Việt Nam, sự xuất hiện của các phần mềm hỗ trợ nông nghiệp gần đây đã mang đến những giải pháp toàn diện cho tất cả các khâu, từ chế biến giống, quản lý sản xuất, xuất khẩu…, được nhận định sẽ là xu hướng của ngành nông nghiệp trong tương lai. 

iQShrimp – phần mềm dựa trên nền tảng đám mây đầu tiên trong ngành nuôi trồng thủy sản

iQShrimp là giải pháp phần mềm thế hệ thứ nhất được xây dựng trên nền tảng giải pháp kỹ thuật số iQuatic của Cargill. Phần mềm này sử dụng công nghệ máy học, thiết bị di động và bộ cảm biến để cung cấp thông tin chi tiết, thời gian thực về hoạt động của trại nuôi tôm.


Giao diện giám sát trại nuôi tôm qua phần mềm.

Giao diện giám sát trại nuôi tôm qua phần mềm.

Cụ thể, iQShrimp thu thập dữ liệu từ các ao nuôi, bao gồm kích cỡ con tôm, chất lượng nước, hình thái cho ăn, các điều kiện về sức khỏe và thời tiết… Hệ thống này sau đó sẽ tổng hợp các thông tin vào một ”bảng điều khiển vận hành trực tiếp”. Sau khi phân tích dữ liệu, iQShrimp còn có thể đưa ra khuyến nghị về chiến lược quản lý cho ăn, ngày thu hoạch giúp tối ưu hóa hiệu quả nuôi trồng.

Hiện tại, phần mềm này đã được triển khai tại các quốc gia như Mexico, Trung Mỹ, Ecuador, New Caledonia, Đông Nam Á, Ấn Độ, Việt Nam và sẽ mở rộng sang các khu vực khác. 

Smart Agri – Giải pháp quản lý nông trại thông minh

Thông qua smartphone hay máy tính bảng đã cài đặt ứng dụng Smart Agri, nhà nông giờ đây có thể ngồi nhà mà vẫn theo dõi, kiểm soát được tình hình thời tiết, chất lượng rau quả, vụ mùa. Toàn bộ quy trình sản xuất từ khâu xuống giống, chăm sóc, tưới tiêu…cho tới lúc thu hoạch đều được giám sát và điều khiển một cách tự động.

Các nông trại sẽ được gắn một loạt cảm biến để đo lường chỉ số nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm…và có khả năng tự điều chỉnh hoặc được điều khiển từ xa qua điện thoại thông minh theo điều kiện môi trường chuẩn.

Các nông trại được gắn cảm biến để đo lường chỉ số và nhận điều khiển từ xa.

Các nông trại được gắn cảm biến để đo lường chỉ số và nhận điều khiển từ xa.

Ngoài ra, Smart Agri đem đến các tính năng ưu việt như: thu thập thông tin nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, độ pH, hỗ trợ phân tích chất lượng, năng suất giống, lập kế hoạch, tính toán chi phí doanh thu theo mùa vụ…

Smart Agri được phát triển bởi công ty Global CyberSoft (thuộc tập đoàn Hitachi Consulting) kết hợp với các chuyên gia khu Nông Nghiệp Công Nghệ Cao TP.HCM và Công Viên Phần Mềm Quang Trung, hiện đã được ứng dụng tại Việt Nam từ năm 2015.

MPigs – phần mềm quản lý lợn giống

MPigs là ứng dụng giúp các cơ sở chăn nuôi quản lý và theo dõi được số lượng, chất lượng đàn lợn phân theo từng giống, chuồng, ô nuôi, kết quả sản xuất, công tác thú y hàng ngày. Ứng dụng còn hỗ trợ lập kế hoạch sản xuất hay báo ngày khám thai, ngày phối…

Phần mềm xây dựng dựa trên nền tảng công nghệ tiên tiến với giao diện web, cơ sở dữ liệu quản lý và lưu trữ tập trung. Qua đó, các hộ nuôi có thể nâng cao năng suất, chất lượng lợn giống, đồng thời giảm chi phí nhân công hay không phải mất thời gian trong việc ghi chép sổ sách.

