5 ứng dụng công nghệ sinh học phổ biến trong thực tiễn
Mục lục bài viết
Ứng dụng công nghệ sinh học rất đa dạng. Học tập và nghiên cứu ngành công nghệ sinh học là cơ hội để bạn đón đầu xu thế và nâng cao cơ hội cho bản thân.
Công nghệ sinh học đang được nhiều quốc gia trên thế giới xem một ngành “mũi nhọn” để phát triển. Đặc biệt là trong bối cảnh cuộc sống con người trở nên thiếu an toàn do dịch bệnh, thực phẩm chứa hóa chất, tình trạng kháng thuốc kháng sinh,… Vậy Công nghệ sinh học là ngành gì? Ứng dụng công nghệ sinh học trong thực tiễn hiện nay như thế nào? Hãy cùng Đại học Yersin Đà Lạt tìm hiểu kỹ hơn về ngành này trong bài viết dưới đây!
Công nghệ sinh học là gì?
Công nghệ sinh học là một chuyên ngành nghiên cứu, vận dụng và kết hợp thiết bị, quy trình kỹ thuật cùng các sinh vật sống để tạo ra một sản phẩm nhất định, sau đó sản xuất thành phần trên quy mô công nghệ.
Ngành Công nghệ sinh học tạo ra những sản phẩm sinh học mang lại lợi ích cao, không chỉ phục vụ tốt nhất cho lợi ích con người mà còn có nhiệm vụ phát triển nền kinh tế xã hội và góp phần bảo vệ môi trường sống trên trái đất.
>>> Xem thêm: Nhu cầu nhân lực ngành Công nghệ sinh học và mức lương trung bình
Công nghệ sinh học là gì?
5 ứng dụng công nghệ sinh học trong thực tiễn
Với nhiều thành tựu khoa học cùng công nghệ vượt bậc của nhân loại, công nghệ sinh học đã trở thành một ngành kinh tế – kỹ thuật công nghệ cao được nhiều quốc gia trên thế giới tập trung phát triển. Tại nước ta, công nghệ sinh học được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực đời sống như nông nghiệp, chế biến thực phẩm, năng lượng, y học và bảo vệ môi trường.
Trong nông nghiệp
Trong lĩnh vực nông nghiệp, công nghệ sinh học có nhiều đóng góp trong việc cải thiện và lai tạo giống cây trồng, góp phần giúp xây dựng ra nhiều kỹ thuật canh tác hiệu quả hơn. Lĩnh vực này gồm 4 ứng dụng chính:
- Ứng dụng kỹ thuật chọn dòng tế bào biến dị soma, nhân giống trong ống nghiệm, lai vô tính, sản xuất cây đơn bội.
- Ứng dụng trong các phương pháp canh tác mới như phương pháp màng dinh dưỡng và hệ thống thủy canh
- Ứng dụng công nghệ trong kỹ thuật chăn nuôi như cấy chuyển phôi, tạo ra chế phẩm phòng bệnh cho vật nuôi,…
Ứng dụng của công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp
Trong chế biến thực phẩm
Ngành công nghệ sinh học đã đưa công nghệ lên men vào lĩnh vực sản xuất chế biến lương thực, thực phẩm và trở thành một trong những lĩnh vực quan trọng nhất cho đến thời điểm hiện tại. Nhờ ứng dụng công nghệ sinh học, con người có thể chọn được những chủng vi sinh vật có khả năng lên men tốt, hỗ trợ đắc lực trong công nghệ sản xuất nước lên men, sữa, thực phẩm chức năng protein, chất làm tăng hương vị, chế biến rau củ quả,…
Ứng dụng của công nghệ sinh học trong ngành chế biến thực phẩm
Trong y học
Có rất nhiều công trình nghiên cứu của công nghệ sinh học đã được ứng dụng vào lĩnh vực y học, đặc biệt là trong sản xuất các loại vaccine, kháng sinh, kháng thể, protein có hoạt tính sinh học và chẩn đoán bệnh. Hiện nay, rất nhiều nghiên cứu được triển khai để tìm kiếm các chất kháng sinh mới nhằm ngăn ngừa hiện tượng vi sinh vật kháng lại tác dụng của kháng sinh hiện nay.
