5 tiêu chí so sánh đái tháo đường type 1 và type 2 đầy đủ nhất – bacsitieuduong.vn

So sánh 5 điểm khác biệt cơ bản giữa đái tháo đường type 1 và type 2

So sánh đái tháo đường type 1 và type 2 có điểm giống nhau là lượng đường tăng cao trong máu, về lâu dài có thể dẫn tới các biến chứng đặc biệt nguy hiểm như suy thận, nhồi máu cơ tim, đột quỵ. Tuy nhiên, đây lại là 2 dạng bệnh hoàn toàn khác nhau từ độ tuổi, nguyên nhân, triệu chứng cho tới cách điều trị.

Điểm giống nhau của bệnh đái tháo đường type 1 và type 2

Mọi hoạt động của cơ thể đều cần năng lượng từ đường glucose. Loại đường này được đưa vào cơ thể thông qua quá trình tiêu hóa thực phẩm chứa chất bột, đường. Tế bào muốn sử dụng đường cần nhờ “người vận chuyển “ là hormon insulin. Khi quá trình sản xuất hoặc hoạt động của insulin gặp trục trặc, sẽ gây ra bệnh đái tháo đường. Dựa vào nguyên nhân gây bệnh, đái tháo đường được chia thành type 1 và type 2.

Cả đái tháo đường type 1 và type 2 đều vẫn chưa thể chữa khỏi hoàn toàn, nhưng có nhiều cách giúp bạn kiểm soát đường huyết, ngăn ngừa biến chứng hiệu quả.

So sánh 5 điểm khác biệt cơ bản giữa đái tháo đường type 1 và type 2

Ths.Bs Nguyễn Thị Thúy Hằng – Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn Hà Nội cho biết: Nhiều người bệnh thường nghĩ có suy nghĩ sai lầm rằng đái tháo đường type 2 thì nguy hiểm hơn so với type 1. Tuy nhiên, type ở đây để phân loại bệnh chứ không phải chỉ mức độ nặng của bệnh.

Dưới đây là 5 tiêu chí so sánh đái tháo đường type 1 và 2 giúp bạn đọc hiểu rõ đặc điểm từng loại:

Tiêu chí so sánh
Type 1
Type 2

Nguyên nhân

Nguyên nhân của bệnh đái tháo đường type 1 là do các tế bào miễn  dịch của cơ thể tự phá hủy tế bào beta – nơi sản xuất insulin của tuyến tụy, dẫn đến việc không thể sản xuất insulin. Sự thiếu hụt hoàn toàn insulin làm glucose không thể đi vào tế bào để sinh năng lượng mà tăng cao trong máu.

Kháng insulin là nguyên nhân chính gây bệnh đái tháo đường type 2 hiện nay, yếu tố này xuất phát từ quá trình xã hội hóa quá nhanh, lối sống công nghiệp, ít vận động, ăn dư thừa năng lượng và ô nhiễm môi trường.

Kháng insulin nghĩa là insulin làm việc không hiệu quả, tuyến tụy buộc phải hoạt động nhiều hơn để bù đắp, về lâu dài khiến tụy bị tổn thương, giảm cả về số lượng và chất lượng của insulin.

Triệu chứng

Do thiếu hụt insulin tuyệt đối nên các triệu chứng xuất hiện rầm rộ và đột ngột, bao gồm:

– Đi tiểu nhiều lần trong ngày

– Khát nước liên tục

– Đói và mệt mỏi

– Sụt cân không rõ nguyên nhân

– Mờ mắt

– Hơi thở có mùi trái cây lên men

Do triệu chứng rõ ràng nên người bệnh đái tháo đường type 1 thường được phát hiện từ khá sớm.

Đái tháo đường type 2 thường tiến triển âm thầm trong nhiều năm, trung bình 7 năm người bệnh mới được chẩn đoán. Do đó, triệu chứng của bệnh chỉ xuất hiện khi bệnh ở giai đoạn bùng phát.

Một số dấu hiệu sớm của bệnh đái tháo đường type 2 giai đoạn đầu bao gồm:

– Mệt mỏi bất thường

– Buồn bực, tê bì tay chân

– Da khô, ngứa

– Vết thương chậm lành

– Dễ bị nhiễm trùng

Thường được phát hiện muộn hơn, khi người bệnh có kèm theo một số biến chứng khác

Biến chứng

Diễn ra nhanh, thường cấp tính với tình trạng hôn mê do toan máu

– Biến chứng mãn tính

+ Biến chứng tim mạch: Nhồi máu cơ tim, đột quỵ…

+ Bệnh võng mạc

+ Suy thận

+ Biến chứng thần kinh

+ Loét, nhiễm trùng bàn chân

– Diễn ra chậm hơn, thường xuất hiện âm thầm sau 5 – 7 năm bắt đầu từ khi bị đường huyết cao.

– Biến chứng mãn tính: Tương tự như người bệnh đái tháo đường type 2

Cách điều trị

Cả bệnh đái tháo đường type 1 và 2 đều cho đến nay vẫn chưa thể chữa khỏi hoàn toàn.

Sử dụng thuốc phối hợp với luyện tập và chế độ ăn uống hợp lý giúp người bệnh kiểm soát đường huyết và có cuộc sống tốt hơn.

Insulin là liệu pháp bắt buộc đối với người bệnh đái tháo đường type 1

Tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà có thể không dùng thuốc, dùng thuốc hạ đường huyết hoặc phối hợp thêm insulin.

Insulin trong những trường hợp:

– Người bệnh không còn đáp ứng với thuốc đường uống, biểu hiện đường huyết tăng cao quá ngưỡng cho phép.

– Người bệnh phải nhập viện do chấn thương, nhiễm trùng, ốm sốt…

– Khi bị men gan cao, biến chứng suy thận…

Phòng ngừa

Đái tháo đường type 1 là một bệnh nguy hiểm, không có cách nào phòng tránh được.

Ngược lại với type 1, đái tháo đường có thể phòng tránh được bằng các cách sau:

– Tập luyện thể dục: Giúp bạn đốt cháy lượng mỡ dư thừa và giảm hiện tượng kháng insulin-nguyên nhân gây bệnh.

– Xây dựng chế độ đủ dinh dưỡng, có lợi cho sức khỏe: Tránh ăn các thức ăn chứa nhiều đường, chất béo; tăng cường ăn rau xanh.

Hy vọng qua bài viết của chúng tôi, sự so sánh đái tháo đường type 1 và type 2 đã giúp bạn hiểu rõ thêm về 2 căn bệnh này. Nếu còn có thêm bất kỳ băn khoăn nào cần giải đáp, hãy trao đổi với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất qua số điện thoại 0985 877 724 hoặc để lại bình luận dưới chân bài viết này.

Nguyễn Ngọc Quang

Nguồn:

https://www.medicalnewstoday.com/articles/7504.php

https://www.diffen.com/difference/Type_1_Diabetes_vs_Type_2_Diabetes

Differences Between Type 1 and Type 2