Giao diện phần mềm Mpigs.

Giao diện phần mềm Mpigs.

Ngoài Mpigs, Việt Nam hiện còn có các phần mềm hỗ trợ quản lý lợn giống khác như Vietpig (Viện Chăn nuôi), Herdsman (Canada), Pigchamp (Mỹ), Eassy care (Anh), Pigmania (Australia), Porcitec (Tây Ban Nha)… 

Farmext – giám sát và quản lý trại nuôi tôm, cá từ xa

Với Farmext, các chủ trang trại tôm, cá…có thể quản lý cùng một lúc nhiều mô hình trang trại với một tài khoản duy nhất bằng cách thức vận hành đơn giản, không cần nhiều thao tác.

Hệ thống thông qua ứng dụng kết hợp với thiết bị đặt tại mỗi ao nuôi sẽ gửi các chỉ tiêu môi trường nước về máy chủ (server). Các thông tin như nhiệt độ nước, tình trạng sức khỏe đàn cá, tôm hay chi phí đầu tư, nguyên vật liệu sản xuất…liên tục được cập nhật và ghi lại thành nhật ký, trực quan hóa thông qua bảng, biểu đồ và gửi đến người nuôi mọi lúc, mọi nơi qua tính năng quản lý truy cập từ xa.

Mọi hoạt động quản lý và giám sát sẽ được tự động hóa trên điện thoại.

Mọi hoạt động quản lý và giám sát sẽ được tự động hóa trên điện thoại.

Qua phân tích dữ liệu, ứng dụng sẽ chẩn đoán và tự động cảnh báo khi chỉ số vượt quá giới hạn hay cảnh báo dịch bệnh sớm theo khu vực từ một vài ao nuôi phát bệnh. Hệ thống còn tự động gợi ý và kết nối từ xa với chuyên gia kỹ thuật để tư vấn. Tính năng này của Farmext sẽ giúp giảm thiểu tối đa rủi ro trong công tác nuôi trồng thủy sản.

Ứng dụng còn hỗ trợ truy xuất nguồn gốc sản phẩm, tạo thuận lợi khi thủy sản được xuất khẩu với nguồn gốc nguyên liệu đầu vào rõ ràng.

Farmext hiện đã có thể tải trên CH Play, hoạt động tốt trên nền tảng webapp, iOS, Android. 

RCM – phần mềm hỗ trợ cải tiến dinh dưỡng cho cây lúa

RCM là phần mềm quản lý dinh dưỡng cho cây lúa được Viện nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI) và Bộ NNPTNT triển khai đầu tiên tại Việt Nam từ năm 2014.

Để sử dụng được phần mềm RCM, tại địa điểm sử dụng phải được kết nối Internet bằng máy vi tính, laptop, máy tính bảng hay smartphone. Nông dân, người canh tác truy cập vào trang Quản lý canh tác lúa tại địa chỉ: http://webapps.irri.org/vn/rcm và trả lời các câu hỏi được lập trình sẵn trong phần mềm. 

Khi truy cập CRM, nhà nông sẽ phải trả lời hệ thống các câu hỏi.

Khi truy cập CRM, nhà nông sẽ phải trả lời hệ thống các câu hỏi.

Dựa trên câu trả lời được lưu trữ, RCM sẽ tính toán và đưa ra hướng dẫn hay khuyến cáo trở lại trên máy tính hay điện thoại. Các khuyến cáo này dựa trên tiêu chuẩn quản lý dinh dưỡng cho lúa theo từng tiểu vùng và kỹ thuật ô khuyết của IRRI. Nhờ đó, nông dân có các biện pháp quản lý cho năng suất lúa cao, cân bằng hệ sinh thái, giảm thiểu tối đa sử dụng chất hóa học vào đồng ruộng và tăng hiệu quả kinh tế.

Nguồn:vnexpress.net
Tác giả: Phạm Vân