Ứng dụng của công nghệ sinh học trong ngành y học
Trong lĩnh vực năng lượng
Công nghệ sinh học được ứng dụng vào lĩnh vực năng lượng với nhiệm vụ nghiên cứu và sản xuất ra nguồn nguyên liệu cũ bằng các nguồn nguyên liệu có khả năng tái sinh. Cụ thể như sau:
- Sử dụng nguồn nguyên liệu tái sinh thay thế nguồn nguyên liệu cổ sinh.
- Thay thế các quá trình không sinh học truyền thống bằng nhiều hệ thống sinh học khác (tế bào, enzyme thực hiện phản ứng hay chất xúc tác).
- Tăng cường hiệu quả của quang hợp cho cây trồng, giúp lấy khí CO2 và giải phóng khí O2 để điều hòa không khí và cung cấp sự sống cho Trái Đất.
- Tăng năng suất cây trồng và cây rừng bằng các phương tiện chọn giống cây khác nhau.
Ứng dụng của công nghệ sinh học trong lĩnh vực năng lượng
Trong bảo vệ môi trường
Khi vấn đề ô nhiễm môi trường trở thành điểm nóng thì con người bắt đầu tìm cách giải quyết vấn đề này bằng nhiều biện pháp khác nhau. Trong đó, ứng dụng công nghệ sinh học vào bảo vệ môi trường ngày càng tỏ ra ưu việt hơn so với các biện pháp khác.
Ngành công nghệ sinh học có thể ứng dụng làm phân hủy các chất độc vô cơ và hữu cơ, đồng thời phục hồi các chu trình trao đổi chất trong tự nhiên, thu nhập các vật phẩm còn giá trị ở dạng nhiên liệu hoặc hợp chất hữu cơ,…
Không dừng lại ở đó, công nghệ sinh học còn được sử dụng trong xử lý chất thải, thu nhận các chất có ích trong quá trình lên men yếm khí, sử dụng những loại vi sinh có khả năng ăn dầu để hạn chế ảnh hưởng từ sự cố ô nhiễm dầu,…
Ứng dụng của công nghệ sinh học để bảo vệ môi trường
Có thể thấy, ứng dụng công nghệ sinh học trong đời sống hiện nay là vô cùng đa dạng. Vì vậy, học tập và nghiên cứu ngành Công nghệ sinh học chính là cơ hội để bạn đón đầu xu thế thời đại, nâng cao cơ hội cho bản thân, nhìn xa hơn là góp phần phát triển và củng cố tương của loài người.
>>> Tham khảo thêm: Top trường đào tạo ngành Công nghệ sinh học tốt nhất hiện nay
Để tự tin nắm bắt cơ hội nghề nghiệp thò kiến thức chuyên ngành, kỹ năng nghề nghiệp và kỹ năng mềm là những yêu cầu không thể bỏ qua với sinh viên ngành Công nghệ sinh học. Chẳng hạn tại Đại học Yersin Đà Lạt, sinh viên được đào tạo kiến thức chuyên sâu cùng thực kỹ năng thực hành thực tế để có thể làm việc trong nhiều lĩnh vực trên phương diện và tổ chức sản xuất, nghiên cứu,… tại địa phương và nhiều khu vực kinh tế trọng điểm lân cận.
Để nhận thêm tư vấn tuyển sinh về ngành Công nghệ sinh học, vui lòng liên hệ với Phòng Tuyển sinh và Truyền thông theo thông tin dưới đây:
Hotline: 0911 66 20 22 – 0981 30 91 90
Website: https://yersin.edu.vn
Email: [email protected]
Facebook: https://www.facebook.com/YersinUniversity
>>> Có thể bạn quan tâm: Ví dụ về công nghệ sinh học, Công nghệ sinh học là gì, Công nghệ sinh học, Sản phẩm từ công nghệ sinh học, Ứng dụng công nghệ sinh học trong y dược, Tác hại của công nghệ sinh học, Các lĩnh vực của công nghệ sinh học, Thành tựu của công nghệ sinh học